Còi Xương Thể Bụ ở Trẻ Nhỏ Và Những Lưu ý Mẹ Cần Biết - Yêu Trẻ
Có thể bạn quan tâm
1. Biểu hiện của bệnh còi xương thể bụ đối với trẻ
Thông thường, các bậc cha mẹ vẫn nghĩ bệnh còi xương chỉ xảy ra với các bé gầy yếu, chậm tăng cân và có thể trạng yếu. Tuy nhiên sự thật không hẳn là như vậy, khi cơ thể trẻ thiếu lượng Vitamin D thiết yếu và quá trình chuyển hóa canxi bị trì trệ, thì những bé có bề ngoài bụ bẫm vẫn có nguy cơ mắc bệnh còi xương. Bệnh này được gọi là còi xương thể bụ và có những biểu hiện tương tự như bệnh còi xương ở những trẻ gầy yếu.
Khi trẻ mắc bệnh còi xương thể bụ, bé sẽ có những biểu hiện như hay quấy khóc, mệt mỏi, rụng tóc hình vành khăn sau gáy và thường ra mồ hôi trộm. Khi cơ thể bé thiếu Vitamin D, quá trình chuyển hóa canxi cho xương sẽ bị rối loạn, gây ra các biểu hiện như trẻ hay đau xương, xương mềm ở tay hoặc chân, cũng có thể là chậu sống.
Còi xương thể bụ là bệnh có thể điều trị dễ dàng, nếu mẹ biết cách cân bằng dinh dưỡng hợp lý cho bé. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời, bé có thể phải chịu những biến chứng nguy hiểm như: biến dạng lồng ngực, xương chậu và cột sống, thay đổi dáng đi và thậm chí là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở các bé gái do biến dạng xương chậu. Ngoài ra, thiếu vitamin D lâu ngày còn làm bé suy giảm hệ miễn dịch, từ đó trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm phổi, rối loạn tiêu hóa...Đây đều là những hậu quả ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của trẻ mà mẹ nên chú ý, để giúp con lớn lên khỏe mạnh.
2. Vì sao trẻ bụ bẫm vẫn có thể mắc bệnh còi xương?
Nguyên nhân chính của bệnh còi xương đó là sự thiếu hụt Vitamin D trong cơ thể, từ đó quá trình chuyển hóa canxi cho xương bị trì trệ. Vì vậy những trẻ có cân nặng đủ hoặc dư thừa đều có thể bị bệnh còi xương, nếu thiếu hai loại dưỡng chất quan trọng trên. Hơn thế nữa, khi trẻ quá bụ bẫm, nhu cầu về vitamin và khoáng chất cũng vì thế mà tăng lên. Nếu mẹ không cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, bé sẽ có nguy cơ mắc bệnh còi xương thể bụ.
Những trẻ có cân nặng quá dư thừa sẽ làm tăng áp lực cho hệ thống xương non yếu của bé. Thêm vào đó, nếu ba mẹ kiêng cữ cho con quá kỹ, không cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhẹ, bé cũng sẽ có nguy cơ thiếu Vitamin D và canxi. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bộ khung xương ở trẻ nhỏ
Dinh dưỡng bữa ăn hàng ngày không cân đối cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng còi xương nói chung ở trẻ. Bé ăn quá nhiều đồ mặn hoặc chất đạm có thể đào thải Vitamin D qua nước tiểu. Trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ hoặc cai sữa quá sớm cũng gây nên tình trạng thiếu hụt Vitamin D và canxi, từ đó làm cơ thể trẻ mắc phải tình trạng còi xương thể bụ.
3. Biện pháp khắc phục tình trạng còi xương thể bụ cho bé
- Những thực phẩm giúp bé chống lại bệnh còi xương thể bụ
Khi trẻ mắc bệnh này, mẹ không nên nghiền các loại thuốc canxi hoặc Vitamin D rồi cho bé uống một cách tùy tiện. Sử dụng thuốc sai phương pháp có thể gây ra những tình trạng xấu hơn cho sức khỏe trẻ như biếng ăn , buồn nôn và dị ứng. Hàng ngày, mẹ nên cho bé tắm nắng nhẹ từ 15 đến 20 phút, bên cạnh đó là chế độ vui chơi, sinh hoạt hợp lý.
Đối với các loại rau củ quả, mẹ có thể chọn những loại thực phẩm giàu Vitamin D và canxi cho bé như đậu rồng, cải xoăn, giá, cải thìa...Đối với các loại trái cây mẹ nên lưu ý chọn các loại quả ít đường, ít nặng lượng nhưng giàu chất khoáng và vitamin như: Cam, quýt, ổi, táo, kiwi và đu đủ...Những thực phẩm này giúp bé có thể bổ sung năng lượng nhưng lại ít tăng cân, chống lại nguy cơ béo phì.
Bên cạnh đó, chế độ ăn của bé cũng không thể thiếu các loại thịt nạc và hải sản như tôm, cá, trai, hàu... Đây là những thực phẩm giàu đạm nhưng ít chất béo, đặc biệt lượng canxi trong thực phẩm như trai và hàu là rất lớn, hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu về canxi của trẻ còi xương thể bụ.
Sữa là nguồn thực phẩm quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của bé. Đối với bào thai và trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong sự hình thành và phát triển của trẻ nhỏ. Đối với bé mắc bệnh còi xương thể bụ, mẹ có thể bổ sung cho con các loại sữa tươi không đường hoặc sữa tách béo. Nguồn dinh dưỡng này hoàn toàn phù hợp với những trẻ bụ bẫm, đồng thời cung cấp thêm lượng và canxi cần thiết cho cơ thể trẻ.
- Những thực phẩm mẹ nên hạn chế sử dụng cho bé còi xương thể bụ
Khi bé mắc bệnh còi xương thể bụ, mẹ nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất béo, tinh bột cho trẻ. Mẹ nên cân bằng các nhóm dinh dưỡng cần thiết một cách hợp lý, từ đó con mới có thể phát triển toàn diện.
Mẹ nên hạn chế đồ chiên xào và nước ngọt có ga đối với những trẻ bị thừa cân. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên sử dụng các loại trái cây nhiều đường cho bé như vải, mít, nho, xoài...để tránh gây áp lực cân nặng lên sự phát chung của trẻ.
Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế cho bé sử dụng đồ ăn vặt chứa quá nhiều năng lượng như mỡ, bánh kẹo, đồ ngọt, sô-cô-la và phô mai. Mọi chế độ ăn của bé đều phải được cân bằng, tránh nhồi nhét và ép bé ăn quá nhiều, nếu không bé sẽ không hấp thu dinh dưỡng một cách tự nhiên, lâu dần sẽ sinh ra chán ăn, kén ăn và mệt mỏi.
Để bé phát triển tự nhiên và cân đối, mẹ nên tìm hiểu thêm cách cân bằng bốn nhóm chất dinh dưỡng cho bé . Từ đó, mẹ có thể xây dựng một chế độ ăn phù hợp giúp bé phát triển toàn diện tốt nhất.
Hy vọng với những thông tin cơ bản trên, Yeutre.vn đã giúp mẹ có những hiểu biết cơ bản về cách bổ sung dinh dưỡng cho bé còi xương thể bụ. Nắm bắt điều này, cùng thu nhận thêm một số thông tin hữu ích về dinh dưỡng cho trẻ, chắc chắn mẹ sẽ giúp bé nhanh khỏi bệnh và khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Thương Biện tổng hợp
Từ khóa » Còi Xương Thể Bụ ở Trẻ Sơ Sinh
-
Trẻ Còi Xương Thể Bụ - Lý Do Vì Sao Bé Bụ Bẫm - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Còi Xương Thể Bụ Bẫm Là Gì? 6 Dấu Hiệu Cho Thấy Trẻ Bị ... - VIPTEEN
-
Phân Biệt Bệnh Còi Xương Và Còi Cọc | Vinmec
-
Cách Phát Hiện Bệnh Còi Xương ở Trẻ | Vinmec
-
Trẻ Bị Còi Xương Thể Bụ Mẹ Nên Làm Gì?
-
Trẻ Bụ Bẫm Vẫn Có Nguy Cơ Còi Xương - VnExpress Sức Khỏe
-
Trẻ Còi Xương Thể Bụ: Chớ Coi Thường! - Tiền Phong
-
Vì Sao Bé Bụ Bẫm Vẫn Bị Còi Xương? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Trẻ Bụ Bẫm Cũng Có Thể Bị Còi Xương - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bé đủ Cân Vẫn Có Thể Mắc Bệnh Còi Xương Thể Bụ Bẫm, Mẹ đừng Chủ ...
-
Còi Xương Và Suy Dinh Dưỡng Khác Nhau Như Thế Nào? - MarryBaby
-
Còi Xương Thể Bụ Bẫm Là Gì? Giải Pháp Khắc Phục
-
Trẻ Bụ Bẫm Vẫn Có Thể Bị Suy Dinh Dưỡng - Tuổi Trẻ Online
-
Trẻ Bụ Bẫm Vẫn Bị Còi Xương? | Báo Dân Trí