Trẻ Bụ Bẫm Vẫn Có Nguy Cơ Còi Xương - VnExpress Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Vì sao trẻ bụ bẫm nhưng vẫn còi xương?
Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, chị Nam Anh (quận Đống Đa, Hà Nội) đưa con trai 3 tuổi đến khám dinh dưỡng do bé nặng gần 20 kg kèm một số triệu chứng như khó ngủ hay đổ mồ hôi trộm. Qua kết quả thăm khám và các xét nghiệm vi chất chuyên sâu, bác sĩ kết luận bé không chỉ mắc béo phì mà còn bị còi xương khiến chị Nam Anh lo lắng.
"Tôi không thể hình dung tại sao trẻ béo phì mà vẫn bị còi xương hay ăn nhiều mà vẫn còi xương", chị Nam Anh nói.
Theo TS.BS Cao Thị Thu Hương, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế, Viện Dinh dưỡng Quốc gia; Bác sĩ Trưởng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome: không ít phụ huynh đưa con đến khám bất ngờ khi trẻ bụ bẫm, thậm chí béo phì nhưng kết quả lại cho thấy trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh còi xương. Tuy nhiên, phụ huynh cần phân biệt rõ trẻ còi xương khác với trẻ còi cọc hoặc suy dinh dưỡng.
"Trẻ còi cọc hoặc suy dinh dưỡng có số đo về cân nặng và chiều cao dưới mức bình thường, tuy nhiên, trẻ có thể bị còi xương hoặc không. Trong khi đó, trẻ còi xương có thể gặp ở cả những trẻ rất bụ bẫm nhưng cơ thể vẫn thiếu canxi, photpho, sắt, kẽm, vitamin D... vốn là những vi chất cần thiết cho sự phát triển và khỏe mạnh của hệ xương. Trẻ bụ bẫm bị còi xương được gọi là còi xương thể bụ", bác sĩ Thu Hương giải thích.
Bác sĩ Thu Hương cho biết thêm, bệnh còi xương có thể xuất hiện ở các lứa tuổi khác nhau, nhiều nhất là trẻ dưới 3 tuổi.
Những trẻ có nguy cơ cao bị còi xương bao gồm trẻ sinh non, sinh đôi, trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa bò hoặc sữa mẹ mà không được bổ sung đầy đủ vitamin D hoặc không được tắm nắng hoặc có tình trạng thiếu vitamin D ở mẹ khi mang thai.
Trẻ sinh vào mùa đông, ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời; có khẩu phần ăn không đủ canxi so với nhu cầu... cũng có nguy cơ gặp tình trạng này.
Trẻ bị bệnh còi xương nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến ngoại hình, khiến trẻ tự ti, mặc cảm khi trưởng thành. "Bệnh còi xương ở trẻ có thể gây ra những hệ lụy như chậm tăng trưởng chiều cao, suy dinh dưỡng thấp còi; lồng ngực biến dạng, gù vẹo cột sống khiến chức năng hô hấp bị hạn chế; chân tay cong, chân vòng kiềng (chữ O) hoặc chân chữ bát (chữ X), khung xương chậu hẹp, gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bé gái; hệ thần kinh, cơ bị ảnh hưởng do bị xương chèn ép...", bác sĩ Thu Hương khuyến cáo.
Dấu hiệu cảnh báo trẻ còi xương
Một số dấu hiệu cho thấy trẻ có thể bị còi xương mà bác sĩ Thu Hương khuyên bố mẹ nên quan sát, nếu nghi ngờ thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Bao gồm:
- Trẻ ra nhiều mồ hôi ngay cả khi trời mát, thường vào buổi đêm (hay mồ hôi trộm)
- Khó ngủ, quấy khóc, giật mình, có thể có nôn trớ
- Rụng tóc gáy hoặc rụng tóc vành khăn (hay chiếu liếm)
- Xương sọ mềm, dễ bị méo mó, đầu bẹt phía sau hoặc méo sang một bên
- Thóp chậm liền, bờ thóp mềm, chồng khớp sọ; đầu có bướu trán, bướu đỉnh
- Lồng ngực hình gà, chuỗi hạt sườn
- Vòng cổ chân, vòng cổ tay, xương chi cong, chân cong hình chữ X, chữ O
- Răng mọc chậm, men răng kém, hay bị sâu răng
- Chậm lẫy, chậm bò, chậm ngồi, chậm đi
- Trẻ còi xương cấp và nặng có thể xuất hiện tiếng thở rít thanh quản, cơn khóc lặng, co giật do hạ canxi máu.
Khi đi khám, trẻ sẽ được thực hiện thêm các xét nghiệm vi chất, chụp X-quang... để xác định có bị còi xương hay gặp các vấn đề khác về dinh dưỡng hay không. Hiện nay, theo bác sĩ Thu Hương, tại Nutrihome, một trong những cách giúp xác định hàm lượng các vi chất trong cơ thể chính xác nhất là sử dụng hệ thống máy sắc ký hiệu năng cao UPLC để định lượng nồng độ vi chất, giúp phát hiện sớm tình trạng thiếu vi chất (canxi, sắt, kẽm, vitamin A, D, E, K, B, C...) ở trẻ em.
Qua thăm khám và chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ có hướng điều trị và tư vấn dinh dưỡng, thực đơn phù hợp cho trẻ. Bên cạnh điều trị bằng thuốc hay thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ (nếu có), trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng theo nhu cầu và cân bằng 4 nhóm chất: chất bột đường (cơm, cháo), chất đạm (thịt, cá, trứng...), chất béo (dầu thực vật, mỡ động vật, bơ), chất xơ, vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả, sữa và các chế phẩm từ sữa...).
Phụ huynh cần tăng cường cung cấp canxi, kẽm, sắt, vitamin A, B, C, D... cho trẻ từ các loại thực phẩm như sữa, trứng, các loại cá, hải sản, thịt bò, các loại đậu và rau, củ, quả tươi có màu xanh như bông cải, táo xanh, đậu hà lan, nho... hay có màu vàng, cam như cà rốt, xoài, đu đủ...
Trong trường hợp trẻ biếng ăn nên tăng từ từ nhu cầu dinh dưỡng do trẻ biếng ăn thường không ăn được nhiều. Cha mẹ cần cho trẻ ăn nhiều món trong một bữa ăn, thực đơn đa dạng, mới mẻ để thu hút trẻ. Nếu cần, nên cho trẻ đi khám bác sĩ về tình trạng biếng ăn để góp phần điều trị còi xương hiệu quả. Trẻ biếng ăn có thể do nhiều nguyên nhân như sinh lý, tâm lý, bệnh lý...
Cuối cùng, để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ, bố mẹ nên theo dõi thường xuyên cân nặng và chiều cao của trẻ để kịp thời đánh giá đúng tình trạng của con và giúp con phát triển tối ưu.
Ngữ Yên (Ảnh: Nutrihome)
Từ khóa » Còi Xương Thể Bụ ở Trẻ Sơ Sinh
-
Trẻ Còi Xương Thể Bụ - Lý Do Vì Sao Bé Bụ Bẫm - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Còi Xương Thể Bụ Bẫm Là Gì? 6 Dấu Hiệu Cho Thấy Trẻ Bị ... - VIPTEEN
-
Phân Biệt Bệnh Còi Xương Và Còi Cọc | Vinmec
-
Cách Phát Hiện Bệnh Còi Xương ở Trẻ | Vinmec
-
Trẻ Bị Còi Xương Thể Bụ Mẹ Nên Làm Gì?
-
Trẻ Còi Xương Thể Bụ: Chớ Coi Thường! - Tiền Phong
-
Còi Xương Thể Bụ ở Trẻ Nhỏ Và Những Lưu ý Mẹ Cần Biết - Yêu Trẻ
-
Vì Sao Bé Bụ Bẫm Vẫn Bị Còi Xương? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Trẻ Bụ Bẫm Cũng Có Thể Bị Còi Xương - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bé đủ Cân Vẫn Có Thể Mắc Bệnh Còi Xương Thể Bụ Bẫm, Mẹ đừng Chủ ...
-
Còi Xương Và Suy Dinh Dưỡng Khác Nhau Như Thế Nào? - MarryBaby
-
Còi Xương Thể Bụ Bẫm Là Gì? Giải Pháp Khắc Phục
-
Trẻ Bụ Bẫm Vẫn Có Thể Bị Suy Dinh Dưỡng - Tuổi Trẻ Online
-
Trẻ Bụ Bẫm Vẫn Bị Còi Xương? | Báo Dân Trí