Trẻ Còi Xương Thể Bụ: Chớ Coi Thường! - Tiền Phong
Có thể bạn quan tâm
Gần đây cu Bo thường ngủ không yên giấc, thỉnh thoảng lại khóc đêm, ra nhiều mồ hôi trộm cả khi ăn và khi ngủ, tóc sau gáy rụng nhiều thành hình vành khăn. Tưởng con nóng quá nên chị Hương “đòi” chồng phải lắp ngay điều hòa, nhưng tình trạng đó vẫn không dứt. Chị đem thắc mắc này lên diễn đàn hỏi kinh nghiệm của các mẹ khác thì được biết, cu Bo bị còi xương thể bụ. Trước đây chị cứ nghĩ, chỉ những bé suy dinh dưỡng mới bị còi xương, còn cu Bo mới hơn 8 tháng tuổi mà đã nặng 11kg, ai cũng khen chị nuôi con mát tay, nào ngờ...
Trẻ bụ bẫm: gánh nặng cho hệ thống xương non nớt
Theo số liệu của Viện Nhi Trung ương, có tới 9,4% trẻ dưới 3 tuổi bị còi xương. Ths, BS. Phan Bích Nga (Phó trưởng Trung tâm Tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D, hoặc do rối loạn chuyển hóa vitamin D trong cơ thể. Thậm chí, trẻ quá bụ bẫm cũng là một yếu tố nguy cơ gây còi xương. Ở những trẻ này, nhu cầu về calci, phospho, vitamin D cao hơn những trẻ bình thường khác.
Thêm vào đó, số cân nặng dư thừa cũng làm tăng gánh nặng cho hệ thống xương non nớt của trẻ. Nếu cha mẹ kiêng cữ quá kỹ, ít cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hay chế độ ăn không cân đối (quá mặn hay quá nhiều chất đạm làm đào thải vitamin D qua nước tiểu), trẻ không được bú mẹ đầy đủ cũng dễ bị còi xương. Bên cạnh đó, trẻ được ăn dặm sớm và ăn nhiều bột cũng gây tình trạng loạn chuyển hóa, ức chế hấp thu calci, làm cho tình trạng thiếu canxi càng trầm trọng hơn.
Nếu không điều trị kịp thời, trẻ còi xương dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, tiêu chảy, suy dinh dưỡng. Đồng thời, bệnh còi xương còn để lại những hậu quả lâu dài như: biến dạng lồng ngực, gù vẹo cột sống, chân vòng kiềng, thay đổi dáng đi và ảnh hưởng xấu đến việc sinh đẻ sau này đối với bé gái do bị hẹp khung chậu.
Để trẻ phát triển cứng cáp
Nhiều bà mẹ khi thấy con bị còi xương thì tìm cách bổ sung canxi bằng cách nghiền vụn viên canxi cho vào sữa, hoặc ỷ vào việc ninh nước xương nấu bột. Như vậy, không những không cải thiện được tình trạng thiếu canxi ở trẻ, mà còn khiến trẻ biếng ăn, hay gây rối loạn công năng của ruột dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, nếu cung cấp đủ calci mà thiếu vitamin D thì canxi và phospho cũng không chuyển hóa được.
Vì vậy, để tránh nguy cơ bị còi xương ở trẻ, khi chào đời, cần cho trẻ bú sớm ngay trong nửa đầu giờ để tận dụng sữa non và duy trì bú sữa mẹ đến khi trẻ được 18-24 tháng tuổi. Từ 6 tháng trở đi mới nên cho trẻ ăn dặm, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ 300ml sữa/ngày và tăng cường các thực phẩm giàu calci như các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, cá...
Ngoài ra, cần cho dầu mỡ vào bát bột để tăng hấp thu vitamin D, đồng thời cho trẻ uống thêm nước hoa quả và ăn trái cây chín theo mùa. Việc cho trẻ tắm nắng là rất cần thiết. Sau khi sinh 2 tuần, nên cho trẻ ra tắm nắng 15-20 phút/ngày vào buổi sáng (trước 9 giờ). Khi tắm nắng, để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài. Về mùa đông không có ánh nắng, có thể cho trẻ đi tắm điện ở khoa lý liệu pháp tại các bệnh viện.
Theo Theo SKGĐTừ khóa » Còi Xương Thể Bụ ở Trẻ Sơ Sinh
-
Trẻ Còi Xương Thể Bụ - Lý Do Vì Sao Bé Bụ Bẫm - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Còi Xương Thể Bụ Bẫm Là Gì? 6 Dấu Hiệu Cho Thấy Trẻ Bị ... - VIPTEEN
-
Phân Biệt Bệnh Còi Xương Và Còi Cọc | Vinmec
-
Cách Phát Hiện Bệnh Còi Xương ở Trẻ | Vinmec
-
Trẻ Bị Còi Xương Thể Bụ Mẹ Nên Làm Gì?
-
Trẻ Bụ Bẫm Vẫn Có Nguy Cơ Còi Xương - VnExpress Sức Khỏe
-
Còi Xương Thể Bụ ở Trẻ Nhỏ Và Những Lưu ý Mẹ Cần Biết - Yêu Trẻ
-
Vì Sao Bé Bụ Bẫm Vẫn Bị Còi Xương? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Trẻ Bụ Bẫm Cũng Có Thể Bị Còi Xương - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bé đủ Cân Vẫn Có Thể Mắc Bệnh Còi Xương Thể Bụ Bẫm, Mẹ đừng Chủ ...
-
Còi Xương Và Suy Dinh Dưỡng Khác Nhau Như Thế Nào? - MarryBaby
-
Còi Xương Thể Bụ Bẫm Là Gì? Giải Pháp Khắc Phục
-
Trẻ Bụ Bẫm Vẫn Có Thể Bị Suy Dinh Dưỡng - Tuổi Trẻ Online
-
Trẻ Bụ Bẫm Vẫn Bị Còi Xương? | Báo Dân Trí