Cơn đau Quặn Thận Cảnh Báo Dấu Hiệu Gì Và Cách Xử Lý?

1. Dấu hiệu nhận biết cơn đau quặn thận

cơn đau quặn thận thường xuất hiện khi các khu vực đài bể thận, vỏ bao thận bị căng tức kéo theo một loạt các cơn đau quặn thắt, dữ dội theo từng cơn. Nếu người bệnh làm việc gắng sức, vận động mạnh sẽ gây kích thích, tác động nhất định khiến thận trở nên đau thắt.

Có thể nhận diện cơn đau quặn thận qua những dấu hiệu khởi phát như sau:

- Thời điểm bắt đầu đau: chuyến đi xe đường dài thiếu thời gian nghỉ ngơi, vận động kiệt sức;

- Cơn đau kéo dài trong bao lâu: một cơn đau quặn thận có thể kéo dài từ 20 phút trở lên;

- Đau tại khu vực nào: cảm thấy đau mon men vị trí thắt lưng một bên hoặc hai bên, rồi dần dần lan tới hạ sườn, và cuối cùng là bẹn, cơ quan sinh dục;

- Đau như thế nào: đau như tên gọi của nó: thận quặn thắt, đau đột ngột, dữ dội theo cơn và không thể làm giảm cơn đau bằng cách thay đổi tư thế.

Một cơn đau quặn thận có thể kéo dài hơn 20 phút

Một cơn đau quặn thận có thể kéo dài hơn 20 phút

2. Cơn đau quặn thận kéo theo những triệu chứng gì?

Kèm theo nỗi đau thống thiết là một số triệu chứng ta có thể thấy ở bệnh nhân như:

- Chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi uể oải;

- Mặt tái mét, sốt cao, cảm thấy ớn lạnh, đổ mồ hôi;

- Hơi thở có mùi, có thể cảm nhận mùi kim loại trong miệng, tứ chi phù, thở khó;

- Muốn đi tiểu nhưng khi tiểu thì bị tiểu buốt, tiểu đau thậm chí còn tiểu ra máu.

Những triệu chứng trên đang cảnh báo rằng chức năng thận đã bị suy giảm nghiêm trọng, cần phải có biện pháp xử lý ngay lập tức.

3. Liệt kê những bệnh lý là nguyên nhân gây nên cơn đau quặn thận

Khi nước tiểu ứ đọng tại thận, đường tiểu sinh ra tắc nghẽn khiến các tế bào thận úng nước, gây nên căng chướng làm áp lực trong thận tăng lên, khi đó cơn đau quặn thận xuất hiện. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp của các cơn đau quặn thận:

  • Bị sỏi thận: là kết quả lắng cặn của nước tiểu hình thành nên sỏi thận khu trú trong các ngóc ngách của thận, khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở và gây đau rát ở những nơi có sỏi;

  • Viêm, nhiễm trùng tại các khu vực: đường tiết niệu, cầu thận, nhiễm trùng thận khiến cho đường tiết niệu bị phù nề, gây khó khăn cho việc lưu thông nước tiểu;

  • Sỏi niệu quản: sỏi ở niệu quản có hình thái xù xì, cứng nên khi di chuyển làm tắc nghẽn niệu quản, nước tiểu khó lưu thông và gia tăng áp lực tới thận, đồng thời khi lạc trong khu vực này sỏi còn dễ gây tổn thương cho niệu quản do va chạm, ma sát tới niêm mạc nội quan. Điều này không chỉ khiến cho thận xuất hiện cơn đau quặn thắt, dữ dội còn khiến dẫn tới chứng tiểu máu đại thể;

  • Viêm, u tại niệu quản: sự viêm nhiễm hay các khối u khiến niệu quản bị chít hẹp gây ra cơn đau quặn thận;

  • Do xuất hiện các khối u ở bàng quang, thận, đa nang thận, suy thận giai đoạn cuối;

  • Do xuất huyết đài - bể thận: khi bị xuất huyết có thể hình thành các cục máu đông, lẫn với nước tiểu làm tắc bít niệu quản khiến thận bị căng tức;

  • Mô thận bị tổn thương do tác dụng phụ của thuốc.

Đi kèm với cơn đau bệnh nhân có thể bị buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi

Đi kèm với cơn đau bệnh nhân có thể bị buồn nôn, Chóng mặt, mệt mỏi

4. Cách phân biệt cơn đau quặn thận với các bệnh lý khác

Đôi khi người bệnh thường phán đoán sai do nhầm lẫn cơn đau quặn thận với cơn đau bụng thông thường khác dẫn tới việc điều trị bị chậm trễ. Để có phương án xử lý kịp thời đúng đắn, dưới đây là một số đặc điểm phân biệt dấu hiệu cơn đau cần thiết bạn cần lưu ý:

  • Nếu là đau dạ dày - tá tràng: xuất hiện vào lúc bụng đói cồn cào và bạn có tiền sử đau dạ dày;

  • Đau do chửa ngoài dạ con: đi kèm với dấu hiệu đau thì người bệnh sẽ bị ra huyết âm đạo, trễ kinh;

  • Đau bụng do viêm ruột thừa: vị trí bị đau là hố chậu phải, cảm thấy buồn nôn, sốt nhẹ từ 37,5 đến 38 độ C, bạch cầu tăng;

  • Đau do viêm rễ dây thần kinh: xuất hiện ở 2 bên xương sống, mức độ đau khác nhau do thay đổi tư thế;

  • Đau quặn gan vì bị sỏi mật: vàng da, vàng mắt, sốt cao, rét run và vị trí đau phần hạ sườn;

  • Đau quặn thận do sỏi thận, viêm bể thận cấp tính: cơn đau bắt đầu nhen nhóm chỗ mạn sườn, thắt lưng rồi lan tới khu phía trước quanh rốn và vùng chậu;

  • Đau niệu quản: thường đau niệu quản là do khối u, sỏi gây chít hẹp niệu quản. Vị trí xác định cơn đau là vùng thắt lưng và hố chậu, bộ phận sinh dục ngoài và quanh háng, đi kèm với dấu hiệu rét run, sốt cao dần.

5. Giảm đau bằng cách nào?

Cơn đau quặn thận thường cảnh báo dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm nào đó nên cần phải khẩn cấp xử lý nếu cơn đau kéo dài không giảm. Nếu không thể tới ngay bệnh viện thì người bệnh cần được làm giảm cơn đau bằng các hình thức:

  • Chườm ấm vùng đang bị đau quặn: Có thể dùng túi sưởi ấm, hoặc rang lá ngải cứu với muối bọc trong khăn mỏng để chườm, hay dùng chai nước ấm thay thế. Cách này tuy không có tác dụng lâu dài nhưng có thể giúp làm giảm cơn đau nhất thời;

  • Dùng thuốc giảm đau: có thể sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau, sưng phù nề đường tiểu. Tuy nhiên cách tốt nhất đó là đưa bệnh nhân tới bệnh viện và tuân theo chỉ định điều trị cũng như dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa.

Chườm ấm cũng có thể giúp cho cơn đau thận vơi dần

Chườm ấm cũng có thể giúp cho cơn đau thận vơi dần

Mong rằng các thông tin trên sẽ có ích giúp bạn nhận thức được mức độ nguy hiểm của các cơn đau quặn thận, từ đó chuẩn bị tâm lý về sau để đối phó với những trường hợp xảy đến với mình hoặc người thân và có cách xử trí kịp thời. Mọi băn khoăn, thắc mắc bạn hãy liên hệ tới tổng đài 1900565656 của BVĐK MEDLATEC để được đội ngũ chuyên gia hỗ trợ tư vấn miễn phí cũng như đặt lịch khám cho bạn nhé!

Từ khóa » đau Hố Thận Trái