Đau Thận Trái Là Bệnh Gì? Nên Làm Gì Khi Bị đau?

Thận là cơ quan không thể thiếu với mỗi người, có thể duy trì huyết áp ổn định, điều chỉnh chất điện phân. Thận trái nằm ở hông trái, dưới ổ bụng trái, dưới cơ hoành. Nhiều người khi bị đau thận trái không biết có nguy  hiểm không và đau thận trái nên làm gì? Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.

Đau thận trái là bệnh gì Nên làm gì khi bị lên cơn đau
Đau thận trái là bệnh gì Nên làm gì khi bị lên cơn đau

Đau thận trái biểu hiện như thế nào?

Vị trí đau thận trái

Thận trái nằm ở vị trí phía sau lưng, bên dưới xương sườn và gần cột sống. Khi bị đau thận trái, cơn đau thường tập trung ở vùng thắt lưng, phía trái của cơ thể và có thể lan tỏa xuống dưới hông hoặc đến vùng bụng dưới.

Triệu chứng đau thận trái

Bác sĩ CKII Lê Học Đăng

– Bác sĩ Khoa Phẫu thuật Tiết niệu Bệnh viện Việt Đức cho biết:

“Khi bị đau thận trái, bệnh nhân thường trải qua cơn đau dữ dội ở vùng thắt lưng. Đau thận thường đi kèm với các triệu chứng của hệ tiết niệu như tiểu buốt, tiểu rắt hoặc thậm chí tiểu ra máu trong một số trường hợp nặng.”

triệu chứng đau thận trái
triệu chứng đau thận trái

Các triệu chứng đau thận trái có thể biểu hiện qua những dấu hiệu sau:

  • Đau thắt lưng: Cảm giác đau nhức, âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt: Đi kèm với cảm giác buốt khi đi tiểu.
  • Sốt và mệt mỏi: Khi có nhiễm trùng, cơ thể có thể xuất hiện sốt và cảm giác mệt mỏi.
  • Buồn nôn, chán ăn: Đôi khi, người bệnh cảm thấy buồn nôn, giảm cảm giác ăn uống.

9 lý do bị đau thận bên trái

Thận là cơ quan giúp cơ thể thải độc ra bên ngoài, gồm 2 quả thận nằm ở hông trái và hông phải. Thận trái nằm ở hông trái, bên dưới cơ hoành. Đau thận trái có thể là biểu hiện cảnh báo các bệnh thận hay bệnh nguy hiểm khác.

Đau thận khá mơ hồ nên nếu chỉ căn cứ vào dấu hiệu này người bệnh dễ nhầm tưởng sang các bệnh liên quan tới dạ dày, đường ruột. Tuy nhiên mỗi căn bệnh có dấu hiệu khác nhau.

Các bệnh về thận gây ra khoảng 1,2 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu và hiện là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 12 trên thế giới.(1) Điều này cho thấy bệnh thận không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân mà còn tạo gánh nặng cho hệ thống y tế và xã hội​.

Đi kèm với đau thận có thể là nước tiểu có bọt, có màu vàng sẫm, mùi khó chịu, đau buốt, buồn nôn, chán ăn, sốt cao, tứ chi, mặt bị phù nề. Hơn nữa thận trái nằm ở ổ bụng trái nên khi phát bệnh, bệnh nhân còn thấy đau từ háng trái tới hông trái.

Nếu bạn chẳng may bị đau thận thì nên nhớ rằng sức khỏe của bạn đã có vấn đề. Việc cần làm lúc này là cần đi khám tại các bệnh viện uy tín để bác sĩ phát hiện bệnh và chữa trị cho bạn.

Dưới đây là một số lý do và căn bệnh bạn có thể mắc phải khi bị đau thận trái:s

1. Mất nước

Khi cơ thể thiếu nước, thận phải làm việc nhiều hơn để lọc các chất thải ra ngoài, điều này có thể gây ra cơn đau ở thận trái. Mất nước lâu ngày cũng làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

Bác sĩ CKII Phạm Thị Lan Hương, chuyên gia về dinh dưỡng và sức khỏe tiết niệu – Trưởng khoa Tiêu hóa – Bệnh viện E, chia sẻ:

“Khi cơ thể mất nước, thận không thể đào thải được hết các chất độc hại. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thận mà còn làm suy giảm sức khỏe tổng thể.”

2. Sỏi thận

Đau thận trái cũng là một trong các dấu hiệu điển hình của sỏi thận. Khi thận bị tổn thương chất thải không được đẩy ra ngoài mà ứ đọng tạo ra sỏi thận. Sỏi thận gây đau khởi phát từ một bên vùng thắt lưng hoặc có thể là hai bên vùng hạ sườn.

Sỏi thận
Sỏi thận

Bệnh nhân sẽ gặp các cơn đau quặn thận do sỏi thận. Vì sỏi làm cản trở lưu thông của nước tiểu khiến cho thận bị ứ tắc, sưng phù nề. Bệnh nhân bị sỏi thận hay sỏi niệu quản còn thấy dấu hiệu khác như: đi tiểu có bọt, chân tay sưng phù, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, không muốn ăn gì.

3. Suy thận

Bệnh suy thận không có dấu hiệu điển hình nhưng khi phát bệnh thường có các dấu hiệu nguy hiểm. Trong đó điển hình là đau thận trái. Khi bệnh nặng hơn bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biến chứng về sức khỏe như: tổn thương thần kinh, thiếu máu, bệnh xương, tăng huyết áp.

Suy thận có thể làm cho khả năng bài tiết chất độc của cơ thể bị ảnh hưởng. Chất thải không được thải ra bên ngoài sẽ ứ đọng lại và gây nên một số bệnh khác về thận như sỏi thận.

4. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu khiến vi khuẩn tích tụ ở thận, gây viêm và đau ở khu vực này. Triệu chứng thường kèm theo sốt, tiểu buốt, và cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

5. Viêm thận

Viêm thận có thể do nhiễm khuẩn hoặc các yếu tố tự miễn dịch. Cơn đau do viêm thận thường là đau âm ỉ và kéo dài, thường đi kèm với sốt, mệt mỏi và các dấu hiệu bất thường khi đi tiểu.

6. Thận đa nang

Thận đa nang là tình trạng có nhiều u nang chứa chất lỏng phát triển bên trong thận. Những u nang này có thể gây áp lực lên các mô xung quanh, dẫn đến đau đớn và ảnh hưởng đến chức năng của thận.

7. U nang thận

U nang thận là những khối nang chứa dịch hình thành trong thận. Khi u nang phát triển lớn, chúng có thể gây chèn ép các mô lân cận, tạo ra cơn đau âm ỉ ở vùng thắt lưng.

8. Đau thắt lưng

Dù các ca bệnh đau thắt lưng liên quan tới đau thận trái không nhiều nhưng vẫn có. Khi thận bị tổn thương, các chất độc hại không được đào thải gây ứ đọng. Khi ấy sẽ gây nên tình trạng ứ dịch và gây đau thắt lưng, đau thận.

Các cơn đau này thường âm ỉ, khó chịu và kéo dài ở thắt lưng người bệnh trong vài ngày hay lâu hơn, mãn tính. Cơn đau có thể khiến bệnh nhân di chuyển khó khăn, ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày.

9. Bệnh cột sống

Một số bệnh nhân khi bị bệnh cột sống cũng có thể đau thận trái, cụ thể là thoái hóa cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm tại cột sống là một trong các nguyên nhân gây  đau thận.

Nếu mắc bệnh này bệnh nhân thường bị đau hông, đau thận, đau buốt. Nguyên nhân của bệnh có thể là do tuổi tác, do bê vác vật nặng.

Bệnh nhân bị đau cột sống có thể giảm cơn đau bằng thuốc giảm đau, nghỉ ngơi hợp lý hoặc làm phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

thăm khám và làm theo chỉ định của bác sĩ
thăm khám và làm theo chỉ định của bác sĩ

Phân biệt đau thận trái và cơn đau lưng

Cơn đau thận trái và đau lưng có thể dễ nhầm lẫn vì vị trí tương đối gần nhau. Tuy nhiên, có một số đặc điểm để phân biệt:

  • Đau thận trái: Cơn đau thường sâu và tập trung ở vùng lưng dưới, bên trái, và có thể lan xuống bụng hoặc đùi. Đau thận thường đi kèm với các triệu chứng tiểu buốt, buồn nôn.
  • Đau lưng: Đau lưng thường tập trung ở cơ và khớp, có thể tăng khi vận động hoặc thay đổi tư thế. Đau lưng thường không đi kèm với các triệu chứng của hệ tiết niệu.

Nên làm gì khi bị đau thận trái

Việc điều trị bệnh thận, đặc biệt là giai đoạn cuối (ESRD), tiêu tốn nhiều chi phí. Tại Mỹ, chi phí điều trị cho bệnh nhân ESRD trong năm 2019 đã vượt qua 36 tỷ USD, chiếm gần 1% tổng chi phí y tế toàn quốc mặc dù chỉ có chưa đến 1% số bệnh nhân Medicare mắc bệnh.(2)

Vì vậy, ngay khi phát hiện bản thân bị đau thận trái bệnh nhân nên đến ngay các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ khám, làm các xét nghiệm, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Từ đó mới có thể đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

Tuyệt đối không nên áp dụng các bài thuốc dân gian hay truyền miệng để điều trị. Không tự ý mua thuốc giảm đau uống khi chưa biết nguyên nhân đau thận. Đau thận ở đâu cũng quyết định tới cách điều trị.

Do đó khi đi khám bạn cần kể rõ các triệu chứng sỏi thận trái mà mình gặp phải. Từ đó bác sĩ có thể chẩn đoán và khám bệnh chính xác hơn. Về việc khám thận như thế nào, bạn cũng có thể liên hệ hotline 1900 234529 của Bệnh viện Đa khoa Hà Nội để được giải đáp.

Cách phòng ngừa chứng đau thận trái

Dưới đây là những việc bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa đau sỏi thận bên trái hiệu quả:

Cách phòng ngừa chứng đau thận trái
Cách phòng ngừa chứng đau thận trái
  • Kiểm soát cân nặng bằng các thực phẩm lành mạnh, có lợi cho cơ thể
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh với hoa quả tươi, rau xanh
  • Tránh xa các chất kích thích như: bia, rượu, thuốc lá,…
  • Uống nhiều nước có thể tăng cường khả năng lọc rửa cho thận, đào thải các chất cặn bã ra ngoài.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để xem cơ thể, thận của bạn có khỏe không, có gặp vấn đề gì mà bạn chưa biết không
  • Nên có tâm trạng thoải mái, thư giãn, vận động hợp lý, thường xuyên
  • Tuyệt đối không nên thức quá khuya để bảo vệ sức khỏe.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng đau thận trái. Hy vọng các bạn có thể tìm ra nguyên nhân và bệnh liên quan khi tới khám tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội hay các cơ sở y tế uy tín.

Mọi thông tin cần giải đáp liên quan vui lòng liên hệ hotline 098 1500 770 hoặc tìm đến bệnh viện ở địa chỉ 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Câu hỏi thường gặp:

Đau thận bên trái là bệnh gì? Đau thận trái có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm thận hoặc thận đa nang. Để biết chính xác, bạn nên đi khám để bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán phù hợp.

Đau thận bên trái có tự khỏi được không? Một số trường hợp nhẹ như mất nước có thể tự khỏi khi bổ sung nước đầy đủ, chăm sóc đúng cách tại nhà. Tuy nhiên, đau do các bệnh lý nghiêm trọng cần có sự can thiệp y tế để đảm bảo không gây ra biến chứng.

Đau thận trái có cần đi khám không? Nếu cơn đau kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng như sốt, tiểu buốt, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bị sỏi thận có đau lưng không?

Đau lưng là một trong những dấu hiệu điển hình với những ai bị sỏi thận, mức độ đau phụ thuộc vào vị trí của sỏi thận và mức độ tổn thương.

Vì sao sỏi thận gây đau nhiều? Thạc sĩ. Bác sĩ Lê Anh Dũng, Trưởng khoa Tiết niệu, Bệnh viện Nhi Trung Ương, giải thích: “Khi sỏi di chuyển trong đường tiết niệu, chúng có thể cọ xát với niêm mạc, gây ra cảm giác đau buốt dữ dội. Các viên sỏi càng lớn, càng cọ xát nhiều thì cơn đau càng nghiêm trọng.”

Mong rằng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng đau thận trái. Hy vọng các bạn có thể tìm ra nguyên nhân và bệnh liên quan khi tới khám tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội hay các cơ sở y tế uy tín.

Có thể bạn quan tâm

  1. Đời sống pháp luật: Bác sĩ chỉ bí quyết giúp cha mẹ giữ con khỏe mạnh suốt mùa hè “nóng như đổ lửa”
  2. Đau sỏi thận phải làm sao? Cách làm giảm cơn đau sỏi thận?
  3. Bị sỏi thận có đau lưng không? Làm cách nào hết đau?
  4. Khám thận như thế nào? Khi nào nên đi khám thận?

Từ khóa » đau Hố Thận Trái