Nguyên Nhân Gây đau Thận Trái? - Viện Y Học ứng Dụng Việt Nam

Đau thận trái có thể đi kèm với đau phần lưng trên, hoặc cơn đau có thể lan từ thận ra khu vực dạ dày. Đau thận có thể có rất nhiều lý do. Đa số các vấn đề về thận sẽ thuyên giảm mà không cần điều trị hoặc điều trị rất ít, nhưng bạn vẫn cần theo dõi các triệu chứng khác và biết được khi nào nên đến gặp bác sĩ. Đau thận trái đôi khi không có nguyên nhân từ thận trái mà có xuất phát từ các cơ quan lân cận:

  • Đau cơ
  • Chấn thương cột sống
  • Đau dây thần kinh
  • Đau khớp, viêm khớp
  • Chấn thương xương sườn
  • Các vấn đề về tụy, túi mật
  • Các vấn đề về tiêu hóa (dạ dày, ruột non)

Dưới đây, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các nguyên nhân gây đau thận.

Mất nước

Không uống đủ nước có thể gây đau ở một hoặc cả 2 bên thận. Mất nước xảy ra thông qua mồ hôi, nôn mửa, tiêu chảy hoặc đi tiểu quá nhiều. Các bệnh như tiểu đường cũng có thể dẫn đến mất nước.

Mất nước nghiêm trọng hoặc mạn tính cũng có thể sẽ khiến các chất cặn bã bị lắng đọng trong thận. Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau hoặc khó chịu ở một bên hoặc ở lưng
  • Mệt mỏi
  • Thèm ăn
  • Khó tập trung

Điều trị: uống nhiều nước và ăn các thực phẩm nhiều nước như trái cây tươi và rau xanh. Uống thêm nước nếu bạn uống cà phê và các loại đồ uống khác có chứa caffein. Việc bạn nên uống bao nhiêu lít nước sẽ phụ thuộc vào tuổi, tình trạng thời tiết, chế độ ăn và các yếu tố nguy cơ khác. Hãy kiểm tra màu nước tiểu để ước lượng xem liệu bạn có bị mất nước hay không. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm thì rất có thể bạn đã bị thiếu nước.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng là một nguyên nhân phổ biến gây đau thận. Viêm đường tiết niệu cũng có thể xảy ra với bàng quang hoặc niệu đạo, khi có vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Viêm đường tiết niệu có thể xảy ra với một hoặc cả hai bên thận. Thận bị nhiễm trùng có thể được gọi là viêm bể thận. Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn do phụ nữ có niệu đạo ngắn hơn so với nam giới. Nếu đau thận trái do nhiễm trùng, bạn có thể sẽ có các triệu chứng như:

  • Đau lưng hoặc đau một bên
  • Đau dạ dày hoặc đau háng
  • Sốt, ớn lạnh
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Đi tiểu thường xuyên hơn
  • Đau hoặc bỏng rát khi đi tiểu
  • Nước tiểu có mùi khó chịu hoặc nước tiểu đục
  • Có máu hoặc có mủ trong nước tiểu

Điều trị: hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn xuất hiện bất cứ triệu chứng nào trên đây. Điều trị rất quan trọng khi bị nhiễm trùng thận. Bạn có thể cần sử dụng kháng sinh. Nếu không được điều trị, tình trạng nhiễm trùng có thể gây tổn thương thận.

Sỏi thận

Sỏi thận là những tinh thể nhỏ, cứng, tích tụ bên trong thận. Dạng sỏi thận phổ biến nhất là sỏi làm từ muối và khoáng chất như canxi. Sỏi thận có thể gây đau nếu viên sỏi di chuyển hoặc nếu viên thỏi được đẩy ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Bạn có thể cảm thấy đau ở thận hoặc ở các khu vực xung quanh. Triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau dữ dội ở lưng và cạnh sườn
  • Đau nhói ở dạ dày và háng
  • Đau ở một hoặc cả 2 bên tinh hoàn (với nam giới)
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Đau khi đi tiểu
  • Có máu trong nước tiểu
  • Khó tiểu

Điều trị: sỏi thận có thể sẽ gây đau nhưng thường sẽ không gây hại. Đa số các viên sỏi thận sẽ cần điều trị bằng thuốc giảm đau. Uống nhiều nước sẽ giúp viên sỏi được tống ra ngoài. Các biện pháp điều trị khác bao gồm sử dụng sóng siêu âm để tán sỏi.

Nang thận

Nang thận là một túi tròn, chứa đầy dịch. Nang thận sẽ xảy ra khi có một hoặc nhiều nang hình thành trong thận. Nang thận đơn thuần sẽ không phải ung thư và không gây ra các triệu chứng. Nếu bạn bị đau thận do nang thận phát triển quá lớn, hoặc nang bị nhiễm trùng hoặc vỡ. Nang thận cũng có thể gây đau thận và các triệu chứng như:

  • Sốt
  • Đau nhói hoặc đau âm ỉ ở một bên hoặc ở sau lưng
  • Đau bụng trên.

Nang thận lớn có thể gây ra các biến chứng như đau và có thể làm tắc nghẽn dòng nước tiểu, khiến thận sưng to.

Điều trị: nếu bạn có nang thận to, bác sĩ có thể tiến hành thủ thuật để loại bỏ nang thận và sử dụng kháng sinh để dự phòng nhiễm trùng.

Bệnh thận đa nang

Bệnh thận đa nang là khi có quá nhiều nang trong một hoặc cả 2 thận. Tình trạng này có thể sẽ gây nguy hiểm. Thận đa nạng là nguyên nhân đứng hàng thứ 4 gây suy thận. Thận đa nang có thể xảy ra ở người trưởng thành ở tất cả các sắc tộc. Triệu chứng thường bắt đầu ở tuổi 30 hoặc lớn tuổi hơn. Bệnh thận đa nang thường ảnh hưởng đến cả 2 bên thận, nhưng bạn có thể chỉ cảm thấy đau ở một bên thận. Dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Đau một bên hoặc sau lưng
  • Thường xuyên bị viêm thận
  • Chướng bụng
  • Tăng huyết áp
  • Tim loại nhịp

Tăng huyết áp là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh thận đa nang. Nếu không được điều trị, tăng huyết áp có thể làm nặng thêm các tổn thương về thận.

Điều trị: không có cách nào điều trị được bệnh thận đa nang. Điều trị bao gồm dùng thuốc và chế độ ăn để kiểm soát huyết áp. Bạn cũng có thể sẽ cần phải dùng kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm trùng bàng quang hoặc thận. Các điều trị khác bao gồm sử dụng thuốc giảm đau và uống nhiều nước. Trong những trường hợp nặng hơn, những người bị bệnh thận đa nang sẽ cần được ghép thận.

Viêm

Một dạng viêm thận phổ biến là viêm cầu thận, nguyên nhân có thể do các bệnh mạn tính như tiểu đường và lupus. Viêm nghiêm trọng, kéo dài có thể gây tổn thương thận. Triệu chứng bao gồm đau ở một hoặc cả 2 bên thận, đi kèm với:

  • Nước tiểu có màu hồng hoặc tối màu
  • Nước tiểu sủi bọt
  • Vã mồ hôi ở bụng, mặt, bàn tay và bàn chân
  • Tăng huyết áp

Điều trị: điều trị viêm thận phụ thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ, nếu bạn bị tiểu đường, sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết và chế độ ăn có thể giúp chống lại tình trạng viêm. Nếu thận của bạn bị viêm, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc steroid.

Tắc nghẽn dòng máu đến thận

Tắc nghẽn dòng máu đến thận còn được gọi là huyết khối tĩnh mạch thận. Tình trạng này xảy ra khi dòng máu đến thận và đi ra từ thận bị chậm lại hoặc bị tắc nghẽn. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này, bao gồm cả cục máu đông. Tắc nghẽn dòng máu đến thận thường chỉ xảy ra với 1 bên thận. Triệu chứng bao gồm:

  • Đau dữ dội hoặc đau ở bên sườn
  • Đau thắt lưng
  • Căng tức bụng
  • Có máu trong nước tiểu

Điều trị: tình trạng này có thể gây tổn thương thận. Điều trị bao gồm sử dụng thuốc chống đông máu và ngăn ngừa cục máu đông dạng uống hoặc tiêm trực tiếp vào cục máu đông. Trong trường hợp hiếm gặp sẽ cần phẫu thuật loại bỏ cục máu đông.

Ung thư thận

Ung thư thận là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành trên 64 tuổi. Nam giới sẽ dễ bị ung thư thận hơn và thường phổ biến ở một bên thận. Trong giai đoạn đầu, thận sẽ không có triệu chứng gì, các triệu chứng ở giai đoạn muộn hơn bao gồm:

  • Đau ở một bên hoặc ở sau lưng
  • Có máu trong nước tiểu
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Sụt cân
  • Sốt
  • Mệt mỏi

Điều trị: cũng giống như nhiều loại ung thư khác, ung thư thận được điều trị bằng các thuốc hóa trị và xạ trị. Trong một số trường hợp, sẽ cần phẫu thuật để cắt bỏ khối u hoặc thậm chí là cắt bỏ toàn bộ thận bị ảnh hưởng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sỏi bàng quang: triệu chứng, nguyên nhân và biến chứng

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -

Từ khóa » đau Hố Thận Trái