Con Người Sống Trên đời Nên Biết Cúi đầu Ngẩng đầu đúng Lúc
Đời người là một chuyến hành trình mà chỉ khi đã trải qua hết những thăng trầm hỉ nộ ái ố mới biết đường ngắn hay dài, nếm qua nhiều vị rồi mới biết có vị chát có nhạt.
Ngạn ngữ có câu: "Cúi đầu là bông lúa, ngẩng đầu là cỏ dại". Ý nghĩa của câu nói này là, cây lúa càng chín hạt càng chắc, đầu sẽ rủ xuống; còn cỏ dại lúc nào cũng ngẩng đầu lên, thể hiện bản thân. Nhưng, người ta lại chỉ coi trọng bông lúa, chẳng mấy ai đoái hoài đến cỏ dại.
Trong cuộc sống, học được cách cúi đầu đúng lúc cũng là một loại trí tuệ. Gặp khi nghịch cảnh, ngẩng đầu chính là sự bền bỉ; gặp khi thuận lợi, cúi đầu là sự thanh tỉnh.
Ở vị trí thấp kém mà ngẩng đầu là khí phách, ở địa vị cao mà cúi đầu là sự khiêm tốn. Lúc thất ý, ngẩng đầu là sự tự tin, lúc đắc ý mà cúi đầu là sự độ lượng.
Ngẩng đầu lên làm người, nhất định có thể giành được hoa tươi cùng tán thưởng; cúi đầu làm việc, cũng có thể giành được sự tôn trọng và ngợi khen.
Muốn đứng trên thiên hạ, phải luôn nhớ học cách cúi đầu. Từ Nho gia thời xưa, học sinh nhập học trước tiên phải khấn đầu bái sư; tín đồ Phật giáo đến đại điện phải làm lễ bái. Giữa bạn bè với nhau, cũng phải học cúi đầu, biết khiêm tốn.
Dù bạn có nhiều tiền đến đâu, làm quan chức lớn đến đâu, nếu bạn biết cúi đầu nói chuyện thì trong suy nghĩ của người khác, hình tượng của bạn ý nghĩa hơn rất nhiều.
Trong cuộc đời mỗi người, dù là ngẩng đầu hay cúi đầu đều là hành động cao thượng, cực kỳ rộng lượng và sáng suốt.
Ngay cả khi cả đời không leo lên núi, thì trong lòng bạn nhất định nên có một ngọn núi. Nhờ đó, nó khiến bạn hướng đến chỗ cao mà tiến lên, giúp bạn luôn có mục tiêu để cố gắng. Dù rơi vào hoàn cảnh nào bạn cũng không bỏ cuộc, luôn ngẩng cao đầu, bởi nhìn thấy hy vọng của mình ở phía trước.
Dù cả đời cũng chưa từng nhìn thấy biển, nhưng gặp chuyện khó khăn bạn phải có ý chí lớn như biển cả bao la, có thể chưa mọi sự tình, cũng có khả năng bao dung con người với muôn hình muôn vẻ.
Chúng ta khó thể làm hài lòng tất cả mọi người xung quanh. Người vô duyên thì nói bao nhiêu cũng là thừa, người hữu duyên chỉ cần sự xuất hiện của bạn cũng có thể đánh thức mọi giác quan của họ.
Có người dù quen biết vài năm vẫn cảm thấy xa lạ khác thường, luôn có khoảng cách, giống như đám mây trên trời cao, không thể nào chạm đến. Nhưng, có người chỉ xuất hiện trong nháy mặt là thấy vô cùng thân quen, dường như tìm đúng người sau thời gian dài xa cách.
Cúi đầu bước lên dốc, ngẩng đầu khi xuống dốc. Cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, không phải lúc nào cũng hoàn hảo đúng ý.
Con người lúc may mắn, thuận lợi, đang trên đà phát triển, không nên kiêu ngạo, tự đắc mà quên đi quá khứ gian khổ. Lúc tuyệt vọng ở đáy cùng hố sâu cũng không bi lụy, ủ rũ, uể oải mà mất đi dũng khí tiếp tục bước đi. Biết quý trọng, đồng thời cũng phải hiểu được lòng khiêm tốn.
Đời này, ai cũng nên học cách duy trì tâm thái tích cực để đối đãi với thế gian, dùng tinh thần mạnh dạn để theo đuổi những mục tiêu tốt đẹp. Lúc đắc ý, nên cúi đầu trầm tĩnh không tùy tiện; lúc thất ý, nên ưỡn ngực ngẩng đầu không tiêu trầm. Không vì hoàn cảnh bên ngoài mà vui, cũng không vì bản thân mà buồn.
Sống trên đời, cầm lên được thì cũng phải buông xuống được. Cầm lên được là "sinh tồn", buông xuống được là "sống"; cầm lên được là năng lực, buông xuống được là trí tuệ. Có những người chẳng cầm lên nổi nên không có gì để buông xuống; có những người lại cầm lên quá nhiều rồi lại tiếc không muốn buông.
Đừng để cuộc sống xung quanh quyết định đến cảm xúc của chúng ta. Học cách buông bỏ, suy nghĩ thoáng, không cưỡng cầu. Biết buông đúng lúc, tìm kiếm con đường mới, dẹp tan sự mệt mỏi của tâm hồn, ắt tâm thế sẽ an nhiên.
Sở dĩ con người ta phiền muộn là vì luôn nhớ những thứ không nên nhớ, chuyện buồn thường nhớ quá lâu. Trong khi đó, cái khiến người ta nên ghi nhớ nhất chính là những chuyện khiến ta vui vẻ, hạnh phúc; những thứ đáng quên nhất chính là chuyện khiến ta đau buồn.
Biết kiểm soát bản thân, ngẩng đầu cúi đầu, rồi lại cúi đầu ngẩng đầu. Lúc ngẩng đầu nên giữ được khí phách và mỉm cười; lúc cúi đầu, cũng không làm mất nhân cách và sự tôn nghiêm. Ngẩng đầu cúi đầu đều đáng khen, cúi đầu ngẩng đầu mọi sự vẹn toàn.
Nhiều người cho rằng dù ở hoàn cảnh nào cũng phải tràn đầy tự tin, tuy nhiên đây là một nhận thức sai lầm. Có những thời điểm, biết cách cúi đầu, mới có ngày xuất đầu lộ diện. Sống ở đời, không phải cánh cửa nào cũng rộng mở thênh thang, có những cánh cửa cần bạn cúi đầu nghiêng người lách qua. Vì vậy, phải học cách cúi đầu để không gặp nhiều cản trở trong cuộc sống.
Biết cúi đầu, sẽ vĩnh viễn không va vào cửa; chịu nhượng bộ, sẽ vĩnh viễn không lui bước; người không mưu cầu nhiều, mới có thể có cảm giác thỏa mãn; người biết cảm ơn, mới có cảm giác hạnh phúc.
Một người nếu muốn thay đổi, phải học được cúi đầu trước những “khung cửa” thấp bé trên con đường nhân sinh. Có khi, chịu cúi đầu nhượng bộ cũng là một năng lực, nó không phải là tự ti, cũng không phải nhu nhược, mà là một sự sáng suốt. Có lẽ con đường nhân sinh của chúng ta sẽ càng thêm đặc sắc, năng lực của chúng ta sẽ càng thêm tiến bộ.
Xem thêm: Sa cơ lỡ vận đừng vội nản chí, trời sinh ta ắt có chỗ dùng
Từ khóa » Cúi đầu Là Một Loại Trí Tuệ
-
Cúi đầu Là Một Loại Trí Tuệ, Người Biết Hạ Mình Mới Có Thể Thành Công
-
Ở đời, Học được Cách Cúi đầu Cũng Là Một Loại Trí Tuệ - CafeBiz
-
Học Cách Cúi Đầu Cũng Là Một Loại Trí Tuệ - Thầy Thích Pháp Hòa
-
KHIÊM TỐN CŨNG LÀ MỘT LOẠI TRÍ TUỆ!... - Sống Khác - Skybooks
-
Học Người Nhật Cách Cúi đầu
-
Hạ Mình Là Trí Tuệ, Cúi đầu đúng Lúc Là Cách Sống Của Người Thành Công
-
Người Biết "cúi đầu" Mới Có Thể "ngẩng đầu" - Trí Thức VN
-
Học Người Nhật Cách Cúi đầu - Esuhai
-
Theo Anh/chị Vì Sao Trong Cuộc Sống Học được Cách Cúi đầu Là Một ...
-
Học Cách Cúi đầu Mới Là đỉnh Cao Trí Tuệ! - Hạt Giống Tâm Hồn
-
Vì Sao Học được Cách Cúi đầu Là Một Loại Trí Tuệ
-
KHIÊM TỐN CŨNG LÀ MỘT LOẠI TRÍ TUỆ! - Trải Nghiệm Sống
-
Cúi đầu Là Một Loại Trí Huệ, Người Biết Hạ Mình Mới Có Thể Thành ...
-
Biết "cúi đầu" đúng Lúc: Bí Quyết Làm Nên đại Sự Của Các Bậc Thánh ...