Hạ Mình Là Trí Tuệ, Cúi đầu đúng Lúc Là Cách Sống Của Người Thành Công

Muốn thành công, không thể kiêu ngạo, phải biết được cương nhu đúng lúc và phải học được cách “cúi đầu” khi lỡ vận sa cơ. “Những người thông thái thật sự cũng tựa như những bông lúa. Khi còn lép, chúng vươn cao đầu lên đầy kiêu hãnh, nhưng khi hạt đã đầy và chắc, chúng bắt đầu khiêm nhường cúi đầu xuống”.

“Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là thừa”

Sông sâu tĩnh lặng, lúa chín cúi đầu

Một người Nhật trưởng thành, trước khi nói chuyện với ai đó đều cúi đầu chào hỏi rất lịch sự bất kể giới tính, địa vị cao thấp ra sao. Câu thành ngữ: “Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu” là kim chỉ nam cho văn hóa ứng xử trong cuộc sống thường ngày của con người xứ Phù Tang.

Trong quan niệm của nhiều người Việt Nam, hành động cúi đầu giống như việc chúng ta đang tạ lỗi với một ai đó hay biểu hiện cho thấy mình thấp kém hơn người đối diện. Nhưng với người Nhật Bản, cúi đầu là tâm thái vô cùng quen thuộc và quan trọng trong mọi cuộc gặp gỡ.

Biết cúi đầu mới là trưởng thành, biết hạ mình mới là cao thủ

Đôi khi cúi đầu chính xác là sự tạ lỗi, nhưng hầu như đối với người Nhật thì nó là một lời chào hỏi lịch sự, lời cảm ơn chân thành hay đặc biệt hơn là sự tôn trọng dành cho người đối diện. Đây là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một cách ứng xử văn minh rất đáng để học hỏi.

Cúi đầu để thấu hiểu bản thân mình nhiều hơn

Chỉ một cái cúi đầu đơn giản, nhưng lại là hành vi đánh giá rất rõ cách ứng xử giữa người với người. Động thái này không đồng nghĩa với thấp hèn hay chịu đựng, nó chứng tỏ thái độ nhẫn nại, khiêm nhường, thể hiện rằng bản thân là một người có văn hóa và đạo đức. Giá trị của một người cũng là ở tâm thái nâng người khác lên ngang bằng với thứ bậc của chính mình.

Khiêm tốn cũng chính là tự nâng mình lên một bậc

Người xưa vẫn dạy “núi cao còn có núi cao hơn” để minh chứng cho hành vi cúi đầu này. Điều đó cho thấy tinh thần học hỏi, cầu tiến luôn làm người ta ngày càng phát triển hơn chứ không thấp kém đi. Biết thừa nhận sự bình thường của mình và nể trọng thành công của người khác, chính là hành động mang lại kết quả và thành tích cao hơn cho mình trong tương lai.

Có những người không chịu được sự thành công của bạn bè và đồng nghiệp của mình, chứng kiến cảnh họ phất lên như diều gặp gió thì luôn muốn tìm đủ mọi cách để dìm họ xuống và nâng bản thân mình lên. Đôi khi họ đạt được mục đích chính. Nhưng phần lớn là mãi lận đận trên con đường phát triển sự nghiệp. Bởi suy cho cùng, cuộc đời không hề bất công. Chỉ muốn ngẩng lên mà không chịu cúi xuống học hỏi, kết cục thất bại chỉ là điều hiển nhiên mà thôi.

Núi cao còn có núi khác cao hơn, hãy học cách khiêm tốn

Những cá nhân đạt được thành công nhanh nhất, vang dội nhất lại thường là những người hành động trong im lặng. Họ không cố gắng khoe khoang thành tích khi chỉ mới đi được một nửa chặng đường. Họ cũng không “dục tốc bất đạt”, tìm đủ mọi cách đi đường tắt. Tất cả đều nhờ vào tâm thái nhẫn nhịn, chịu đựng và khiêm nhường. Tích cực cúi đầu học hỏi, kết quả sẽ luôn như mong muốn.

Khiêm tốn để thành công

Giản dị, khiêm tốn là hai đức tính biểu hiện cho nét đẹp của một người có văn hóa và đạo đức. Họ sống nhún nhường không phải là chịu đựng trong khổ cực, chỉ vì khoe khoang chẳng làm họ hạnh phúc hơn mà còn kéo lùi thành công của họ xa hơn mà thôi. Giá trị của họ cũng từ đó mà tăng theo và khiến cho người đời ngày càng nể phục hơn.

Tri thức làm người ta khiêm tốn, ngu dốt khiến người ta kiêu ngạo

Abraham Lincoln, một trong những vị tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ, đã không ngừng nỗ lực đứng dậy từ những thất bại và đau thương trong đời. Ông luôn là người tiên phong để dấn thân và hy sinh quên mình, mang lại những lợi ích cho quốc gia và nâng cao phẩm giá người Mỹ trên trường quốc tế.

Trong một ngày lễ Tạ Ơn, ông đã phát biểu như sau: “Tất cả những điều tốt đẹp chúng ta có ngày nay không phải do một người nào trên đời hướng dẫn hay do bàn tay của con người làm nên. Tất cả những điều đó là những món quà quý giá đặc biệt mà Thiên Chúa toàn năng đã làm cho chúng ta”. Cuối cùng, dù bản thân là một vị thống tướng cao cấp nhất, nhưng ông vẫn luôn chịu đựng sự thấp kém để tạ ơn Thượng Đế, dâng hiến chính mạng sống của mình cho chính nghĩa vĩ đại.

Người khiêm hạ nói ít mà làm nhiều, nhưng làm đến đâu thì chắc đến đó

Kết: Cúi đầu học hỏi, nhẫn nhịn khiêm tốn, không phải là hình thức khuyến khích chúng ta luồn cúi cam chịu. Hành động này là để nhắc nhở bản thân luôn thận trọng và học cách ứng xử cho sự phát triển của mình mỗi ngày. Tuổi trẻ thì thường kiêu căng ngạo mạn, ngông cuồng không coi ai ra gì. Chúng ta cũng đã từng trải qua giai đoạn hiếu thắng, muốn bản thân mình đứng trên vạn người. Kết quả của những hành động đó cũng đã khai sáng cho ta đức tính nhường nhịn, khiêm cung và chấp nhận thành công của người khác dễ dàng hơn.

Từ khóa » Cúi đầu Là Một Loại Trí Tuệ