Theo Anh/chị Vì Sao Trong Cuộc Sống Học được Cách Cúi đầu Là Một ...

`1)` Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích : Tự sự + nghị luận 

Nội dung chính Show
  • Cúi đầu với người nhà
  • Cúi đầu trước người ưu tú hơn mình
  • Cúi đầu trước năm tháng
  • Video liên quan

`2)` Con bướm không thể bay ra khỏi căn phòng vì nó luôn tìm kiếm một lối thoát trong khoảng không gian trên cao của căn phòng mà nhất quyết không chịu bay xuống thấp hơn , nơi có những cửa sổ đang mở và cũng chính là lối nó đã bay vào . 

`3)`Từ " cúi đầu " trong đoạn trích được hiểu theo nghĩa là sự nhẫn nhục, thừa nhận những mặt bản thân yếu kém để khắc phục và cầu tiến .

`4)` Tôi đồng ý với ý kiến đó . Vì :

+ Việc biết thừa nhận mình sai , biết khắc phục và muốn học hỏi chính là sự can đảm mà không phải ai cũng có được . 

+ Biết cúi đầu thì mới ngẩng đầu được . Biết nhận lỗi , biết cái sai bản thân thì mới có thể khắc phục được . Đó chính là sự khôn ngoan , sự quyết đoán nhất .

Năm tháng luôn trôi qua một cách vô tình, dần dần bạn sẽ phát hiện ra, mình đã bước sang cái ngưỡng của tuổi trung niên, tới với cái năm tháng mà mình những tưởng còn rất xa vời.

Bước vào tuổi trung niên, là bước sang một giai đoạn cuộc đời, cuộc sống sau đó sẽ không còn có thể năng nổ, sôi nổi như khi còn niên thiếu, đối nhân xử thế cũng nên biết linh hoạt, mềm mỏng hơn, cuộc sống sớm muộn gì cũng đem lại cho chúng ta sự thay đổi, nếu bạn không muốn biết, không muốn thay đổi, cuối cùng sẽ chỉ mang lại phiền phức cho bản thân.

Cuộc đời về sau, chúng ta nên làm sao để tìm thấy một cuộc đời có ý nghĩa? Tôi cũng đã từng nói về vấn đề này với ông bà mình, người già, họ nói: "Con người ý à, khi bước vào tuổi trung niên rồi, phải học cách cúi đầu, nếu không thì càng về già sống càng không thuận, đừng xem thường chuyện này."

Vậy thì, người trung niên, rốt cuộc là nên cúi đầu ra sao?

Cúi đầu với người nhà

Tuổi trung niên, ai trong chúng ta cũng đều đã là trụ cột vững chãi của cả một gai đình lớn, tuyệt đối phải đối xử tốt với người nhà, học cách cúi đầu. Bất kể bạn là cha mẹ, hay là phận con cái, cũng cần phải đối xử với người thân xung quanh tốt một chút, cuộc sống mới mong ngày càng hạnh phúc và tốt đẹp.

Ba mẹ đang dần dần già đi, bạn có thể không thể cho họ một cuộc sống của một ông hoàng bà chúa, nhưng ít nhất hãy để họ an hưởng tuổi già một cách vui vẻ, không lo lắng hay bận tâm, muộn phiền.

Con người vợ, người kề bên ta suốt cả cuộc đời, nếu sau lưng không có sự ủng hộ và giúp đỡ của họ, đàn ông khó có thể tập trung trọn vẹn cho sự nghiệp và có được ngày hôm nay, chưa kể đó còn là mẹ của con chúng ta, bất luận là xuất phát từ yêu thương hay vì con cái, nghĩa vụ của bạn cũng là chăm sóc và bảo vệ đối phương.

Mâu thuẫn với người nhà, dù bạn có tranh cãi tới thắng lợi, thì nó cũng có ý nghĩa gì? Có giúp cha mẹ khỏe mạnh được không? Có khiến vợ con vui vẻ thoải mái hơn không?

Vì vậy, tới tuổi trung niên, phải học cách "cúi đầu" trước người nhà, cha mẹ đã tới cái tuổi không được tức giận nữa rồi, vợ con cũng không nên là cái máng để bạn thích trút gì thì trút. Xảy ra chuyện gì, bình tĩnh lại, cùng nhau trò chuyện, trao đổi và gỡ rối, hãy để cuộc sống tìm thấy hạnh phúc của nó trong sự hòa bình và nhẹ nhàng nhất có thể.

Cúi đầu trước người ưu tú hơn mình

Người xưa nói "trong ba người đồng hành, ắt có một người là thầy của ta", bước vào tuổi trung niên, hãy học cách cúi đầu trước người giỏi giang hơn mình. Người khác ưu tú hơn bạn, bạn nên khiêm tốn mà tiếp thu, học hỏi, chứ không phải sĩ diện, cố tỏ ra ta đây hơn người, kiêu ngạo, cãi tay đôi tới cùng, nó sẽ chỉ càng khiến người khác thấy được sự ngạo mạn và xuẩn ngốc của bạn hơn mà thôi.

Có câu "người còn có người giỏi hơn, núi còn có núi cao hơn", một người, chỉ khi học được sự khiêm tốn, mới mong có được thành tựu to lớn, nếu mới chỉ có chút thành tựu nhỏ nhoi mà đã không coi ai ra gì, vậy thì bạn chính là đang tự mình diệt mình, không đáng và cũng chẳng nên.

Đặc biệt là người trung niên, rất nhiều phương diện không còn được như lúc trẻ nữa, nếu lúc này mà không học cách giữ cho mình một sự trầm ổn, bình tĩnh, vậy thì sẽ chỉ càng rước thêm nhiều chuyện rắc rối vào thân, thậm chí còn vì vậy mà đắc tội với người khác, nhiều khi còn hủy luôn cả con đường sự nghiệp của mình.

Học cách cúi đầu khi gặp người tài giỏi hơn, vừa có thể khiến mình ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, đồng thời có thể kết thêm nhiều người bạn ưu tú hơn, bất kể ra sao, đó cũng đều là chuyện tốt.

Cúi đầu trước năm tháng

Có nhiều người có thể cảm thấy rằng, à, mình cũng chỉ vừa bước vào ngưỡng cửa trung niên thôi, cách giai đoạn già còn xa lắm, thực ra, khi còn trẻ, bạn cũng đã từng nghĩ vậy.

Năm tháng sẽ chẳng vì ai mà dừng lại, chúng ta cúi đầu, không phải là để lãng phí thời gian, mà là để biết cách trân trọng hơn, dù là gia đình hay những nỗ lực nên có trên đường đời, hãy cố gắng hết sức đi trân trọng, nếu không cuộc sống của bạn sẽ để lại những tiếc nuối.

Thứ tình cảm muốn thể hiện ra, những tâm tư lâu nay cất giấu trong lòng, những ước mơ dang dở muốn thực hiện, hãy trân trọng thời gian mà mau chóng đi hoàn thành, đừng bao giờ cho rằng cuộc đời còn lại là rất dài, bởi lẽ năm tháng sẽ không vì bạn mà suy nghĩ lại, thay đổi tốc độ trôi của nó, điều duy nhất chúng ta có thể làm là trân trọng hiện tại, cúi đầu trước năm tháng đang dần trôi.

Vì vậy, bước vào tuổi trung niên, hãy học cách trân trọng và cảm ơn thời gian, làm tốt việc mình đang làm, bảo vệ tốt người bên cạnh, đi thực hiện những ước mơ dang dở…, có vậy chúng ta mới sống một cuộc đời không hối tiếc.

Lời kết:

Cúi đầu, không phải nhận thua, mà là để đi ôm lấy thế giới theo cách tốt đẹp hơn, đồng thời nâng cao bản thân hơn. Bước vào tuổi trung niên, trân trọng hiện tại, sống cho trước mắt, nỗ lực hết sức, đừng để lại tiếc nuối.

Đời người là một chuyến hành trình mà chỉ khi đã trải qua hết những thăng trầm hỉ nộ ái ố mới biết đường ngắn hay dài, nếm qua nhiều vị rồi mới biết có vị chát có nhạt.

Ngạn ngữ có câu: "Cúi đầu là bông lúa, ngẩng đầu là cỏ dại". Ý nghĩa của câu nói này là, cây lúa càng chín hạt càng chắc, đầu sẽ rủ xuống; còn cỏ dại lúc nào cũng ngẩng đầu lên, thể hiện bản thân. Nhưng, người ta lại chỉ coi trọng bông lúa, chẳng mấy ai đoái hoài đến cỏ dại.

Trong cuộc sống, học được cách cúi đầu đúng lúc cũng là một loại trí tuệ. Gặp khi nghịch cảnh, ngẩng đầu chính là sự bền bỉ; gặp khi thuận lợi, cúi đầu là sự thanh tỉnh.

Ở vị trí thấp kém mà ngẩng đầu là khí phách, ở địa vị cao mà cúi đầu là sự khiêm tốn. Lúc thất ý, ngẩng đầu là sự tự tin, lúc đắc ý mà cúi đầu là sự độ lượng.

Ngẩng đầu lên làm người, nhất định có thể giành được hoa tươi cùng tán thưởng; cúi đầu làm việc, cũng có thể giành được sự tôn trọng và ngợi khen.

Muốn đứng trên thiên hạ, phải luôn nhớ học cách cúi đầu. Từ Nho gia thời xưa, học sinh nhập học trước tiên phải khấn đầu bái sư; tín đồ Phật giáo đến đại điện phải làm lễ bái. Giữa bạn bè với nhau, cũng phải học cúi đầu, biết khiêm tốn.

Dù bạn có nhiều tiền đến đâu, làm quan chức lớn đến đâu, nếu bạn biết cúi đầu nói chuyện thì trong suy nghĩ của người khác, hình tượng của bạn ý nghĩa hơn rất nhiều.

Trong cuộc đời mỗi người, dù là ngẩng đầu hay cúi đầu đều là hành động cao thượng, cực kỳ rộng lượng và sáng suốt.

Ngay cả khi cả đời không leo lên núi, thì trong lòng bạn nhất định nên có một ngọn núi. Nhờ đó, nó khiến bạn hướng đến chỗ cao mà tiến lên, giúp bạn luôn có mục tiêu để cố gắng. Dù rơi vào hoàn cảnh nào bạn cũng không bỏ cuộc, luôn ngẩng cao đầu, bởi nhìn thấy hy vọng của mình ở phía trước.

Dù cả đời cũng chưa từng nhìn thấy biển, nhưng gặp chuyện khó khăn bạn phải có ý chí lớn như biển cả bao la, có thể chưa mọi sự tình, cũng có khả năng bao dung con người với muôn hình muôn vẻ.

Chúng ta khó thể làm hài lòng tất cả mọi người xung quanh. Người vô duyên thì nói bao nhiêu cũng là thừa, người hữu duyên chỉ cần sự xuất hiện của bạn cũng có thể đánh thức mọi giác quan của họ.

Có người dù quen biết vài năm vẫn cảm thấy xa lạ khác thường, luôn có khoảng cách, giống như đám mây trên trời cao, không thể nào chạm đến. Nhưng, có người chỉ xuất hiện trong nháy mặt là thấy vô cùng thân quen, dường như tìm đúng người sau thời gian dài xa cách.

Cúi đầu bước lên dốc, ngẩng đầu khi xuống dốc. Cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, không phải lúc nào cũng hoàn hảo đúng ý.

Con người lúc may mắn, thuận lợi, đang trên đà phát triển, không nên kiêu ngạo, tự đắc mà quên đi quá khứ gian khổ. Lúc tuyệt vọng ở đáy cùng hố sâu cũng không bi lụy, ủ rũ, uể oải mà mất đi dũng khí tiếp tục bước đi. Biết quý trọng, đồng thời cũng phải hiểu được lòng khiêm tốn.

Đời này, ai cũng nên học cách duy trì tâm thái tích cực để đối đãi với thế gian, dùng tinh thần mạnh dạn để theo đuổi những mục tiêu tốt đẹp. Lúc đắc ý, nên cúi đầu trầm tĩnh không tùy tiện; lúc thất ý, nên ưỡn ngực ngẩng đầu không tiêu trầm. Không vì hoàn cảnh bên ngoài mà vui, cũng không vì bản thân mà buồn.

Sống trên đời, cầm lên được thì cũng phải buông xuống được. Cầm lên được là "sinh tồn", buông xuống được là "sống"; cầm lên được là năng lực, buông xuống được là trí tuệ. Có những người chẳng cầm lên nổi nên không có gì để buông xuống; có những người lại cầm lên quá nhiều rồi lại tiếc không muốn buông.

Đừng để cuộc sống xung quanh quyết định đến cảm xúc của chúng ta. Học cách buông bỏ, suy nghĩ thoáng, không cưỡng cầu. Biết buông đúng lúc, tìm kiếm con đường mới, dẹp tan sự mệt mỏi của tâm hồn, ắt tâm thế sẽ an nhiên.

Sở dĩ con người ta phiền muộn là vì luôn nhớ những thứ không nên nhớ, chuyện buồn thường nhớ quá lâu. Trong khi đó, cái khiến người ta nên ghi nhớ nhất chính là những chuyện khiến ta vui vẻ, hạnh phúc; những thứ đáng quên nhất chính là chuyện khiến ta đau buồn.

Biết kiểm soát bản thân, ngẩng đầu cúi đầu, rồi lại cúi đầu ngẩng đầu. Lúc ngẩng đầu nên giữ được khí phách và mỉm cười; lúc cúi đầu, cũng không làm mất nhân cách và sự tôn nghiêm. Ngẩng đầu cúi đầu đều đáng khen, cúi đầu ngẩng đầu mọi sự vẹn toàn.

Nhiều người cho rằng dù ở hoàn cảnh nào cũng phải tràn đầy tự tin, tuy nhiên đây là một nhận thức sai lầm. Có những thời điểm, biết cách cúi đầu, mới có ngày xuất đầu lộ diện. Sống ở đời, không phải cánh cửa nào cũng rộng mở thênh thang, có những cánh cửa cần bạn cúi đầu nghiêng người lách qua. Vì vậy, phải học cách cúi đầu để không gặp nhiều cản trở trong cuộc sống.

Biết cúi đầu, sẽ vĩnh viễn không va vào cửa; chịu nhượng bộ, sẽ vĩnh viễn không lui bước; người không mưu cầu nhiều, mới có thể có cảm giác thỏa mãn; người biết cảm ơn, mới có cảm giác hạnh phúc.

Một người nếu muốn thay đổi, phải học được cúi đầu trước những “khung cửa” thấp bé trên con đường nhân sinh. Có khi, chịu cúi đầu nhượng bộ cũng là một năng lực, nó không phải là tự ti, cũng không phải nhu nhược, mà là một sự sáng suốt. Có lẽ con đường nhân sinh của chúng ta sẽ càng thêm đặc sắc, năng lực của chúng ta sẽ càng thêm tiến bộ.

Xem thêm: Sa cơ lỡ vận đừng vội nản chí, trời sinh ta ắt có chỗ dùng

Từ khóa » Cúi đầu Là Một Loại Trí Tuệ