Cơn Tăng Huyết áp Cấp Cứu, Khẩn Cấp: Dấu Hiệu, Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp và là yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành, mạch máu não. Tăng huyết áp gồm 2 thể lâm sàng: tăng huyết áp cấp cứu và tăng huyết áp khẩn cấp. Trong đó, tăng huyết áp cấp cứu có khả năng để lại tổn thương nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Cơn tăng huyết áp được định nghĩa là khi huyết áp tăng lên nhanh chóng, nặng và nghiêm trọng (huyết áp tâm thu (HATT) > 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) > 120 mmHg). Tình trạng này có thể gặp ở những bệnh nhân tăng huyết áp mạn tính.
Tăng huyết áp gồm 2 thể lâm sàng: tăng huyết áp cấp cứu và tăng huyết áp khẩn cấp.
Tăng huyết áp cấp cứu là gì?
Tăng huyết áp cấp cứu là hiện tượng huyết áp tăng cao nghiêm trọng (HATT > 180 mmHg và/hoặc HATTr > 120 mmHg), có kèm theo tổn thương cơ quan đích mới xuất hiện, tiến triển hoặc nặng hơn. Khi gặp phải tình trạng này, bệnh nhân cần nhập viện khoa cấp cứu và điều trị bằng thuốc đường tĩnh mạch. (1)
Các tổn thương cơ quan đích thường gặp là: xuất huyết nội sọ, xuất huyết dưới nhện, bệnh não tăng huyết áp, đột quỵ thiếu máu não, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim cấp, suy thất trái cấp tính kèm phù phổi, đau ngực không ổn định, phình bóc tách động mạch chủ, suy thận cấp, viêm cầu thận cấp, sản giật, bệnh võng mạc ác tính…
>> Xem thêm: Cách xử trí tăng huyết áp cấp cứu tại nhà theo hướng dẫn Bộ Y tế
Tăng huyết áp khẩn cấp là gì?
Tăng huyết áp khẩn cấp là hiện tượng huyết áp tăng cao (HATT > 180 mmHg và/hoặc HATTr > 120 mmHg), nhưng không có bằng chứng tổn thương cơ quan đích.
Tăng huyết áp khẩn cấp có thể xảy ra trên:
- Bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát hoặc thứ phát nặng chưa có biến chứng;
- Bệnh nhân sau phẫu thuật;
- Bệnh nhân tăng huyết áp với chảy máu cam nặng;
- Do ngưng thuốc điều trị huyết áp đột ngột hoặc không tuân thủ điều trị
- Do lo lắng, hốt hoảng, đau, và có thể có một số loại thuốc gây cơn tăng huyết áp.
- Bệnh nhân tăng huyết áp khẩn cấp có khả năng được điều trị ngoại trú và có thể điều trị bằng thuốc uống tích cực.
Phương pháp điều trị tăng huyết áp khẩn cấp phổ biến là dùng thuốc uống và hạ huyết áp từ từ trong 24 – 48 giờ. Sở dĩ phải hạ huyết áp từ từ vì hiện không có bằng chứng về lợi ích trong việc hạ nhanh huyết áp ở những bệnh nhân không có dấu hiệu tổn thương cơ quan đích. Ngược lại, việc hạ huyết áp quá nhanh, đột ngột còn làm giảm tưới máu, từ đó gây tổn thương cơ quan đích, chẳng hạn như thiếu máu não hoặc thiếu máu cục bộ cơ tim. (2)
Trong thực hành lâm sàng, việc dùng thuốc nifedipine nhỏ dưới lưỡi để hạ áp trong tăng huyết áp khẩn cấp đã không còn được khuyến cáo. Nguyên nhân là nó có thể gây hạ huyết áp nhanh, nghiêm trọng, là căn nguyên khởi phát các biến cố thiếu máu não, thiếu máu cơ tim.
Tăng huyết áp cấp cứu và phương pháp điều trị hiệu quả
Nếu có nghi ngờ về mặt lâm sàng, cần bắt đầu điều trị ngay mà không chờ kết quả xét nghiệm. Phương pháp điều trị tăng huyết áp cấp cứu tùy thuộc vào loại tổn thương các cơ quan đích nào, ranh giới và mức độ ra sao.
Mục tiêu của bác sĩ khi điều trị tăng huyết áp cấp cứu là hạ huyết áp tâm thu không quá 25% trong khoảng 1 giờ đầu, nếu ổn định thì giảm xuống 160/100 – 110 mmHg trong 2 – 6 giờ tiếp theo, thận trọng hạ huyết áp về bình thường sau 24 – 48 giờ. (3)
Trong những trường hợp sau, cần có chỉ định riêng biệt:
- Bệnh nhân bóc tách động mạch chủ: HATT cần hạ xuống < 120 mmHg trong giờ đầu.
- Bệnh nhân có tiền sản giật, sản giật; bệnh nhân có cơn tăng huyết áp do u tủy thượng thận: HATT cần giảm xuống < 140 mmHg trong giờ đầu.
- Bệnh nhân nhồi máu não cấp trong vòng 72h có thể không dùng thuốc hạ áp trừ khi: huyết áp > 220/110 mmHg nên hạ huyết áp không quá 15% trong khoảng 24h đầu tiên; hoặc cần dùng thuốc tiêu sợi huyết nên hạ huyết áp < 185/110 mmHg trước truyền tiêu sợi huyết và duy trì huyết áp < 180/105 mmHg trong 24h đầu tiên sau truyền tiêu sợi huyết.
- Bệnh nhân nhồi máu não ≥ 72h: Nếu bệnh nhân được điều trị hạ áp trước đó thì mục tiêu huyết áp < 130/80 mmHg. Bệnh nhân chưa được điều trị hạ áp trước đó: huyết áp ≥ 140/90 mmHg điều trị mục tiêu < 130/80 mmHg, nếu chưa điều trị mà huyết áp < 140/9 mmHg thì không điều trị.
- Bệnh nhân xuất huyết nội sọ < 6h: Nếu huyết áp > 220 mmHg thì dùng thuốc hạ áp truyền tĩnh mạch và theo dõi sát. Nếu huyết áp 150 – 220 mmHg thì hạ huyết áp đến 140mmHg là an toàn và có thể có hiệu quả cải thiện chức năng. Không được hạ huyết áp < 140 mmHg.
Kiểm soát huyết áp tốt nhất là bằng thuốc tiêm truyền tĩnh mạch, vì dễ dàng điều chỉnh liều và tránh hạ quá mức. Nên lựa chọn thuốc có tác dụng nhanh, ngắn, hiệu lực mạnh, hồi phục nhanh, ít tác dụng phụ và nên có sẵn uống để thuận lợi cho quá trình chuyển đổi thuốc khi ra viện.
Một số thuốc truyền tĩnh mạch thường được dùng hiện nay: Sodium nitroprusside, nicardipine, nitroglycerine, labetalol, hydralazine, esmolol, enalaprilat, fenoldopam, phentolamine…
Ngoài việc xác định các cơ quan đích bị tổn thương và các can thiệp điều trị đặc biệt, việc xác định và xử lý những yếu tố thúc đẩy làm tình trạng tăng huyết áp nặng thêm như đau, lo lắng, sử dụng thuốc kích thích (như amphetamine, cocaine…) là rất cần thiết.
Bên cạnh việc tìm các yếu tố thúc đẩy, chẩn đoán tìm nguyên nhân gây tăng huyết áp và xử lý nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng. Người ta nhận thấy có một tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp cấp cứu có nguyên nhân thứ phát gây tăng huyết áp.
Tóm lại, tăng huyết áp cấp cứu là tình trạng cần được chẩn đoán và hạ áp ngay lập tức. Sử dụng những loại thuốc phù hợp với từng bệnh cảnh lâm sàng cụ thể, theo sự chỉ định của bác sĩ nhằm giảm tối thiểu các biến chứng nặng, và đe dọa.
Xem thêm một số biến chứng tăng huyết áp tại đây.
Nếu huyết áp của bệnh nhân > 180/120mmHg và có các triệu chứng liên quan đến tổn thương cơ quan đích như tê bì/yếu liệt chi, suy giảm ý thức, nói khó, đau ngực, khó thở, đau lưng, nhìn mờ, buồn nôn hoặc nôn, đó được coi là tình trạng tăng huyết áp cấp cứu.
Lúc này, cần gọi cấp cứu ngay để bệnh nhân nhận được sự chăm sóc y tế kịp thời, tránh tổn thương các cơ quan nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Khi được điều trị nhanh và đúng cách, bệnh nhân sẽ có tiên lượng tốt. (4)
Các kiến thức cơ bản này đặc biệt cần thiết đối với người bệnh cũng như người thân để nhận diện cơn tăng huyết áp cấp cứu kịp thời, biết cách xử lý khi tăng huyết áp cấp cứu xảy ra, từ đó được điều trị đúng cách, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được trang bị hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, các trang thiết bị tối tân, cùng với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, không chỉ có chuyên môn cao mà còn luôn tận tụy, hết lòng vì người bệnh. Khi đến thăm khám và điều trị các bệnh lý tim mạch tại đây, người bệnh sẽ được trải nghiệm dịch vụ khám, tư vấn, điều trị toàn diện và chuyên nghiệp, mang đến hiệu quả chữa trị và sự hài lòng ở mức cao nhất.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Để phòng ngừa những cơn tăng huyết áp cấp cứu, người bị tăng huyết áp cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Những người chưa bị tăng huyết áp nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ nên đi khám định kỳ tại bệnh viện uy tín để được đánh giá toàn diện và chuyên sâu tình trạng của mình, từ đó có các can thiệp điều trị kịp thời.
Từ khóa » Khẩn Cấp Huyết áp
-
Cách Xử Lý Tăng Huyết áp Khẩn Cấp | Vinmec
-
Tăng Huyết áp Cấp Cứu Và Khẩn Cấp | Vinmec
-
Cơn Tăng Huyết áp Cấp Cứu Và Khẩn Cấp - Hội Tim Mạch Học Việt Nam
-
Cơn Tăng Huyết áp Cấp Cứu Và Một Số điều Cần Biết
-
Sự Nguy Hiểm Của Cơn Tăng Huyết áp Khẩn Cấp
-
Tăng Huyết áp Cấp Cứu - Rối Loạn Tim Mạch - Cẩm Nang MSD
-
Bạn Có Biết: 8 Cách Hạ Huyết áp Khẩn Cấp Cực Kì Hiệu Quả - Docosan
-
Cơn Tăng Huyết áp Khẩn Cấp Có Nguy Hiểm Không?
-
Cách Hạ Huyết áp Khẩn Cấp - Thầy Thuốc Việt Nam
-
Những Cơn Tăng Huyết áp Khẩn Cấp Nguy Hiểm đến Mức Nào?
-
Cách Hạ Huyết áp Khẩn Cấp Và Những Biến Chứng ... - Trung Tâm VMC
-
️ Nhận Diện Tăng Huyết áp Cấp Cứu - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Cơn Tăng Huyết Áp - Bệnh Viện Đại Học Y Dược