️ Nhận Diện Tăng Huyết áp Cấp Cứu - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
Phân loại tăng huyết áp cấp cứu
Phân loại theo Chẩn đoán và điều trị hiện nay
- Tăng huyết áp kịch phát (Hypertensive urgencies);
- Tăng huyết áp khẩn cấp (Accelerated hypertensive);
- Tăng huyết áp ác tính (Malignant hypertensive), là loại Tăng HA gây tổn thương cơ quan đích không hồi phục, ít đáp ứng với thuốc điều trị.
- Tất cả các cơn tăng huyết áp cấp cứu này đều có huyết áp tâm trương đo được lớn hơn 120mmHg.
Phân loại theo Ủy ban quốc gia chung về tăng huyết áp
Tăng huyết áp kịch phát (Hypertensive Urgencies) là cơn tăng huyết áp đột ngột và không kèm tổn thương cơ quan đích, có chỉ số huyết áp tâm thu >220mmHg và tâm trương > 120mmHg. Mục tiêu điều trị cơn tăng huyết áp kịch phát là hạ huyết áp trong vòng 14 – 48 giờ bằng cách dùng thuốc có thể dùng thuốc đường uống ( ưu tiên thuốc lợi tiểu đường uống ).Bệnh nhân bị tăng huyết áp cấp cứu kịch phát được theo dõi tại bệnh viện trong 24 - 48 giờ hoặc nhiều hơn về khả năng đáp ứng với thuốc và tác dụng phụ hay biến chứng. Tăng huyết áp khẩn cấp (Hypertensive Emergencies) là cơn tăng huyết áp có kèm tổn thương cơ quan đích. Mục tiêu điều trị cơn tăng huyết áp khẩn cấp là phải hạ huyết áp trung bình xuống 25% hay huyết áp tâm trương < 110 mmHg trong vài phút đến vài giờ.
Chẩn đoán tăng huyết áp cấp cứu
Dựa vào chỉ số HA và tổn thương các cơ quan đích do Tăng HA gây ra cấp tính :
- Đau đầu dữ dội, xuất huyết não, đột quỵ;
- Bị suy tim trái cấp (khó thở, hen tim);
- Đáy mắt bị tổn thương độ 3 – 4 (xuất huyết, phù gai);
- Bị suy thận cấp;
- Phình bóc tách động mạch chủ;
- Xuất huyết hệ động mạch cảnh ngoài.
Điều trị tăng huyết áp cấp cứu
Hướng dẫn điều trị tăng huyết áp cấp cứu:
Khi bị tăng huyết áp cấp cứu bệnh nhân cần được nhập viện để điều trị hạ huyết áp bằng tiêm thuốc đường tĩnh mạch ngay để làm giảm các biến cố, với mức hạ huyết áp trung bình không quá 25% trong vòng vài phút đến 1 giờ đầu tiên. Sau đó, nếu bệnh nhân ổn định thì tiếp tục giảm thêm huyết áp tâm thu xuống khoảng 160 mmHg và huyết áp tâm trương xuống khoảng 100-110 mmHg trong vòng 2 - 6 giờ tiếp theo. Sau khi dùng thuốc điều trị tăng huyết áp cấp cứu bằng đường tiêm tại cơ sở chăm sóc tích cực, huyết áp phải giảm sau vài phút đến vài giờ. Dự kiến huyết áp có thể trở về bình thường sau 24 - 48 giờ tiếp theo. Nếu nghi ngờ về mặt lâm sàng, bệnh nhân cần được điều trị ngay mà không chờ xét nghiệm thêm. Điều trị tăng huyết áp cấp cứu cần tránh giảm huyết áp quá mức vì có thể dẫn đến chứng thiếu máu cục bộ ở thận, não hay động mạch vành. Do đó, không áp dụng đối với bệnh nhân bị tách thành động mạch chủ, u tủy thượng thận và tiền sản giật hay sản giật nặng. Những bệnh nhân này cần được giảm huyết áp tâm thu xuống 140 mmHg trong 1 giờ đầu (riêng bệnh nhân bị tách thành động mạch chủ là 120 mmHg). Khi được điều trị tăng huyết áp cấp cứu đúng cách, bệnh nhân sẽ có tiên lượng tốt.
Các loại thuốc điều trị tăng huyết áp cấp cứu
Thuốc tiêm đường tĩnh mạch gồm có:
- Nitroprusside: Liều dùng 0,25 - 10 mg/kg/phút (liều tối đa chỉ 10 phút), có tác dụng tức thì và kéo dài trong 1 - 2 phút. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng không mong muốn là có thể gây buồn nôn, nôn, giật cơ, đổ mồ hôi, nhiễm độc thiocyanate và cyanide. Thuốc được chỉ định trong hầu hết các trường hợp tăng huyết áp cấp cứu, nhưng cần cẩn thận khi áp lực nội sọ cao hoặc tăng ure máu;
- Nicardipine: Liều dùng 5 - 15 mg/giờ, bắt đầu tác dụng 1 - 5 phút sau khi tiêm và kéo dài trong 1 - 4 giờ. Thuốc có tác dụng không mong muốn là làm nhịp nhanh, nhức đầu, đỏ mặt, viêm tĩnh mạch khu trú. Thuốc được chỉ định trong hầu hết các trường hợp tăng huyết áp cấp cứu trừ suy tim cấp và cẩn thận khi thiểu năng vành;
- Nitroglycerin: Liều dùng 5 - 100 μg/phút, bắt đầu tác dụng 2 - 5 phút sau khi tiêm và kéo dài trong 3 - 5 phút. Tác dụng không mong muốn của thuốc là làm nhức đầu, nôn, methemoglobin máu, dung nạp thuốc khi dùng lâu. Thuốc được chỉ định trong hầu hết các trường hợp tăng huyết áp cấp cứu trừ trường hợp tăng nhãn áp và thiếu máu cơ tim;
- Hydralazine: Liều dùng 10 - 20 mg (tiêm tĩnh mạch) và 10 - 50 mg (tiêm bắp), bắt đầu tác dụng 10 - 20 phút sau khi tiêm tĩnh mạch và 20 - 30 phút sau khi tiêm bắp, có tác dụng kéo dài trong 3 - 8 giờ. Tác dụng phụ của thuốc điều trị tăng huyết áp cấp cứu này là làm nhịp nhanh, đỏ mặt, nhức đầu, nôn, làm nặng đau thắt ngực. Thuốc được chỉ định đặc biệt với trường hợp co giật;
- Esmolol: Liều dùng 250 - 500 μg/kg/phút tiêm tĩnh mạch trong 1 phút, sau đó truyền tĩnh mạch 500 - 1000 μg/kg/phút. Có thể lặp lại liều 500 μg/kg mỗi 5 phút và tăng liều truyền tĩnh mạch thêm 50 μg/kg/phút (tối đa 300 μg/kg/phút). Sau khi tiêm 1 - 2 phút, thuốc bắt đầu có tác dụng và kéo dài trong 15 - 30 phút. Tác dụng phụ của thuốc điều trị tăng huyết áp cấp cứu này là làm tụt huyết áp và gây buồn nôn. Thuốc được chỉ định đặc biệt với trường hợp bóc tách động mạch chủ sau phẫu thuật;
- Enalaprilat: Liều dùng 1,25 - 5 mg mỗi 6 giờ truyền tĩnh mạch, có tác dụng 15 - 30 phút sau khi truyền và kéo dài trong 6 giờ. Tác dụng phụ của thuốc điều trị tăng huyết áp cấp cứu này là làm tụt huyết áp khi renin cao, đáp ứng thay đổi. Thuốc được chỉ định đặc biệt với trường hợp suy thận trái cấp;
- Labetalol: Liều dùng 20 - 80 mg mỗi 10 phút tiêm tĩnh mạch và 0,5 - 2 mg/phút truyền tĩnh mạch, bắt đầu có tác dụng sau 5 -10 phút và kéo dài trong 3 - 6 giờ. Tác dụng phụ của thuốc là gây nôn, ngứa da đầu, nóng cổ họng, chóng mặt, buồn nôn, block tim,
Tụt huyết áp tư thế. Thuốc được chỉ định với hầu hết trường hợp tăng huyết áp cấp cứu trừ suy tim cấp. Thuốc dùng đường uống gồm có:
- Nitroglycerine (dạng xịt hoặc ngậm dưới lưỡi);
- Captopril (ngậm dưới lưỡi);
- Clonidin;
- Adalate (dạng dịch, viên nhộng, nhỏ dưới lưỡi);
- Natispray (dạng xịt dưới lưỡi).
Nhận diện và điều trị cơn tăng huyết áp cấp cứu đúng cách giúp người bệnh được cứu chữa kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng. Các kiến thức này đặc biệt cần thiết với người có nguy cơ tăng huyết áp hoặc đã bị tăng huyết áp cũng như người thân bệnh nhân để biết cách xử lý khi tăng huyết áp cấp cứu xảy ra.
Quy trình kiểm tra nguyên nhân thực thể thứ phát gây Tăng HA cấp cứu sau điều trị cấp cứu:
Tầm soát theo cơ quan đích. Những nguyên nhân cụ thể như hình minh hoạ kèm theo
Xem thêm: Yếu tố nguy cơ và dinh dưỡng trong tăng huyết áp
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Khẩn Cấp Huyết áp
-
Cơn Tăng Huyết áp Cấp Cứu, Khẩn Cấp: Dấu Hiệu, Cách điều Trị
-
Cách Xử Lý Tăng Huyết áp Khẩn Cấp | Vinmec
-
Tăng Huyết áp Cấp Cứu Và Khẩn Cấp | Vinmec
-
Cơn Tăng Huyết áp Cấp Cứu Và Khẩn Cấp - Hội Tim Mạch Học Việt Nam
-
Cơn Tăng Huyết áp Cấp Cứu Và Một Số điều Cần Biết
-
Sự Nguy Hiểm Của Cơn Tăng Huyết áp Khẩn Cấp
-
Tăng Huyết áp Cấp Cứu - Rối Loạn Tim Mạch - Cẩm Nang MSD
-
Bạn Có Biết: 8 Cách Hạ Huyết áp Khẩn Cấp Cực Kì Hiệu Quả - Docosan
-
Cơn Tăng Huyết áp Khẩn Cấp Có Nguy Hiểm Không?
-
Cách Hạ Huyết áp Khẩn Cấp - Thầy Thuốc Việt Nam
-
Những Cơn Tăng Huyết áp Khẩn Cấp Nguy Hiểm đến Mức Nào?
-
Cách Hạ Huyết áp Khẩn Cấp Và Những Biến Chứng ... - Trung Tâm VMC
-
Cơn Tăng Huyết Áp - Bệnh Viện Đại Học Y Dược