Công Dụng Của Rau Húng Lủi Với Sức Khỏe Con Người Như Thế Nào
Có thể bạn quan tâm
Rau húng lủi là loại rau thơm quen thuộc với người dân Việt Nam. Vậy công dụng của rau húng lủi với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Rau húng lủi có thể chế biến với nhiều món ăn, ngoài ra cây còn được sử dụng để chế biến thành nhiều loại thảo dược chữa bệnh, xua đuổi muỗi. Không chỉ là rau thơm thông thường mà rau húng lủi còn có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem công dụng của rau húng lủi với sức khỏe con người như thế nào.
* Tổng quan về rau húng lủi
Húng lủi, húng nhủi, húng lũi, húng dũi hay húng láng đều chỉ một cây rau thơm thuộc họ Hoa môi, chi Bạc hà, mọc hoang tại châu Âu (ngoại trừ phía cực Bắc) và tây bắc châu Phi, tây nam châu Á.
Chú ý phân biệt với húng Láng ("Láng" là tên địa danh), các loài húng được phát triển trên đất kẻ Láng của kinh thành Thăng Long xưa (nay là các phường Láng Hạ, Láng Trung, Láng Thượng quận Đống Đa, Hà Nội) và/hoặc loài húng thơm xuất xứ từ kẻ Láng.
Húng lủi là loài cây thảo sống dai. Thân rễ mọc bò, thân bò dưới đất có vảy, thân trên mặt đất mang lá, phân nhánh, có thể cao đến 1 m. Lá có cuống, hình thuôn dài, mép khía răng cưa. Hoa hợp thành vòng ở kẽ lá. Quả bế, có nốt sần sùi. Toàn thân có mùi thơm, dùng làm gia vị ăn sống.
Cây rau húng là một loại thảo dược dùng được trong cả ẩm thực phổ biến trong các món ăn kiểu Ý và châu Á. Cây rau húng cũng là một thành viên của gia đình bạc hà. Rau húng có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và có mấy giống khác nhau là húng chanh, húng quế... Húng quế thường "khỏe" hơn và có thể được trồng như cây lâu năm ở vùng khí hậu ấm hơn. Ngoài hương vị hấp dẫn, húng quế còn có tính chất tăng cường sức khỏe đáng kể. Trong lá hung lủi có rất nhiều chất tự nhiên, giàu mangan, vitamin A, C, là nguồn cung cấp chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa.
* Công dụng của rau húng lủi
+ Chữa cảm cúm:
Lấy ít lá tươi nấu nước xông hoặc có kết hợp vài loại lá hương thơm khác.
+ Hen suyễn:
Hen suyễn là một bệnh lý có hai vấn đề chủ yếu xảy ra bên trong đường dẫn khí của phổi. Cho 30 - 40 lá húng quế vào 1 lít nước uống dần trong ngày là sẽ khỏi.
+ Viêm họng:
Húng lủi tươi 20g, rửa sạch, thái nhỏ; đường phèn 20g. Cho hai thứ vào bát, chưng cách thủy, chắt lấy nước, uống từ từ. Bã ngậm trong miệng mút lấy nước. Mỗi ngày làm 1 lần. Dùng 3 - 5 ngày.
+ Giúp hơi thở thơm mát:
Ngoài ra, rau húng lủi còn có công dụng tuyệt vời là giúp vệ sinh răng miệng, làm hơi thở thơm tho vì nó có khả năng ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn sống bám ở răng, lưỡi gây hôi miệng.
+ Trị nám bằng húng lủi:
Xay nhuyễn 100g cả lá húng và lá bạc hà. Trộn thêm một chút bột nghệ để tạo thành một hỗn hợp dạng bột. Thêm vào hỗn hợp chút nước hoa hồng rồi đắp mặt. 15-20 phút sau rửa sạch lại bằng nước ấm.
+ Chữa trị vết cắn côn trùng:
Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Phytotherapy Research (Anh) còn cho biết, tinh dầu húng lủi có đặc tính chống lở loét, dùng chữa trị những vết cắn của côn trùng như muỗi, ong... rất hiệu quả.
+ Ngừa ung thư:
Các nghiên cứu gần đây trên tạp chí hóa học của Mỹ cũng cho thấy húng lủi có khả năng phòng chống ung thư do trong rau chứa một loại hợp chất gọi là perillyl có khả năng “giải tán” sự tụ tập của các tế bào gây ung thư ruột, phổi, da...
+ Làm đẹp da:
Ngoài những công dụng chữa bệnh thì húng lủi có có tác dụng làm đẹp. Bạn có thể sử dụng trực tiếp lá húng lủi để làm đẹp cho làn da, mái tóc của mình và bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng nước ép lá bạc hà là một công cụ làm sạch da tuyệt vời. Nước húng lủi còn có tác dụng làm mềm da, chữa viêm nhiễm da, đồng thời trị mụn.
+ Chữa thâm quầng mắt:
Lấy một nắm hung lủi rửa sạch, để ráo, nghiền nhuyễn bằng máy xay sinh tố hoặc giã trong cối. Đổ hỗn hợp vào bình, cho thêm nước cốt ½ quả chanh. Dùng hỗn hợp đắp trực tiếp lên vùng quầng thâm dưới mắt và nằm thư giãn trong vòng 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước lạnh và thấm khô bằng khăn bông mềm, làm tuần tự 2 lần/ tuần, kết hợp uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả và một chế độ làm việc, nghỉ ngơi thích hợp.
+ Tốt cho tiêu hóa:
Rau húng lủi chứa dồi dào chất limonene, dihydrocarvone và cineol có tác dụng kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều men tiêu hóa, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Khi bạn cảm thấy dạ dày khó chịu, cho vài cọng húng lủi vào tách trà nóng, hoặc nhai sống rau húng lủi sẽ giúp bao tử dễ chịu hơn. Không chỉ vậy, húng lủi còn có thể cải thiện hội chứng kích ứng ruột, làm chậm sự tăng sinh của vi khuẩn và các loại nấm gây bệnh. Húng lủi cũng có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh suyễn và các bệnh về hô hấp do đặc tính kháng khuẩn của nó.
Rau húng lủi và bạc hà có giống nhau?
Rau húng lủi (húng dũi hay húng nhủi) là một loại rau húng thuộc họ Hoa môi, chi Bạc hà, phần lá nhỏ, màu xanh đậm và quanh viền có răng cửa, thân thuôn tròn, màu nâu tím. Cùng thuộc chi Bạc hà, lại có hình dáng tương đối giống nhau nên rau húng lủi và bạc hà (lá bạc hà) rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, đây là hai loại rau khác nhau, bởi nếu “tinh ý” bạn sẽ nhận thấy kích thước của lá bạc hà “nhỉnh hơn” rau húng lủi và có vị cay, ngát hương hơn.
Bà bầu ăn rau húng lủi được không?
Vốn là rau xanh có mùi thơm dễ chịu, dễ ăn và hợp vị với nhiều món ngon hấp dẫn, thế nhưng các chuyên gia dinh dưỡng thường không khuyến khích bổ sung rau húng lủi vào khẩu phẩn ăn dưỡng thai. Theo đó, bà bầu cần tránh ăn rau húng lủi trong thai kì, nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu (kì tam cá nguyệt thứ nhất), nhằm phòng ngừa tình trạng co thắt tử cung và nguy cơ xuất huyết, sảy thai.
Hướng dẫn cách trồng rau húng lủi
Nhìn chung, giá thành của rau húng lủi không quá đắt đỏ và có thể tìm mua dễ dàng. Tuy vậy nếu có hứng thú với công việc làm vườn, muốn tự tay trồng rồi thu hái rau tại nhà thì bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách trồng rau húng lủi đơn giản sau đây:
+ Cách trồng rau húng lủi bằng hạt:
Bên cạnh cách giâm chiết cành, nhiều gia đình cũng lựa chọn cách trồng rau húng lủi bằng hạt. Tuy nhiên với phương pháp này thời gian thu hoạch sẽ lâu hơn một chút và bạn phải dành thời gian chăm sóc tỉ mỉ.
Chọn mua hạt giống rau húng lủi từ nguồn cung cấp uy tín.
Sau khi mua hạt về, tiến hành ngâm nở hạt trong nước ấm khoảng 50 độ C từ 3 - 4 tiếng, theo tỉ lệ nước nóng và nước lạnh là 2:3.
Trộn đất sạch với phân trùn quế với công thức 1:1, trút vào thùng xốp hoặc chậu.
Gieo hạt xuống đất sâu khoảng 1 - 2cm, đặt ở khu vực mát mẻ, không nắng gắt. Chú ý tưới nước đều đặn hàng ngày và bón phân 1 lần/tháng.
+ Cách trồng rau húng lủi bằng cành (nhánh):
Phương pháp trồng rau húng lủi bằng cành chính là cách chiết cành già của cây rồi trồng thành một cây mới.
Chọn các cành húng lủi già, cứng và dài khoảng 10 – 15cm, chú ý tỉa bớt lá.
Tiến hành trộn đất sạch với phân trùn quế theo tỉ lệ 1:1.
Cắm cành húng lủi nghiêng so với mặt đất khoảng 50 - 60 độ. Đặt cây trong bóng mát, có nắng nhẹ, duy trì tưới nước hàng ngày và bón phân 1 lần/tháng, sau khoảng 1.5 - 2 tháng tháng là có thể thu hoạch rau để thưởng thức.
Một số lưu ý cần biết khi ăn rau húng lủi
Không thể phủ nhận rằng rau húng lủi nhỏ bé mang đến cho cơ thể khá nhiều chất dinh dưỡng quý giá, song để chúng có thể phát huy tốt công dụng của mình thì bạn phải đảm bảo sử dụng hợp lý, khoa học. Do vậy, xin nhắc bạn một vài lưu ý an toàn sau khi ăn rau húng lủi:
+ Không nên cho trẻ nhỏ ăn:
Khi chế biến các món ăn cho trẻ ăn dặm, cha mẹ nên hạn chế thêm rau húng lủi để phòng tránh tối đa các rủi ro sức khỏe.
+ Tránh sử dụng quá nhiều:
Chỉ nên dùng húng lủi như một loại rau thơm ăn kèm, tuyệt đối không lạm dụng quá nhiều hay ăn liên tục nhiều ngày. Mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 30 - 50g rau húng lủi, trong tuần khoảng 2 - 3 lần là tốt nhất.
+ Không thay thế thuốc đặc trị:
Ăn rau húng lủi có tác dụng cải thiện sức khỏe nhưng chỉ mang tính bổ trợ và không thay thế hoàn toàn cho thuốc đặc trị. Vì thế hãy tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời sử dụng rau húng lủi với lượng vừa phải.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của rau húng lủi với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gì đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của cải thìa với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của rau diếp với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của rau húng quế với sức khỏe con người như thế nào
Từ khóa » Cây Húng Nhủi
-
Rau Húng Nhũi Và Những Công Dụng Tuyệt Vời Mang Lại
-
Phân Biệt Bạc Hà Và Rau Húng Lủi - Đào Tạo Bếp Trưởng
-
Rau Húng Lủi Có Tác Dụng Gì? Đặc điểm Và Cách Trồng - Sfarm
-
Rau Húng Lủi - Đặc điểm, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc
-
Húng Lủi Loại Rau Thơm Phổ Biến, Tốt Cho Sức Khỏe, Trị Bệnh
-
Cây Rau Húng Lủi, Húng Láng, Húng Nhũi, Rau Gia Vị | Shopee Việt Nam
-
Húng Lủi - Rau Quý Trong Vườn - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Phân Biệt Rau Húng Lủi Và Bạc Hà - Namix
-
Cây Rau Húng Lủi - Chợ Hoa Online
-
Cách Chọn Bạc Hà, Cách Phân Biệt Bạc Hà Và Húng Lủi
-
Cây Rau Húng Lủi, Húng Láng, Húng Nhũi, Rau Gia Vị
-
Cách Phân Biệt Bạc Hà Và Rau Húng - Đặc Điểm, Tác Dụng Của ...
-
Rau Húng Lủi Có Tác Dụng Gì? Húng Lủi ăn Với Gì Là Tốt Nhất? - Eva