Cộng Sinh Là Gì? Ví Dụ Về Cộng Sinh - Phân Bón Huy Long

Cộng sinh là mối quan hệ hỗ trợ giữa hai hay nhiều loài sinh vật với nhau. Sự liên kết này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển. Cũng có trường hợp cộng sinh đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cây trồng và động vật nuôi. Phân bón Huy Long sẽ giới thiệu đến các bạn rõ hơn qua bài viết sau.

Khái niệm cộng sinh

Quan hệ cộng sinh là kiểu quan hệ mà hai hay nhiều loài sống chung với nhau sẽ mang lại lợi ích cho nhau. Đây là một dạng quan hệ hỗ trợ khác loài trong quần xã. Bên cạnh là mối quan hệ hội sinh và hợp tác. Điểm khác nhau là cộng sinh thì hai loài đều có lợi, còn các quan hệ hỗ trợ khác thì ít nhất một bên có lợi. 

Cộng sinh là một hiện tượng rất dễ bắt gặp trong tự nhiên. Hiện tượng này góp phần vào sự đa dạng sinh học giữa các loài. Các loài bắt buộc phải sống chung với nhau và không thể tồn tại độc lập. Hiện nay có ba dạng hình thức cộng sinh phổ biến. Đó là giữa thực vật với nấm hoặc vi khuẩn, giữa thực vật với động vật, giữa động vật với động vật. Đặc điểm cơ bản của quan hệ cộng sinh là các loài không thể sống tách rời nhau, các “đối tác” phải cung cấp các điều kiện cần thiết để đảm bảo sự phát triển không ngừng.

Một số ví dụ về cộng sinh trong tự nhiên

Vi sinh vật cộng sinh sống trong cơ quan tiêu hóa động vật nhai lại

Vi sinh vật sống trong cơ quan tiêu hóa động vật nhai lại hỗ trợ rất tốt cho chúng

Vi sinh vật đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân giải chất hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho động vật nhai lại 

Vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng tiết ra enzym xenlulaza giúp tiêu hóa xenlulozơ cung cấp cho cả hai và giúp tiêu hóa chất hữu cơ phức tạp thành đơn giản. Ở trong dạ múi khế, ruột non thì vi sinh vật cộng sinh sẽ bị tiêu hóa. Nhờ đó cung cấp được nguồn protein quan trọng cho cơ thể động vật. 

Vi khuẩn lam Anabaena zollae và bèo hoa dâu

Cộng sinh ở bèo hoa dâu và vi khuẩn lam

Bèo hoa dâu có nhiều vai trò quan trọng trong nông nghiệp

Bèo hoa dâu là loài dương xỉ thuộc giống Azolla. Thường được dùng làm phân xanh và thức ăn gia súc ở một số nước châu Á. Vi khuẩn lam có khả năng cố định nitơ (đạm) cung cấp cho bèo hoa dâu. Ngược lại bèo cung cấp đường cho vi khuẩn lam. 

Ngoài ra một số loài vi khuẩn lam khác có thể cộng sinh ở các nốt sần cỏ ba lá. Nhà nông có thể bổ sung thêm các chất hữu cơ cho đất, phân photpho và phân kali. Việc này sẽ tạo môi trường tốt để thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn lam. Từ đó cung cấp được lượng nitơ dinh dưỡng cho cây trồng. 

Tảo và nấm 

Tảo và nấm cộng sinh

Tảo và nấm cộng sinh còn gọi khác là địa y

Địa y là tên gọi khác về sự cộng sinh giữa nấm và tảo. Các sợi nấm sẽ hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. Tảo có chất diệp lục, sử dụng tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống cả hai. Địa y rất phổ biến và có thể sống được lâu, có thể sống ở bắc cực, sa mạc. Địa y khi chết phân hủy thành đất và tạo lớp mùn có lợi cho thực vật. Ngoài ra còn được dùng làm phẩm nhuộm, nước hoa và ứng dụng trong y học.

Cá hề cộng sinh với hải quỳ

Cá hề và hải quỳ

Cộng sinh giữa hải quỳ và cá hề trong tự nhiên

Với cấu tạo các xúc tu có tuyến nọc độc vừa giúp hải quỳ phòng thủ cũng như tấn công và tiêu hóa con mồi có kích thước lớn gấp nhiều lần. Cá hề có khả năng là loài duy nhất kháng lại được độc tố đó. Hải quỳ sẽ là nơi trú ẩn, đẻ trứng cho cá hề tránh khỏi sự đe dọa của các loài khác. Ngược lại phần thức ăn sót lại của cá hề sẽ làm nguồn dinh dưỡng tốt cho hải quỳ. Bên cạnh là việc cá hề khuấy động khu vực nước giúp làm tăng thêm lượng oxy cần thiết.

Vi khuẩn Rhizobium cộng sinh nốt sần cây họ Đậu

Quan hệ hỗ trợ cây họ Đậu và vi khuẩn

Cây họ Đậu và vi khuẩn cố định đạm là “đối tác” hỗ trợ rất nhiệt tình

Ở trạng thái tự do thì loài vi khuẩn này cũng như cây họ Đậu không thể sử dụng trực tiếp được lượng nitơ ngoài môi trường. Nhờ cơ chế cộng sinh này mà vi khuẩn cố định lượng nitơ cần thiết cho cây trồng. Còn cây trồng cung cấp các chất hữu cơ giúp cho vi khuẩn sinh trưởng. Thực tế hiện nay người ta thường trồng xen cây họ Đậu vào các cây khác để cung cấp lượng đạm cho đất, cho cây và có thể hạn chế được việc sử dụng phân đạm hóa học bổ sung, giảm thiểu chi phí và giúp bảo vệ môi trường. 

Quả thực mối quan hệ hỗ trợ này giữa các loài với nhau không chỉ giúp chúng đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển lâu dài mà còn làm đa dạng hệ sinh thái tự nhiên. Trong trồng trọt, chăn nuôi cần nên lưu ý những loài cộng sinh này để có thể đạt được lợi ích mong muốn. Không nên lạm dụng phân thuốc hóa học có khả năng giết chết các loài vi sinh vật, gây ô nhiễm môi trường sống. Thay vào đó có thể tham khảo sử dụng chế phẩm BIMA hay phân trùn quế để kích thích môi trường cho vi sinh vật phát triển.

Ứng dụng của cộng sinh

Trong nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây hoa màu người ta thường áp dụng luân canh, xen canh với các cây họ Đậu để cung cấp nguồn nitơ quan trọng. Ứng dụng nuôi trồng bèo hoa dâu để làm phân xanh cung cấp nguồn đạm thiết yếu cho cây. Đặc biệt là có thể làm thuốc chữa bệnh cho con người. 

Ngoài ra nấm rễ cộng sinh còn kích thích sự phát triển mạnh của cây. Loài nấm này cũng có khả năng phân giải chất hữu cơ, lá cây khô thành chất mùn, chất khoáng làm tăng độ phì nhiêu của đất. Bên cạnh còn giúp cân bằng hệ miễn dịch ở thực vật, cải tạo đất, cây trồng tăng khả năng chống chịu với môi trường. Nhà nông có thể bổ sung phân hữu cơ bổ sung nấm rễ cộng sinh này để tăng năng suất cây trồng.  

Nấm rễ cộng sinh hỗ trợ

Một loại phân hữu cơ bổ sung nấm rễ cộng sinh

Những thông tin mà Huy Long cung cấp ở trên chắc hẳn đã giúp các bạn có thêm kiến thức về các loài cộng sinh để ứng dụng vào thực tế trồng trọt, chăn nuôi. Ngoài cung cấp các loại phân bón hữu cơ, Huy Long còn đưa ra thị trường cây giống dừa dứa, sầu riêng hạt lép đang được ưa chuộng. Chi tiết liên hệ 0777.232.718 – 0255.652.7676 hoặc Fanpage để được hỗ trợ. 

Đọc thêm:
Thâm canh là gì? Vai trò và bản chất của thâm canh
Phân vi lượng là gì? Vai trò của phân vi lượng
Phân hữu cơ vi sinh là gì? Phân loại và quy trình sản xuất chúng

Từ khóa » Cộng Sinh Nghĩa Là Gì