CÔNG SUẤT TẢI LƯỚI ĐIỆN

CÔNG SUẤT TẢI CỦA LƯỚI ĐIỆN

Selec cung cấp các giải pháp đo đạc, giám sát toàn bộ các thông số của hệ thống điện từ đa chức năng đến đơn chức năng.

Vui lòng truy cập các thông tin sau đây để hiểu rõ:

📌 Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hổ trợ Shopee: https://shopee.vn/denic.vn Facebook: https://www.facebook.com/danhdang.vn Website: http://denic.vn/vi/san-pham/dong-ho Youtube: https://www.youtube.com/c/danhdang 0907 996 675 🏤 Denic.selec@danhdang

Để tính toán thiết kế điện, trước hết cần xác định nhu cầu tải thực tế lớn nhất. Nếu chỉ dựa trên việc cộng số học của tổng tải có trên lưới, điều đó sẽ dẫn đến không kinh tế và thực hành kém.

  1. Công suất đặt (kW)
  • Hầu hết các thiết bị đều có nhãn ghi công suất định mức của mình (P ).
  • Công suất đặt là tổng của các công suất định mức của tất cả thiết bị tiêu thụ điện trong lưới. Đây không phải là công suất tiêu thụ thực tế.
  • Với động cơ, công suất định mức là công suất đầu ra trên trục động cơ. Công suất tiêu thụ đầu vào rõ ràng sẽ lớn hơn.
  • Các đèn huỳnh quang và phóng điện sẽ kết hợp với ballast là một trường hợp khác mà công suất định mức ghi trên đèn nhỏ hơn công suất tiêu thụ bởi đèn và ballast. Phương pháp xác định công suất tiêu thụ thực của động cơ và đèn sẽ được trình bày ở bài sau.
  • Công suất yêu cầu (kW) là đại lượng cần thiết để chọn công suất định mức của máy phát hoặc ắc quy hoặc cho những lưới có các động cơ sơ cấp. Với lưới hạ thế công công hoặc cho biến thế trung/hạ (biến thế phân phối), đại lượng quan trọng là công suất biểu kiến (kVA).
  1. Công suất đặt biểu kiến (kVA)
  • Công suất đặt biểu kiến thường là tổng số học (kVA) của các tải riêng biệt. Phụ tải tính toán (kVA) sẽ không bằng tổng công suất đặt.
  • Công suất biểu kiến yêu cầu của một tải (có thể là một thiết bị) được tính từ công suất định mức của nó (nếu cần, có thể phải hiệu chỉnh như đã nói ở trên đối với các động cơ) và sử dụng các hệ số sau:

η = hiệu suất = kW đầu ra / kW đầu vào

Cosφ = hệ số công suất = kW/kVA

  • Công suất biểu kiến yêu cầu của tải:

Pa = Pn / (η . Cosφ )

  • Từ giá trị này, dòng đầy tải Ia(A) sẽ là

Ia = (Pa.103)/V cho tải một pha

Ia = (Pa.103)/√(3.U) cho tải 3 pha cân bằng

  • Trong đó:
      • V – điện áp pha – trung tính (V)
      • U – điện áp dây (V)
      • Thực ra thì tổng số kVA không phải là tổng số học các công suất biểu kiến của từng tải (trừ khi có cùng hệ số công suất). Kết quả thu được do đó, sẽ lớn hơn giá trị thật 1 khoảng “sai số thiết kế”. Nhưng trong thiết kế, điều này là chấp nhận được
      • Khi không biết được đặc tính của tải, các giá trị ở bảng dưới có thể cho phép đánh giá gần đúng số VA yêu cầu (từng tải là rất nhỏ nên không thể biểu diễn ở kVA hoặc kW). Các suất phụ tải chiếu sáng được dựa trên sàn 500m2

Chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang (bù tới cosφ = 0.86 )

Dạng tải

Suất tại (VA/m2) đèn huỳnh quang với máng đèn công nghiệp

Độ rọi trung bình (lux = lm/m2)

Đường và xa lộ, kho, công việc không liên tục

7

150

Công việc nặng như: Chế tạo và lắp ráp các thiết bị có kích thước lớn.

14

300

Công việc hành chính văn phòng

24

500

Công việc chính xác:

  • Vẽ thiết kế
  • Chế tạo, lắp ráp chính xác cao

41

800

Mạch động lực

Suất phụ tải (VA/m2)

Dạng tải

  • Trạm bơm khí nén

3 – 6

  • Quạt thông gió

23

  • Lò sưởi: Nhà riêng căn hộ

Căn hộ

115-145

90

  • Văn Phòng

25

Xưởng kho bãi

50

Xưởng lắp ráp

70

Xưởng chế tạo máy

300

Xưởng sơn

350

Xưởng xử lý nhiệt

700

Ví dụ: Đèn ống 65W (không kể ballast), quảng thông 5100 Im, hiệu suất chiếu sáng 78,5 Im/W

  1. Tính toán công suất kVA lớn nhất yêu cầu thực

Tất cả các tải riêng biệt thường không vận hành hết công suất định mức ở cùng một thời điểm. Hệ số ku và ks cho phép xác định công suất và công suất biểu kiến lớn nhất dùng để định kích cỡ của mạng.

· Hệ số sử dụng lớn nhất (ku)

Trong điều kiện vận hành bình thường, công suất tiêu thụ thực của thiết bị thường bé hơn trị định mức của nó. Do đó hệ số sử dựng ku được dùng để dánh giá trị công suất tiêu thụ thực. Hệ số này cần được áp dụng cho từng tải riêng biệt (nhất là cho các động cơ vì chúng hiếm khi chạy đầy tải)

Trong mạng công nghiệp, hệ số này ước chừng là 0,75 cho động cơ. Với đến dây tóc, nó bằng 1. Với ổ cắm, hệ số này phụ thuộc hoàn toàn dạng thiết bị cắm vào ổ.

· Hệ số đồng thời (ks)

Thông thường thị sự vận hành đồng thời của tất cả các tải có trong một lưới điện là không bao giờ xảy ra. Hệ số đồng thời (ks) sẽ được dùng để đánh giá phụ tải.

Hệ số ks thường được dùng cho một nhóm tải (được nối cùng tủ phân phối hoặc tủ phân phối phụ)

Việc xác định ks đòi hỏi sự hiểu biết chi tiết của người thiết kế về mạng và điều kiện vận hành của từng tải riêng biệt trong mạng. Do vậy, khó mà có thể cho giá trị chính xác cho mọi trường hợp

Hệ số ks cho chung cư

Một vài giá trị điển hình ks trong trường hợp này được cho trong bảng “Hệ số đồng thời trong chung cư” và được áp dụng cho tải dân dụng 230/400 V (3 pha 4 dây). Trong trường hợp có dùng thiết bị sưởi ấm bằng điện, hệ số ks sẽ bằng 0,8 và không phụ thuộc và số hộ tiêu thụ.

Ví dụ: Tòa nhà 5 tầng, có 25 hộ, mỗi hộ có công suất đặt là 6kVA. Tổng công suất đặt của tòa nhà là:

36+24+30+36+24 = 150 kVA

Công suất biểu kiến yêu cầu của tòa nhà: 150 . 0,46 = 69 kVA

Từ bảng “Hệ số đồng thời trong chung cư” , có thể xác định được dòng trong từng phân đoạn khác nhau trên cùng một đường cung cấp chính cho các tầng. Tiết diện dây dẫn chính đi từ mặt đất lên cao sẽ bị giảm dần.

Ít nhất cứ cách 3 tầng lại có sự thay đổi kích cỡ dây.

Trong ví dụ, dòng đầu vào ở tầng trệt là:

(150 . 0,46 . 103)/ (400 . √3) = 100A

Dòng tới tầng 3 là:

[(36+24) . 0,63 . 103] / (400 . √3) = 55A

Hệ số đồng thời trong chung cư

Số hộ tiêu thụ

Hệ số đồng thời (ks)

2-4

1

5-9

0.78

10-14

0.63

15-19

0.53

20-24

0.49

25-29

0.46

30-34

0.44

35-39

0.42

40-49

0.41

50 và hơn nữa

0.40

· Hệ số đồng thời cho tủ phân phối

Bảng dưới cho các giá trị giả thiết ks của tủ phân phối cung cấp điện cho một số mạch (mà không có thêm thông tin về cách phân chia tải giữa chúng)

HỆ SỐ ĐỒNG THỜI CHO TỦ PHÂN PHỐI

Số mạch

Hệ số ks

2 và 3 ( tủ được kiểm nghiệm toàn bộ)

0.9

4-5

0.8

6-9

0.7

10 và lớn hơn

0.6

Tủ được thí nghiệp từng phần trong mỗi trường hợp được chọn

1

· Hệ số đồng thời theo chức năng của mạch

Hệ số ks dùng cho các mạch cung cấp điện cho các tải thông dụng được cho trong bảng dưới

HỆ SỐ KS THEO CÁC CHỨC NĂNG CỦA MẠCH

Chức năng mạch

Ks

Chiếu sáng

1

Sưởi và máy lạnh

1

Ổ cắm

0.1-0.2

Động cơ thang máy

- Động cơ lớn nhất: 1

- Động cơ lớn thứ hai: 0.75

- Các động cơ còn lại:

1

0.75

0.6

  1. Trong vài trường hợp, nhất là trong lưới công nghiệp, hệ số này có giá trị lớn hơn
  2. Dòng được lưu ý bằng dòng định mức của động cơ và tăng thêm một trị bằng 1/3 dòng khởi động của nó.
  1. Ví dụ sử dụng các hệ số ku và ks

Ví dụ tính toán nhu cầu kVA thực cực đại ở mọi mức của mạng, từ mỗi vị trí tải tới nguồn cung cấp.

Trong ví dụ này, tổng công suất đặt là 126,6 kVA còn phụ tải thực là 65kVA (tại thanh cái hạ áp của biến áp trung/hạ)

Lưu ý: để chọn kích cỡ dây của mạch phân phối, dòng (A) sẽ được xác định theo công thức:

I = kVA . 103 / U√3

Trong đó:

  • kVA là tải thực (3 pha)
  • U – điện áp dây (V)

  1. Hệ số không đồng thời

Hệ số này giống như hệ số ks. Theo một vài quốc gia nói tiếng Anh thị hệ số không đồng thời bằng nghịch đảo của ks (nghĩa là ≥ 1)

  1. Chọn lựa công suất định mức máy biến áp

Nếu lưới được cung cấp trực tiếp từ biến áp trung/hạ và tải biểu kiến lớn nhất đã được xác định, khi chọn máy biến áp cần lưu ý tới:

  • Khả năng cải thiện hệ số công suất của mạng

  • Khả năng mở rộng của lưới
  • Các điều kiện ràng buộc (nhiệt độ v.v…) các định mức tiêu chuẩn của biến áp được lựa chọn

Dòng định mức đầy tải phía hạ áp của biến áp 3 pha là:

In = Pa . 103 / U√3

Trong đó:

  • Pa – Công suất định mức của biến áp (kVA)
  • U – Điện áp dây khi không tải (V)
  • In (A)

Với biến áp một pha:

In = Pa . 103 / V

Trong đó: V – Điện áp thanh cái hạ áp khi không tải

Phương trình được đơn giản hóa cho điện áp 400V (tải 3 pha)

In = Pa(kVA) . 1,4

  1. Chọn lựa nguồn cung cấp điện

Trên thực tế, lấy điện phía trung áp có thể là cần thiết nếu tải vượt quá (hoặc dự định sẽ vượt quá) ngưỡng 250 kVA, hoặc nếu chất lượng phục vụ đòi hỏi cao hơn so với chất lượng có từ lưới hạ áp. Hơn nữa, nếu lấy điện từ phía hạ áp mà gây xáo trộn cho khách hàng lân cận thì ngành điện có thể yêu cầu dùng điện từ phía trung áp.

Cung cấp từ phía trung áp có thể lợi cho khách hàng trung áp như sau:

  • Không bị ảnh hưởng bởi các phụ tải khác
  • Có thể tự do chọn hệ thống nối đất phía hạ áp
  • Có nhiều lựa chọn hơn về hệ thống giá điện kinh tế
  • Có thể cho phép sự tăng tải lớn

Tuy nhiên cần lưu ý là:

  • Khác hàng là chủ của trạm trung/hạ, do đó trong một vài quốc gia, họ cần tự bỏ tiền để lắp đặt trạm. Ngành điện sẽ có thể tham gia vào đầu tư, ví dụ như đi dây trung áp.
  • Một phần của giá thành kết lưới có thể được hoàn vốn nếu có một khách hàng thứ hai cùng nối vào dây trung áp trong một khoảng thời gian sau khi khách hàng thứ nhất kết lưới.
  • Khác hàng chỉ có quyền tiếp cận phần hạ áp. Tiếp cận phần trung áp chỉ được dành cho ngành điện (đọc công tơ, thao tác,v.v..) Tuy vậy, trong một vài quốc gia, máy cắt bảo vệ trung áp (hoặc cầu chì – dao cắt tải) có thể do khách hàng vận hành
  • Dạng và vị trí của trạm sẽ được chọn theo thỏa thuận giữa khách hàng và ngành điện

NGUỒN: HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ THEO TIÊU CHUẨN IEC / VNK

Từ khóa » Hệ Số Cos Phi Của đèn Huỳnh Quang