Công Thức Giải Nhanh Hóa Học Vô Cơ Và Hữu Cơ Trắc Nghiệm Thi đại Học
Có thể bạn quan tâm
Công thức giải nhanh hóa học là chủ đề được nhiều học sinh cũng như giáo viên quan tâm. Có nhiều dạng bài tập đòi hỏi cần sử dụng công thức giải nhanh hóa học. Nhìn chung, để giải được các dạng bài tập này yêu cầu bạn cần nắm được công thức giải nhanh hóa học vô cơ cũng như hữu cơ, đồng thời lý thuyết cơ bản đến nâng cao về hóa học. Nhằm giúp các bạn nhanh chóng ôn tập được chủ đề này, DINHNGHIA.VN đã tổng hợp chủ đề “70 công thức giải nhanh hóa học vô cơ và hữu cơ thi đại học” một cách chi tiết và cụ thể, cùng tìm hiểu nhé!.
MỤC LỤC
Công thức giải nhanh hóa học đại cương trong đề thi đại học
Cách tính pH
- Dạng 1: Dung dịch axit yếu HA
\(pH = -\frac{1}{2}(log\, K_{a} + log\, C_{a})\) hoặc \(pH = -log\, \alpha C_{a}\)
Trong đó:
-
- \(\alpha\) là độ điện ly.
- \(K_{a}\) là hằng số phân ly của axit
- \(C_{a}\) là nồng độ mol/l của axit (\(C_{a} \geq 0,01M\))
- Dạng 2: Dung dịch đệm (hỗn hợp gồm axit yếu HA và muối NaA)
\(pH = -(log\, K_{a} + log\, \frac{C_{a}}{C_{m}})\)
- Dạng 3: Dung dịch bazơ yếu BOH
\(pH = 14 + \frac{1}{2}(log\, K_{b} + log\, C_{b})\)
Tính hiệu suất phản ứng tổng hợp \(NH_{3}\)
H% = \(2-2\frac{M_{X}}{M_{Y}}\)
%\(V_{NH_{3}\, trong\, Y} = (\frac{M_{X}}{M_{Y}}-1).100\)
Trong đó:
- X: hỗn hợp ban đầu.
- Y: hỗn hợp sau
Điều kiện: Tỉ lệ mol \(N_{2}\) và \(H_{2}\) là 1:3
Công thức giải nhanh hóa học vô cơ
Các bài toán về \(CO_{2}\)
- Dạng 1: Tính lượng kết tủa khi hấp thụ hết lượng \(CO_{2}\) và dung dịch \(Ca(OH)_{2}\) hoặc \(Ba(OH)_{2}\)
- Điều kiện: số mol kết tủa nhỏ hơn hoặc bằng số mol \(CO_{2}\)
- Công thức: \(n_{ket\, tua} = n_{OH^{-}} – n_{CO_{2}}\)
- Dạng 2: Tính lượng kết tủa khi hấp thụ hết lượng \(CO_{2}\) vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm NaOH và \(Ca(OH)_{2}\) hoặc \(Ba(OH)_{2}\)
- Điều kiện: \(n_{CO_{3}^{2-}} \leq n_{CO_{2}}\)
- Công thức: \(n_{CO_{3}^{2-}} = n_{OH^{-}} n_{CO_{2}}\)
- Cần so sánh \(n_{CO_{3}^{2-}}\) với \(n_{Ca}\) và \(n_{Ba}\) để tính lượng kết tủa.
- Dạng 3: Tính thể tích \(CO_{2}\) cần hấp thụ hết vào dung dịch \(Ca(OH)_{2}\) hoặc \(Ba(OH)_{2}\) để thu được lượng kết tủa theo yêu cầu
- Công thức: \(n_{CO_{2}} = n_{ket\, tua}\)
- hoặc \(n_{CO_{2}} = n_{OH^{-}} – n_{ket\, tua}\)
Các bài toán về nhôm – kẽm
- Dạng 1: Tính lượng NaOH cần dùng cho dung dịch \(Al^{3+}\) để thu được lượng kết tủa theo yêu cầu
- Công thức: \(n_{OH^{-}} = 3n_{ket\, tua}\)
- hoặc \(n_{OH^{-}} = 4n_{Al^{3+}}- n_{ket\, tua}\)
- Dạng 2: Tính lượng NaOH cần cho vào hỗn hợp \(Al^{3+}\) và \(H^{+}\) để thu được lượng kết tủa theo yêu cầu
- Công thức: \(n_{OH^{-}\, min} = 3n_{\, ket\, tua} + n_{H^{+}}\)
- \(n_{OH^{-}\, max} = 4n_{Al^{3+}}- n_{\, ket\, tua} + n_{H^{+}}\)
- Dạng 3: Tính lượng HCl cần cho vào dung dịch \(Na[Al(OH)_{4}]\) hoặc \(NaAlO_{2}\) để thu được lượng kết tủa theo yêu cầu
- Công thức: \(n_{H^{+}} = n_{ket\, tua}\)
- hoặc \(n_{H^{+}} = 4n_{AlO_{2}^{-}}- 3n_{ket\, tua}\)
- Dạng 4: Tính lượng HCl cần cho vào hỗn hợp dung dịch NaOH và \(Na[Al(OH)_{4}]\) hoặc \(NaAlO_{2}\) để thu được lượng kết tủa theo yêu cầu
- Công thức: \(n_{H^{+}} = n_{ket\, tua} + n_{OH^{-}}\)
- hoặc \(n_{H^{+}} = 4n_{AlO_{2}^{-}}- 3n_{ket\, tua} + n_{OH^{-}}\)
- Dạng 5: Tính lượng NaOH cần cho vào dung dịch \(Zn^{2+}\) để thu được lượng kết tủa theo yêu cầu
- Công thức: \(n_{OH^{-}} = 2n_{ket\, tua}\)
- hoặc \(n_{OH^{-}} = 4n_{Zn^{2+}} – 2n_{ket\, tua}\)
Các bài toán về \(HNO_{3}\)
Dạng 1: Kim loại tác dụng với \(HNO_{3}\) dư
- Tính lượng kim loại tác dụng với \(HNO_{3}\) dư
\(\sum n_{KL}.i_{KL} = \sum n_{spk}.i_{spk}\)
Trong đó:
-
- \(i_{KL}\) là hóa trị của kim loại trong muối nitrat
- \(i_{spk}\) là số e mà \(N^{+5}\) nhận vào
Nếu có Fe tác dụng với \(HNO_{3}\) thì sẽ tạo muối \(Fe^{2+}\), không tạo muối \(Fe^{3+}\).
- Tính khối lượng muối nitrat thu được khi cho hỗn hợp kim loại tác dụng với \(HNO_{3}\) dư (sản phẩm không có \(NH_{4}NO_{3}\))
Công thức: \(m_{m} = m_{KL} + 62\sum n_{spk}.i_{spk} = m_{KL} + 62(3n_{NO} + n_{NO_{2}} + 8n_{N_{2}O} + 10n_{N_{2}})\)
- Tính khối lượng muối nitrat thu được khi cho hỗn hợp sắt và oxit sắt tác dụng với \(HNO_{3}\) dư (sản phẩm không có \(NH_{4}NO_{3}\))
Công thức:
\(m_{m} = \frac{242}{80}(m_{hh} + 8\sum n_{spk}.i_{spk}) = \frac{242}{80} [m_{hh} + 8(3n_{NO} + n_{NO_{2}}+ 8n_{N_{2}O} + 10n_{N_{2}})]\)
- Công thức tính khối lượng muối thu được khi cho hỗn hợp sắt và các oxit sắt tác dụng với \(HNO_{3}\) loãng dư giải phóng khí NO
\(m_{m} = \frac{242}{80}(m_{hh} + 24n_{NO})\)
- Công thức tính khối lượng muối thu được khi hòa tan hỗn hợp sắt và các oxit sắt tác dụng với \(HNO_{3}\) loãng dư giải phóng khí \(NO_{2}\)
\(m_{m} = \frac{242}{80}(m_{hh} + 8n_{NO_{2}})\)
- Tính số mol \(HNO_{3}\) tham gia
\(n_{HNO_{3}} = \sum n_{spk}.(i_{spk} + so\, N_{trong\, spk}) = 4n_{NO} + 2n_{NO_{2}} + 12n_{N_{2}} + 10n_{N_{2}O} + 10n_{NH_{4}NO_{3}}\)
Dạng 2: Tính khối lượng kim loại ban đầu trong bài toán oxi hóa 2 lần
\(R + O_{2} \rightarrow\) hỗn hợp A (R dư và oxit của R) \(\rightarrow R(NO_{3})_{n} + H_{2}O\) + sản phẩm khử
Công thức:
\(m_{R} = \frac{M_{R}}{80}(m_{hh} + 8.\sum n_{spk}.i_{spk}) = \frac{M_{R}}{80} [3n_{NO} + n_{NO_{2}}+ 8n_{N_{2}O} + 10n_{N_{2}})]\)
Công thức tính khối lượng sắt đã dùng ban đầu, biết oxi hóa lượng sắt này bằng oxi được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X với \(HNO_{3}\) đặc, nóng giải phóng khí \(NO_{2}\)
\(m_{Fe} = \frac{56}{80}(m_{hh}+ 8n_{NO_{2}})\)
Các bài toán về \(H_{2}SO_{4}\)
Dạng 1: Kim loại tác dụng với \(H_{2}SO_{4}\) đặc, nóng dư
- Tính khối lượng muối sunfat
\(m_{m} = m_{KL} + \frac{96}{2}\sum n_{spk}.i_{spk} = m_{KL} + 96(3n_{S} + n_{SO_{2}} + 4n_{H_{2}S})\)
- Tính khối lượng kim loại tác dụng với \(H_{2}SO_{4}\) đặc, nóng dư
\(\sum n_{KL}.i_{KL} = \sum n_{spk}.i_{spk}\)
- Tính số mol axit tham gia phản ứng: \(n_{H_{2}SO_{4}} = \sum n_{spk}.(\frac{i_{spk}}{2} + so\, S\, trong\, spk) = 4n_{S} + 2n_{SO_{2}} + 5n_{H_{2}S}\)
Dạng 2: Hỗn hợp sắt và oxit sắt tác dụng với \(H_{2}SO_{4}\) đặc, nóng dư
\(m_{m} = \frac{400}{160}(m_{hh} + 8.6n_{S} + 8.2n_{SO_{2}} + 8.8n_{H_{2}S})\)
- Công thức tính khối lượng muối thu được khi hòa tan hết hỗn hợp \(Fe, FeO, Fe_{2}O_{3}, Fe_{3}O_{4}\) bằng \(H_{2}SO_{4}\) đặc, nóng dư giải phóng khí \(SO_{2}\)
\(m_{m} = \frac{400}{160}(m_{hh} + 16n_{SO_{2}})\)
Dạng 3: Tính khối lượng kim loại ban đầu trong bài toán oxi hóa 2 lần
\(R + O_{2} \rightarrow\) hỗn hợp A (R dư và oxit của R) \(\overset{+H_{2}SO_{4}\, d}{\rightarrow} R(SO_{4})_{n} + H_{2}O\) + sản phẩm khử
\(m_{R} = \frac{M_{R}}{80}(m_{hh} + 8\sum n_{spk}.i_{spk}) = \frac{M_{R}}{80}[m_{hh} + 8(2n_{SO_{2}} + 6n_{S} + 10n_{H_{2}S})]\)
- Để đơn giản nếu là Fe: \(m_{Fe} = 0,7m_{hh} + 5,6n_{e\, trao\, doi}\)
Nếu là Cu: \(m_{Cu} = 0,8m_{hh} + 6,4n_{e\, trao\, doi}\)
Kim loại (R) tác dụng với \(HCl, H_{2}SO_{4}\) tạo muối và giải phóng \(H_{2}\)
- Độ tăng (giảm) khối lượng dung dịch phản ứng sẽ là:
\(\Delta m = m_{KL} – m_{H_{2}}\)
- Kim loại R hóa trị x tác dụng với axit thường:\(n_{R}.x = 2n_{H_{2}}\)
Dạng 1: Kim loại + HCl \(\rightarrow\) Muối clorua + \(H_{2}\)
\(m_{m\, clorua} = m_{KL\, pu} + 71n_{H_{2}}\)
Dạng 2: Kim loại + \(H_{2}SO_{4}\) loãng \(\rightarrow\) Muối sunfat + \(H_{2}\)
\(m_{m\, sunfat} = m_{KL\, pu} + 96n_{H_{2}}\)
Muối tác dụng với axit
- Dạng 1: Muối cacbonat + dd HCl \(\rightarrow\) Muối clorua + \(CO_{2} + H_{2}O\)
\(m_{m\, clorua} = m_{m\, cacbonat} + (71-60)n_{CO_{2}}\)
- Dạng 2: Muối cacbonat + \(H_{2}SO_{4}\) loãng \(\rightarrow\) Muối sunfat + \(CO_{2} + H_{2}O\)
\(m_{m\, sunfat} = m_{m\, cacbonat} + (96-60)n_{CO_{2}}\)
- Dạng 3: Muối sunfit + dd HCl \(\rightarrow\) Muối clorua + \(SO_{2} + H_{2}O\)
\(m_{m\, clorua} = m_{m\, sunfit} – (80 – 71)n_{SO_{2}}\)
- Dạng 4: Muối sunfit + dd \(H_{2}SO_{4}\) loãng \(\rightarrow\) muối sunfat + \(SO_{2} + H_{2}O\)
\(m_{m\, sunfat} = m_{m\, sunfit} + (96-80)n_{SO_{2}}\)
Oxit tác dụng với axit tạo muối và nước
Có thể xem phản ứng là: \([O] + 2[H] \rightarrow H_{2}O \Rightarrow n_{O/oxit} = \frac{1}{2}n_{H}\)
- Dạng 1: Oxit + dd \(H_{2}SO_{4}\) loãng \(\rightarrow\) Muối sunfat + \(H_{2}O\)
\(m_{m} = m_{oxit} + 80n_{H_{2}SO_{4}}\)
- Dạng 2: Oxit + dd HCl \(\rightarrow\) Muối clorua + \(H_{2}O\)
\(m_{m} = m_{oxit} + 55n_{H_{2}O} = m_{oxit} + 27,5n_{HCl}\)
Các phản ứng nhiệt luyện
- Dạng 1: Oxit tác dụng với chất khử
-
- Trường hợp 1: Oxit + CO: \(R_{x}O_{y} + yCO\rightarrow xR + yCO_{2}\)
R là những kim loại sau Al
Phản ứng (1) có thể viết gọn như sau:
\([O]_{oxit} + CO \rightarrow CO_{2}\)
-
- Trường hợp 2: Oxit + \(H_{2}\): \(R_{x}O_{y} + yH_{2}\rightarrow xR + yH_{2}O\)
R là những kim loại sau Al
Phản ứng (2) có thể viết gọn như sau:
\([O]_{oxit} + H_{2} \rightarrow H_{2}O\)
-
- Trường hợp 3: Oxit + Al (phản ứng nhiệt nhôm): \(3R_{x}O_{y} + 2yAl \rightarrow 3xR + yA_{2}O_{3}\)
Phản ứng (3) có thể viết gọn như sau:
\(3[O]_{oxit} + 2Al \rightarrow Al_{2}O_{3}\)
Cả 3 trường hợp có công thức chung:
\(n_{[O]/oxit} = n_{CO} = n_{H_{2}} = n_{CO_{2}} = n_{H_{2}O}\)
\(m_{R} = m_{oxit} – m_{[O]/oxit}\)
- Dạng 2: Thể tích khí thu được khi cho hỗn hợp sản phẩm sau phản ứng nhiệt nhôm (\(Al + Fe_{2}O_{3}\)) tác dụng với \(HNO_{3}\)
\(n_{khi} = \frac{i_{spk}}{3}[3n_{Al} + (3x-2y)n_{Fe_{x}O_{y}}]\)
- Dạng 3: Tính lượng Ag sinh ra khi cho a (mol) Fe vào b (mol) \(AgNO_{3}\), ta so sánh:
- \(3a > b \Rightarrow n_{Ag} = b\)
- \(3a < b \rightarrow n_{Ag} = 3a\)
Công thức giải nhanh hóa học hữu cơ
Tính số liên kết pi của \(C_{x}H_{y}O_{z}N_{t}Cl_{m}\)
\(k = \frac{2 + \sum n_{i}(x_{i} – 2)}{2} = \frac{2+2x+t-y-m}{2}\)
(n: số nguyên tử, x: số hóa trị)
- k = 0: chỉ có liên kết đơn
- k = 1: 1 liên kết đôi = 1 vòng
- k = 2: 2 liên kết đôi = 2 vòng
Dựa vào phản ứng cháy
Số C = \(\frac{n_{CO_{2}}}{n_{A}}\)
Số H = \(\frac{2n_{H_{2}O}}{n_{A}}\)
\(n_{ankan\, (ancol)} = n_{H_{2}O} – n_{CO_{2}}\)
\(n_{ankin} = n_{CO_{2}} – n_{H_{2}O}\)
***Lưu ý: A là \(C_{x}H_{y}\) hoặc \(C_{x}H_{y}O_{z}\) mạch hở, khi cháy cho: \(n_{CO_{2}} – n_{H_{2}O} = k.n_{A}\) thì A có số \(\pi = (k+1)\).
Tính số đồng phân
- Dạng 1: Ancol no, đơn chức
Số đồng phân của ancol đơn chức, no = \(2^{n-2}\)
- Dạng 2: Anđehit đơn chức, no
Số đồng phân của anđehit đơn chức, no = \(2^{n-3}\)
- Dạng 3: Este no, đơn chức
Số đồng phân của este đơn chức, no = \(2^{n-2}\)
- Dạng 4: Amin đơn chức, no
Số đồng phân của amin đơn chức, no = \(2^{n-1}\)
- Dạng 5: Este đơn chức, no
\(\frac{(n-1)(n-2)}{2}\)
- Dạng 6: Xeton đơn chức, no
\(\frac{(n-2)(n-3)}{2}\)
Số trieste tạo bởi glixerol và n axit béo
Số trieste = \(\frac{1}{2}n^{2}(n+1)\)
Tính số n peptit tối đa tạo bởi x amino axit khác nhau
Số n peptit tối đa = \(x^{n}\)
Tính số ete tạo bởi n ancol đơn chức
Số ete = \(\frac{n(n+1)}{2}\)
Số nhóm este
Số nhóm este = \(\frac{n_{NaOH}}{n_{este}}\)
Amino axit A có CTPT \((NH_{2})_{x} – R – (COOH)_{y}\)
\(x = \frac{n_{HCl}}{n_{A}}\)
\(y = \frac{n_{NaOH}}{n_{A}}\)
Công thức tính số C của ancol no, este no hoặc ankan dựa vào phản ứng cháy
Số C của ancol no hoặc ankan = \(\frac{n_{CO_{2}}}{n_{H_{2}O} – n_{CO_{2}}}\)
(với \(n_{H_{2}O} > n_{CO_{2}}\))
Công thức tính khối lượng ancol đơn chức no hoặc hỗn hợp ancol đơn chức no
Đây là Công thức tính khối lượng ancol đơn chức no hoặc hỗn hợp ancol đơn chức no theo khối lượng khí cacbonic và khối lượng nước
\(m_{ancol} = m_{H_{2}O} – \frac{m_{CO_{2}}}{11}\)
Công thức tính khối lượng amino axit A loại 1
Đây là công thức tính khối lượng amino axit A (chứa n nhóm \(-NH_{2}\) và m nhóm -COOH) khi cho amino axit này vào dung dịch chứa a mol HCl, sau đó cho dung dịch sau phản ứng tác dụng vừa đủ với b mol NaOH
\(m_{A} = M_{A} \frac{b-a}{m}\)
Công thức tính khối lượng amnio axit A loại 2
Đây là công thức tính khối lượng amnio axit A chứa n nhóm \(-NH_{2}\) và m nhóm -COOH) khi cho amino axit này vào dung dịch chứa a mol NaOH, sau đó cho dung dịch sau phản ứng tác dụng vừa đủ với b mol HCl.
\(m_{A} = M_{A} \frac{b-a}{n}\)
Công thức xác định công thức phân tử của một anken
Đây là công thức xác định công thức phân tử của một anken dựa vào phân tử khối của hỗn hợp anken và \(H_{2}\) trước và sau khi dẫn qua bột Ni nung nóng
Anken (\(M_{1}\)) \(+ H_{2} \overset{Ni, t^{\circ}}{\rightarrow} A\, (M_{2})\) (phản ứng hiđro hóa anken hoàn toàn)
Số n của anken \((C_{n}H_{2n}) = \frac{(M_{2} – 2)M_{1}}{14(M_{2} – M_{1})}\)
Công thức xác định công thức phân tử của một ankin
Đây là công thức xác định công thức phân tử của một ankin dựa vào phân tử khối của hỗn hợp ankin và \(H_{2}\) trước và sau khi dẫn qua bột Ni nung nóng
Ankin (\(M_{1}\)) \(+ H_{2} \overset{Ni, t^{\circ}}{\rightarrow} A\, (M_{2})\) (phản ứng hiđro hóa ankin hoàn toàn)
Số n của ankin \((C_{n}H_{2n-2}) = \frac{2(M_{2} – 2)M_{1}}{14(M_{2} – M_{1})}\)
Công thức tính hiệu suất phản ứng hiđro hóa anken
H% = \(2-2\frac{M_{x}}{M_{y}}\)
Công thức tính hiệu suất phản ứng hiđro hóa anđehit no đơn chức
H% = \(2-2\frac{M_{x}}{M_{y}}\)
Công thức tính phần trăm ankan A tham gia phản ứng tách
%A = \(\frac{M_{A}}{M_{X}} – 1\)
Công thức xác định phân tử ankan A dựa vào phản ứng tách
\(M_{A} = \frac{V_{hhX}}{V_{A}}M_{X}\)
DINHNGHIA.VN đã giúp bạn tổng hợp công thức giải nhanh hóa học trắc nghiệm vô cơ và hữu cơ. Mong rằng kiến thức trong bài viết sẽ hữu ích với bạn trong quá trình học tập và ôn luyện chủ đề công thức giải nhanh hóa học trắc nghiệm vô cơ và hữu cơ. Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến chủ đề công thức giải nhanh hóa học, đừng quên để lại trong nhận xét bên dưới nha. Chúc bạn luôn học và ôn thi tốt!.
Xem chi tiết qua các video:
Xem thêm:
- Tổng hợp Công thức tính phần trăm khối lượng và Bài tập minh họa
- Tổng hợp các Công thức Hóa học 12 luyện thi THPT Quốc gia
Từ khóa » Công Thức Hóa Vô Cơ Lớp 12
-
Tóm Tắt Công Thức Hóa Học Vô Cơ Lớp 12 Hay, Chi Tiết
-
Công Thức Giải Nhanh Hóa Học Vô Cơ - Megabook
-
Tóm Tắt Công Thức Hóa Học Vô Cơ Lớp 12 Hay, Chi Tiết. - MarvelVietnam
-
Tổng Hợp Lý Thuyết Hóa Vô Cơ 12 Chương Kim Loại - Kiến Guru
-
25 Công Thức Hóa Học 12 Cơ Bản Cho đáp án Chính Xác Trong Nháy Mắt
-
Công Thức Giải Nhanh Hoá Vô Cơ - Công Thức Học Tập
-
20 Phương Pháp Giải Nhanh Hóa Học Vô Cơ
-
Top 33+ Công Thức Hóa Học Lớp 8-12 4 Mẹo Ghi Nhớ Siêu Nhanh
-
Giải Bài Tập Hóa Học Vô Cơ Bằng Phương Pháp Sử Dụng Công Thức ...
-
Công Thức Giải Nhanh Hóa Học Vô Cơ - Nguyễn Vũ Minh
-
Lý Thuyết Về Nhận Biết Các Hợp Chất Vô Cơ Chi Tiết
-
Tôi Yêu Hóa Học - TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÔ CƠ - LỚP 12 ⤵️...
-
Chuyên đề Về Xác định Công Thức Của Hợp Chất Vô Cơ Và Hữu Cơ