Công Thức Nghiệm Của Phương Trình Bậc Hai
Có thể bạn quan tâm
Công thức nghiệm của phương trình bậc hai là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến các bạn lớp 9 tham khảo.
Tài liệu bao gồm 28 trang tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm, phân dạng và hướng dẫn giải các dạng bài tập tự luận & trắc nghiệm chuyên đề công thức nghiệm của phương trình bậc hai. Với tài liệu này giúp các bạn học sinh có nhiều tư liệu tham khảo, củng cố kiến thức Đại số lớp 9 chương. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm Chuyên đề Giải phương trình bậc 2 chứa tham số.
Công thức nghiệm của phương trình bậc 2
- I. Tóm tắt lý thuyết
- II. Bài tập và các dạng toán
I. Tóm tắt lý thuyết
1. Phương trình bậc hai một ân
Phương trình bậc hai một ẩn (hay còn gọi là phương trình bậc hai) là phương trình có dạng:
\(a x^{2}+b x+c=0(a \neq 0)\)
trong đó a, b, c là các so thực cho trước, x là ẩn số.
- Giải phương trình bậc hai một ẩn là đi tìm tập nghiệm của phương trình bậc hai một ẩn đó.
2. Thức nghiệm của phương trình bậc hai
Trường hợp 1. Nếu \(\Delta<0\) thì phương trình vô nghiệm.
Trường hợp 2. Nếu ∆ = 0 thì phương trình có nghiệm kép:
\(x_{1}=x_{2}=-\frac{b}{2 a}\)
Trường hợp 3. Nếu A > 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt:
\(x_{1,2}=\frac{-b \pm \sqrt{\Delta}}{2 a}\)
3. Công thức nghiệm thu gọn của phương trình bậc hai
Xét phương trình bậc 2 \(x^{2}+b x+c=0(a \neq 0)\) với b = 2b'. Gọi biệt thức A' = b'2 - ac.
Trường hợp 1. Nếu A' < 0 thì phương trình vô nghiệm.
Trường hợp 2. Nếu A' = 0 thì phương trình có nghiệm kép:
\(x_{1}=x_{2}=-\frac{b^{\prime}}{a}\)
Trưòmg hợp 3. Nếu ∆' > 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt:
\(x_{1,2}=\frac{-b \pm \sqrt{\Delta^{\prime}}}{a}\)
Chú ý: Trong trường hợp hệ số b có dạng 2b' ta nên sử dụng để giải phương trình sẽ cho lời giải ngắn gọn hơn.
II. Bài tập và các dạng toán
Dạng 1. Không dùng công thức nghiệm, giải phương tri bậc hai một ẩn cho trước
Phương pháp giải: Ta có thế sử dụng một trong các cách sau:
Cách 1. Đưa phương trình đã cho về dạng tích.
Cách 2. Đưa phương trình đã cho về phương trình mà vế trái một bình phương còn vế phải là một hằng số.
Bài 1.1 Giải các phương trình:
a) 5x2 -7x = 0;
b) -3 x2+ 9 = 0;
c) x2 - 6 x + 5 = 0;
d) 3x2 + 12x + 1 = 0.
1.2 Giải các phương trình:
\(a) -\sqrt{3} x^{2}+6 x=0\)
\(b) -\frac{3}{5} x^{2}-\frac{7}{2}=0\)
\(c) x^{2}-x-9=0\)
\(d) 3 x^{2}+6 x+5=0\)
2.1.Với giá trị nào của tham số m thì phương trình 4x2+ m2x + 4m = 0 có nghiệm x = 1 ?
2.2. Cho phương trình 4mx2 - x - 10m2 = 0. Tìm các giá trị cua tham số m để phương trình có nghiệm x = 2.
Dạng 2. Giải phương trình bậc hai bằng cách sử dụng công thức nghiệm, công thức nghiệm thu gọn:
Phương pháp giải: Sử dụng công thức nghiệm, công thức nghiệm thu gọn của phương trình bậc hai để giải.
3.1. Xác định hệ số a,b,c; Tính biệt thức ∆ (hoặc ∆' nếu b = 2b') rồi tìm nghiệm của các phương trình:
a) 2x2 - 3x - 5 = 0;
b) x2 - 6x + 8 = 0;
c) 9x2 - 12x + 4 = 0;
d) -3x2 + 4x - 4 = 0.
3.2. Xác định hệ số a,b,c; Tính biệt thức A ( hoặc A'nếu b = 2b') rồi tìm nghiệm của các phương trình:
a) x2 – x -11 = 0
b) x2 - 4x + 4 = 0;
c) -5x2 – 4x + 1 = 0;
d) -2x2 + x - 3 = 0
4.1. Giải các phương trình sau:
\(a) x^{2}+\sqrt{5} x-1=0\)
\(b) 2 x^{2}-2 \sqrt{2} x+1=0\)
\(c) \sqrt{3} x^{2}-(1-\sqrt{3}) x-1=0\)
\(d) -3 x^{2}+4 \sqrt{6} x+4=0\)
4.2. Giải các phương trình sau
\(a) 2 x^{2}+2 \sqrt{11} x-7=0\)
\(b) 152 x^{2}-5 x+1=0\)
\(c) x^{2}-(2+\sqrt{3}) x+2 \sqrt{3}=0\)
\(d) 3 x^{2}-2 \sqrt{3} x+1=0\)
Dạng 3. Sử dụng công thức nghiệm, xác định sô nghiệm của phương trình dạng bậc hai
Phương pháp giải: Xét phương trình dạng bậc hai: ax2 + bx + c = 0.
Phương trình có hai nghiệm kép \(\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}a \neq 0 \\ \Delta=0\end{array}\right.\)
Phương trình có hai nghiệm phân biệt \(\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}a \neq 0 \\ \Delta>0\end{array}\right.\)
Phương trình có đúng một nghiệm \(\Leftrightarrow a=0, b \neq 0\)
Phương trình vô nghiệm \(\Leftrightarrow\left[\begin{array}{l}a=0, b=0, c \neq 0 \\ a \neq 0, \Delta<0\end{array}\right.\)
Chú ý: Nếu b = 2b' ta có thể thay điều kiện của ∆ tương ứng bằng ∆’.
5.1. Cho phương trình mx2 - 2 ( m- 1 ) x + m - 3 = 0 (m là tham số).
Tìm các giá trị của m để phương trình:
a) Có hai nghiệm phân biệt;
c) Vô nghiệm;
b) Có nghiệm kép;
e) Có nghiệm.
d) Có đúng một nghiệm;
5.2. Cho phương trình (m - 2)x2 - 2(m + 1)x + m = 0 (m là tham số).
Tìm các giá trị của ra để phương trình:
a) Có hai nghiệm phân biệt;
b) Có nghiệm kép;
c) Vô nghiệm;
d) Có đúng một nghiệm;
e) Có nghiệm
Dạng 4. Giải và biện luận phương trình dạng bậc hai
Phương pháp giải:
Giải và biện luận phương trình dạng bậc hai theo tham số m là tìm tập nghiệm của phương trình tùy theo sự thay đổi của m
,..................
Nội dung vẫn còn, mời các bạn tải file về để xem chi tiết
Từ khóa » Công Thức Phương Trình Bậc 2 Lớp 10
-
Các Dạng Bài Tập Toán Về Phương Trình Bậc 2 Một ẩn ... - HayHocHoi
-
Tổng Hợp Các Công Thức Toán Lớp 10 Quan Trọng - Kiến Guru
-
Tổng Hợp Dạng Toán Về Phương Trình Bậc 2 Một ẩn Thông Dụng Nhất.
-
Lý Thuyết Phương Trình Quy Về Phương Trình Bậc Nhất, Bậc Hai
-
Phương Trình Bậc Nhất Và Bậc Hai Một ẩn – Chuyên đề đại Số 10
-
Phương Pháp Giải Và Biện Luận Phương Trình Bậc Hai Cực Hay
-
Toán 10 Bài 2: Phương Trình Quy Về Phương Trình Bậc Nhất, Bậc Hai
-
Giải Phương Trình Bậc 2 Lớp 7, Lớp 9, Lớp 10 Bằng Delta, Delta Phẩy
-
Công Thức Nghiệm Của Phương Trình Bậc 2 Và Cách Giải Các Dạng ...
-
Phương Trình Bậc 2 Một ẩn Và Cách Giải đúng Bạn Cần Biết
-
Toán Học Lớp 10 - Phương Trình Quy Về Phương Trình Bậc Nhất, Bậc Hai
-
Phương Trình Bậc Hai | Toán Học Phổ Thông - SGK
-
Cách Giải Bất Phương Trình Bậc 2 Chứa Tham Số Hay Nhất - TopLoigiai