Công Thức Tính Chu Vi Hình Bình Hành - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn Công thức tính Chu vi hình bình hành, Diện tích hình bình hành chính xác, đơn giản, dễ hiểu nhất. Seri công thức toán học hay nhất, chi tiết nhất. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây cùng Top lời giải nhé:
Mục lục nội dung Khái niệm về Hình bình hànhTính chất của Hình bình hànhCông thức tính diện tích hình bình hànhCông thức tính chu vi hình bình hànhBài tập tính chu vi hình bình hànhBài tập về tính diện tích hình bình hành:Khái niệm về Hình bình hành
Hình bình hành là Tứ giác có các cặp cạnh đối song song.
Từ khái niệm trên ta có: Tứ giác ABCD là Hình bình hành ⇔ AB // CD và AD // BC
Nhận xét: Hình bình hành là một hình thang có hai cạnh bên song song ( Hình bình hành là một dạng đặc biệt của hình thang ).
Tính chất của Hình bình hành
– Tính chất 1: Trong Hình bình hành, các cạnh đối bằng nhau.
Cho Hình bình hành ABCD => AB = CD và AD = BC
– Tính chất 2: Trong hình bình hành, các góc đối bằng nhau.
Cho Hình bình hành ABCD => Góc A = C; Góc B = D
– Tính chất 3: Trong hình bình hành, hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Cho Hình bình hành ABCD có AC cắt BD tại O => OA = OC và OB = OD
Công thức tính diện tích hình bình hành
- Diện tích hình bình hành sẽ bằng tích của các cạnh đáy nhân với chiều cao
- Công thức tính như sau: S = a x h
Với:
a: là cạnh đáy của hình bình hành
h: là chiều cao được nối từ đỉnh tới đáy của một hình bình hành
VD: Có một hình bình hành có chiều dài canh đáy CD là 8cm, chiều cao nối từ đỉnh A xuống CD dài 5cm. Vậy diện tích hình bình hành ABCD là bao nhiêu?
Cách tính diện tích hình bình hành
Theo những thông số mà VD ở trên đã đưa ra thì chúng ta có cạnh đáy CD(a) = 8cm, chiều cao nối từ đỉnh xuống đấy (h) = 5cm
=> Diện tích của hình bình hành ABCD: S(ABCD) = a x h = 8 x 5 = 40cm2
Công thức tính chu vi hình bình hành
Chu vi của hình bình hành sẽ bằng 2 lần tổng một cặp kề nhau bất kỳ. Nói một cách dễ hiểu thì chu vi của hình bình hành sẽ là tổng độ dài của 4 cạnh hình bình hành.
Công thức tính như sau: C = (a+b) x 2
Với
C: Chu vi hình hình hành
a và b: hai cạnh bất kỳ của hình bình hành
VD: Cho một hình bình hành ABCD với hai cạnh a và b lần lượt và 5cm và 7 cm. Vậy chi vi của hình bình hành ABCD bằng bao nhiêu?
Cách tính chu vi hình bình hành
Áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành ở chi thì chúng ta có:
C = (a +b) x 2 = (7 + 5) x 2 =12 x 2 = 24 cm
Bài tập tính chu vi hình bình hành
Trường hợp 1: Toán lớp 4 tính chu vi hình bình hành
Áp dụng quy tắc tính chu vi hình bình hành lớp 4, ta có các dạng bài tập tính chu vi hình bình hành từ có bản đến nâng cao như sau:
Bài tập 1: Cho một hình bình hành ABCD có hai cạnh a và b với chiều dài lần lượt là 5 cm và 8 cm. Hỏi chu vi của hình bình hành ABCD bằng bao nhiêu?
Lời giải:
Áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành ta có:
C (ABCD) = (a +b) x 2 = (5+8) x 2 =13 x 2 = 26 cm
Đáp án: Chu vi hình bình hành ABCD là 26 cm
Bài tập 2: Cho hình bình hành có chu vi là 480cm, có độ dài cạnh đáy gấp 5 lần cạnh kia. Tính chiều dài các cạnh của hình bình hành đó
Bài giải:
- Ta có nửa chu vi hình bình hành là: 480 : 2 = 240 (cm)
Theo dữ liệu của đầu bài, nếu như coi cạnh kia là 1 phần thì cạnh đáy sẽ là 5 phần. Như vậy, ta có
+ Chiều dài cạnh kia của hình cạnh kia hình bình hành là: 240 : (5+1) = 40 (cm)
+ Chiều dài cạnh đáy của hình bình ành là: 40 x 5 = 200 (cm
Đáp án: Cạnh đáy của hình bình hành có chiều dài là 200cm, cạnh kia của hình bình hành có chiều dài là 40cm
Trường hợp 2: Bài tập nâng cao về tính chu vi hình bình hành
Các bài toán lớp 4 về tính chu vi hình bình hành không đơn thuần chỉ là tính toán chu vi, chiều dài các cạnh của hình bình hành mà còn kết hợp để tính toán diện tích hình bình hành. Cụ thể:
Bài tập về tính diện tích hình bình hành:
Một hình bình hành có cạnh đáy là 50cm. Người ta thu hẹp hình bình hành đó bằng cách giảm các cạnh đáy của hình bình hành đi 15 cm thì thu được hình bình hành mới có diện tích nhỏ hơn diện tích hình bình hành ban đầu là 90 cm2. Tính diện tích hình bình hành ban đầu.
Bài giải:
Lưu ý: Để giải được bài tập này, chúng ta cần phải biết công thức tính diện tích hình bình hành. Cụ thể
Công thức: S = a x h
Trong đó:
a: Cạnh đáy của hình bình hành.
h: Chiều cao (nối từ đỉnh tới đáy của một hình bình hành):
Lời giải chi tiết:
Theo dữ kiện bài ra, ta có các phương trình sau:
- Diện tích của hình bình hành ban đầu là: S1 = 50 x h
- Diện tích của hình bình hành sau khi giảm cạnh đáy 15cm là: S2 = 35 x h
Mà S1 = S2 + 90
Như vậy, ta sẽ được phương trình như sau:
50 x h = 35 x h + 90
Giải phương trình trên ta sẽ thu được kết quả h = 6 cm
Vậy diện tích của hình bình hành ban đầu là: S1 = 6 x 50 = 300 (cm2)
Đáp án: Diện tích của hình chữ nhật ban đầu là 300 cm2
Từ khóa » Bài Tập Hình Bình Hành Lớp 5
-
Bài Tập Về Hình Bình Hành, Hình Thoi | Toán Nâng Cao Lớp 5
-
Diện Tích Hình Bình Hành: Công Thức Và Bài Tập
-
Công Thức Tính Chu Vi Hình Bình Hành, Diện Tích Hình Bình Hành
-
Hình Bình Hành. Chu Vi, Diện Tích Hình Bình Hành
-
Bài 2 Trang 127 Sgk Toán 5, Cho Hình Bình Hành MNPQ (xem Hình Vẽ).
-
TOÁN NÂNG CAO LỚP 4 - HÌNH BÌNH HÀNH - MathX
-
Cách Tính Diện Tích Hình Bình Hành Và Bài Tập áp Dụng Có Lời Giải - Học
-
10 Bài Tập Hình Bình Hành. Diện Tích Hình Bình Hành Lớp 4 (có đáp án)
-
Tính Diện Tích Hình Bình Hành MNPQ
-
Toán 5 - Các Dạng Toán Về Hình Bình Hành - YouTube
-
Cách Tính Chu Vi Hình Bình Hành
-
Công Thức Tính Diện Tích Hình Bình Hành: Quy Tắc Và Bài Tập ứng Dụng
-
Bài Tập Về Hình Bình Hành Lớp 4 Có đáp án - Thủ Thuật
-
Diện Tích Hình Bình Hành