Công Thức Yamane

5/5 - (1 bình chọn)

Mục Lục

Toggle
  • ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA THỐNG KÊ TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH NHU CẦU DÙNG TIN CỦA BẠN ĐỌC TẠI CÁC THƯ VIỆN
  • Tìm cỡ mẫu trong nghiên cứu
    • Cỡ mẫu (Sample size)
    • Công thức tính cỡ mẫu (Sample size formula/equation)
    • Hai phương pháp tìm cỡ mẫu (sample size)
      • 1. Theo phương pháp xác định chung
      • KHÔNG BIẾT SỐ LƯỢNG QUẦN THỂ / SỐ LƯỢNG QUẦN THỂ CHƯA ĐƯỢC CẬP NHẬT.
      • ĐÃ BIẾT (CHÍNH XÁC / KHOẢNG) SỐ LƯỢNG QUẦN THỂ – SIMPLIFIED FORMULA FOR PROPORTIONS
      • PHƯƠNG THỨC CHỌN MẪU NGẪU NHIÊN ĐƠN GIẢN – SIMPLE RANDOM SAMPLING
      • 2. Theo phương pháp xử lý
      • EFA
      • REGRESSION
  • Nghiên cứu khoa học: Số đơn vị cần thiết cho từng loại thí nghiệm chăn nuôi

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA THỐNG KÊ TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH NHU CẦU DÙNG TIN CỦA BẠN ĐỌC TẠI CÁC THƯ VIỆN

✅ GIA SƯ XÁC SUẤT THỐNG KÊ

Tìm cỡ mẫu trong nghiên cứu

Có 2 phương pháp xác định cỡ mẫu:Cỡ mẫu (Sample size)Công thức tính cỡ mẫu (Sample size formula/equation)Hai phương pháp tìm cỡ mẫu (sample size)

  1. Theo phương pháp xác định chungKhông biết số lượng quần thể / số lượng quần thể chưa được cập nhật.Đã biết (chính xác / khoảng) số lượng quần thể – Simplified formula for proportionsPhương thức chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản – simple random sampling
  2. Theo phương pháp xử lýEFARegression

Cỡ mẫu (Sample size)

Cỡ mẫu là Số đơn vị mẫu (người, hộ gia đình) được lựa chọn vào nghiên cứu.

  • Cỡ mẫu thường được tính toán dựa trên công thức tính cỡ mẫu với các tham số phù hợp.

Công thức tính cỡ mẫu (Sample size formula/equation)

Công thức tính cỡ mẫu dùng để xác định số đơn vị mẫu tối thiểu cần thiết cho một nghiên cứu.

Chú ý

Công thức tính cỡ mẫu phụ thuộc mục tiêu nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, biến số nghiên cứu, độ chính xác mong muốn …

Nghiên cứu với một kích thước mẫu càng lớn sẽ càng thể hiện được tính chất của tổng thể nhưng lại tốn nhiều thời gian và chi phí. Do vậy, việc chọn một kích thước mẫu phù hợp là rất quan trọng.

Hai phương pháp tìm cỡ mẫu (sample size)

  1. Theo phương pháp xác định chung
  2. Theo phương pháp xử lý

1. Theo phương pháp xác định chung

  • Không biết số lượng quần thể / số lượng quần thể chưa được cập nhật.
  • Đã biết (chính xác / khoảng) số lượng quần thể
  • Phương thức chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản

KHÔNG BIẾT SỐ LƯỢNG QUẦN THỂ / SỐ LƯỢNG QUẦN THỂ CHƯA ĐƯỢC CẬP NHẬT.

Dùng công thức tính của Cochran’s (1977).

Trong đó:

n = số lượng cỡ mẫu tối thiểu

Z = khoảng tin cậy 95%, tại giá trị 1.96

e = giới hạn mẫu bị lỗi (±5%)

ĐÃ BIẾT (CHÍNH XÁC / KHOẢNG) SỐ LƯỢNG QUẦN THỂ – SIMPLIFIED FORMULA FOR PROPORTIONS

Dùng công thức tính của Yamane (1967).

Trong đó:

n = số lượng cỡ mẫu

N = số lượng tổng quần thể

e = giới hạn mẫu bị lỗi (±3%; ±5%; ±7%; ±10%)

  • khoảng tin cậy 95% và kết quả có ý nghĩa thống kê p= 0.5 được giả định

PHƯƠNG THỨC CHỌN MẪU NGẪU NHIÊN ĐƠN GIẢN – SIMPLE RANDOM SAMPLING

Sử dụng bảng kích cỡ mẫu của Krejcie and Morgan (1970).

2. Theo phương pháp xử lý

  • Phân tích EFA
  • Phân tích regression

EFA

Theo Hair et al. (2006) chỉ ra mẫu tối thiểu (>50), tốt hơn (>100), tỉ lệ quan sát:biến đo lường (5:1)

N=5m

Trong đó:

NN = số lượng cỡ mẫu,

mm = số lượng câu hỏi đo lường

Note

1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Số quan sát hiểu một cách đơn giản là số phiếu khảo sát hợp lệ cần thiết;Biến đo lường đơn giản là một câu hỏi đo lường trong bảng khảo sát.

REGRESSION

Theo Tabachnick & Fidell (2007)

N>50+8m

Trong đó:

N = số lượng cỡ mẫu

m = số biến độc lập

  1. Cochran, W. G. (1977). Sampling techniques (3rd ed.). New York: John Wiley & Sons. ↩
  2. Yamane, T. (1967). Statistics: An introductory analysis (2nd ed.). New York: Harper and Row. ↩
  3. Krejcie, R. V., & Morgan, D. W. (1970). Determining sample size for research activities. Educational and Psychological Measurement, 30(3), 607-610. doi:10.1177/001316447003000308 ↩
  4. Hair J.F, Anderson, R.E., Tatham, R.L., and Black, W.C. (2006). Multivariate data analysis. Prentice-Hall, International, Inc ↩
  5. Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S. (2007). Using multivariate statistics (5th ed.). Allyn & Bacon/Pearson Education. ↩

Nghiên cứu khoa học: Số đơn vị cần thiết cho từng loại thí nghiệm chăn nuôi

Thực hiện một thí nghiệm thành công trọn vẹn cần rất nhiều yếu tố: định hướng nghiên cứu, chọn động vật, thiết kế thí nghiệm, tổ chức thực hiện, thu thập các chỉ tiêu theo dõi, phân tích dữ liệu và viết bài báo cáo… Có rất nhiều cách bố trí thí nghiệm trên một đối tượng thí nghiệm tuỳ vào mục tiêu của đề tài.

Một thí nghiệm khảo sát cần số mẫu khoảng mấy phần trăm tổng thể để được xem là mẫu đại diện. Một bố trí thí nghiệm nhằm đánh giá sự khác biệt giữa các trung bình mẫu cần phải có số lượng nghiệm thức khoảng bao nhiêu là phù hợp, một nghiệm thức cần phải có bao nhiêu đơn vị thí nghiệm để được đánh giá có độ tin cậy và mỗi đơn vị thí nghiệm cần phải có bao nhiêu động vật thí nghiệm… Mục tiêu của bài viết này nhằm đánh giá, số mẫu cần thiết cho một đơn vị thí nghiệm, trên các mô hình thí nghiệm phổ biến trong Chăn nuôi nói chung và trên gia súc ăn cỏ nói riêng, là cơ sở tham khảo trong chuyên ngành Chăn nuôi.

1. ĐỐI VỚI THÍ NGHIỆM ĐIỀU TRA KHẢO SÁT

Thực hiện thí nghiệm khảo sát về hiện trạng chăn nuôi hay năng suất sinh trưởng và sinh sản trâu, bò, dê… thì cần phải sử dụng bảng câu hỏi thiết kế sẵn và số liệu thứ cấp. Cách điều tra là tiếp xúc người chăn nuôi, thu thập các số liệu thứ cấp có liên quan, thiết kế bảng câu hỏi, điều tra thử, sửa bảng câu hỏi. Thực hiện điều tra: phỏng vấn người chăn nuôi, quan sát thực tế, đo đạc kỹ thuật trên số mẫu cần thiết. Điều tra lại (nếu số liệu thu được chưa đáp ứng yêu cầu), nhập và phân tích số liệu, sau đó viết báo cáo khoa học. Số mẫu bao nhiêu là đủ cho một thí nghiệm khảo sát. Theo thống kê thì số mẫu n > 30 được xem như đại diện cho một tổng thể. Một cách khác là sử dụng công thức Yamane (1967), nguyên tắc cơ bản của nghiên cứu khảo sát là phương pháp. Trong phương pháp kích cỡ mẫu lệ thuộc vào quần thể. Tuy nhiên, kích cỡ mẫu không tăng lên cân đối với biến động trong quần thể. Nếu quần thể rất lớn thì cỡ mẫu không vượt quá 400. Tuy nhiên, xác suất của sai lầm loại 2 (b) yếu tố ảnh hưởng là 5% hay 10% trong toán học. Kích thức mẫu toán học n = N/(1+Ne2) với n: kích thước mẫu, N: tổng quần thể và e: xác suất xãy ra sai lầm loại 2 (10%). Thực hiện công thức này khó khăn ở chỗ phải biết số tổng thể (N) là 1.577 hộ chăn nuôi trâu tại An Giang vào năm 2011, kết quả cân đối thực hiện trên 141 hộ chăn nuôi trâu trên 3 huyện là 44, 48 và 49 hộ đảm bảo số n > 30 với số trâu được khảo sát là 395 con. Kết quả thể hiện tại Bảng 1

Bảng 1: Các chiều đo của trâu qua các tháng tuổi tại 3 huyện

Huyện

Chiều đo

Đực (tháng tuổi)

Cái (tháng tuổi)

1 đến <6

6 đến <12

12 đến <24

≥24

1 đến <6

6 đến <12

12 đến <24

≥24

Tính chung

(3 huyện)

Số con

19

22

26

27

20

27

42

202

VN

M

102,00

121,00

159,00

211,00

84,80

137,00

146,00

189,00

SD

11,10

8,81

12,40

11,00

12,10

12,40

10,40

12,90

DTC

M

73,70

107,00

123,00

137,00

69,90

113,00

120,00

138,00

SD

12,70

5,59

10,10

10,00

11,90

10,80

10,10

9,28

 

Nguồn: Nguyễn Bình Trường (2015), VN: vòng ngực (cm); DTC: dài thân chéo (cm); M: trung bình chiều đo (cm); SD: độ lệch chuẩn.

Kết quả khảo sát của Mai Văn Sánh và ctv. (2008) trên cả 3 vùng Bắc, Trung và Nam với 3.028 con trâu để có số mẫu đại diện cho cả 3 vùng trong cả nước thể hiện qua Bảng 2

Bảng 2: Khối lượng của trâu qua các tháng tuổi

Tháng tuổi

Các tỉnh miền Bắc

Các tỉnh miền Trung

Các tỉnh miền Nam

n

Mean ± SD

n

Mean ± SD

n

Mean ± SD

6 tháng

Đực

44

89,15 ± 7,63

64

85,44 ± 5,69

17

98,88 ± 6,12

Cái

58

82,45 ± 7,76

45

79,60 ± 7,43

18

92,75 ± 5,44

³60 tháng

Đực

236

436,70 ± 54,56

82

420,33 ± 34,56

111

448,27 ± 53,81

Cái

340

379,45 ± 34,43

170

377,80 ± 44,82

317

388,81 ± 44,14

 

Nguồn: Mai Văn Sánh và ctv. (2008), n: số mẫu, Mean: giá trị trung bình, SD: độ lệch chuẩn

So sánh kết quả Bảng 1 và Bảng 2 cho thấy, với số mẫu là 395 con trâu so với 3.028 mẫu thì người đọc sẽ thấy rằng độ tin cậy từ số liệu Bảng 2 rất lớn, điều đó hoàn toàn hợp lý. Trong cả 2 thí nghiệm này đều có một điểm chung là số mẫu trâu đực:cái trên các tỉnh miền nam là 17:18, số này nhỏ hơn 30; vòng ngực trâu trên 24 tháng tuổi tại An Giang của con đực:cái là 27:207 thì số trâu đưc nhỏ hơn 30. Xét về tổng thể là con trâu thì số lượng trâu khảo sát của miền Nam là 35 con và trâu An Giang trên 24 tháng tuổi là 234 con. Đây là một điểm hạn chế trong các cuộc khảo sát không thể tránh khỏi.

Yếu tố ảnh hưởng trong khảo sát là chi phí tổ chức điều tra không thể thực hiện trên trên tổng thể vì tốn rất nhiều chi phí, thời gian thực hiện dài không đáp ứng được tính thời sự của vấn đề và tính chính xác trong nghiên cứu phải dựa trên một số phương pháp suy luận với độ tin cậy cho phép. Chọn mẫu khảo sát là một phương pháp chọn ra một shương pháp chọn một số mẫu từ tổng thể chung, điều tra thực tế rồi suy rộng cho toàn bộ tổng thể. Mẫu được chọn phải ngẫu nhiên, đại diện cho tổng thể và cần phải có công thức thích hợp.

SD hay SE trong trình bày số liệu? SD (standard deviation) là độ lệch chuẩn đo lường độ phân tán số liệu so với giá trị trung bình. SE (standard error) là sai số chuẩn, được sử dụng khi suy diễn ra cho cả thổng thể. SE là tỉ số giữa SD và căn bật 2 của cỡ mẫu, chính vì thế các kết quả từ thống kê mô tả được trình bài dưới dạng Mean±SD.

Vậy để thực hiện một thí nghiệm khảo sát cần phải có số n ≥ 30 trên mỗi chỉ tiêu theo dõi là phù hợp, để đạt được kết quả tốt hơn nhằm giảm sai số thí nghiệm thì trong điều kiện cho phép nên nâng cao dung lượng mẫu là phù hợp tuỳ vào kinh phí và thời gian cho phép.

2. ĐỐI VỚI THÍ NGHIỆM SO SÁNH 2 GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH

Đinh Văn Tuyến và ctv. (2008) so sánh khả năng tăng trọng và tiêu tốn thức ăn trên hai nhóm bê lai đã thực hiện bố trí phân lô so sánh như Bảng 3. Đây là thí nghiệm một chiều tác động thức ăn lên sự phát triển của giống nên số n = 5 cho mỗi lô thí nghiệm là hợp lý. Kết quả bố trí thí nghiệm được thể hiện rõ qua Bảng 3 bên dưới

Bảng 3: Bố trí thí nghiệm phân lô so sánh theo dõi tăng trọng

Chỉ tiêuLô I (Bê lai Sind)Lô II (Bê Brahman thuần)
Số lượng gia súc (con)0505
Thời gian nuôi chuẩn bị (ngày)1515
Thời gian nuôi thí nghiệm (ngày)8484
Phương thức nuôi dưỡngCá thể, cho ăn tự doCá thể, cho ăn tự do

Nguồn: Đinh Văn Tuyến và ctv. (2008),

Trường hợp phân lô so sánh trên bò cái sinh sản thì không phù hợp với n = 5, ngoài chỉ tiêu theo dõi trên bò cái sinh sản thì phải so sánh được khả năng tăng trọng bê lai F1 thể hiện qua Bảng 4. Đối với việc đánh giá năng suất sinh sản con lai F1 giữa 2 giống bò thịt từ bò cái địa phương thì số lượng bò cái không thể dừng lại với n =10. Nếu chỉ sử dụng 10 bò cái cho mỗi lô thí nghiệm thì tỉ lệ bê sinh ra không thể là 10, bởi vì tỉ lệ thụ thai trên bò khoảng 50-60%, hệ luỵ là số n cần đánh giá thật sự là rất ít. Trong trường hợp này nên sử dụng số bò cái trong mỗi lô thí nghiệm với n >10 và tốt nhất phải từ 15 bò cái trên 1 lô thí nghiệm. Thí nghiệm đã chọn n = 20 cho mỗi lô thí nghiệm nhưng tỉ lệ bê cho mỗi lô là 9 và 12. Cần phải có một số mẫu lớn trong nghiên cứu này vì khả năng phát triển con giống trong mọt vùng sinh thái quyết định hướng phát triển trong tương lai. Do đó phải có dung lượng mẫu đủ lớn để đến một kết luận chính xác.

Sơ đồ 1: Bố trí thí nghiệm phân lô so sánh trên bò cái

Lặp lại♂Red Sind × ♀ bò Vàng♂Brahman × ♀ bò Vàng
1♀1♀1
2♀2♀2
20♀20♀20

Nguồn: Nguyễn Bá Trung và Nguyễn Bình Trường (2014)

Mục tiêu so sánh giữa 2 giá trị trung bình khác biệt có ý nghĩa thống kê hay không. Thông thường dạng bố trí thí nghiệm này phải chú ý đối tượng thí nghiệm theo dõi khả năng sinh sản hay tăng trưởng được thể hiện theo sơ đồ bên dưới

Trong trường hợp chỉ so sánh khả năng tăng trọng cùng một nhóm đối tượng là bò ảnh hưởng bởi 2 khẩu phần ăn thì số lượng đơn vị thí nghiệm cho mỗi lô nên dừng lại với n ≥ 5 và cho sinh sản thì n ≥ 15.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Mai Văn Sánh, Trịnh Văn Trung, Nguyễn Công Định, và Nguyễn Kiêm Chiến (2008), Hiện trạng đàn trâu ở một số địa phương đại diện cho các vùng trâu to trong cả nước, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi (Viện Chăn nuôi), Số 15, Tháng 12/2008, Trang 1–8.

Đinh Văn Tuyến, Nguyễn Thành Nam, Phạm Hùng Cường và Nguyễn Thiện Trường Giang (2008), So sánh khả năng tăng trọng và cho thịt khi vỗ béo giữa bê thuần Brahman và bê lai Sind nuôi tại Tuyên Quang. Tạp chí KHCN Chăn Nuôi số 14, tháng 10-2008, trang 1-8.

Nguyễn Xuân Trạch và Trần Văn Nhạc (2008), Ảnh hưởng của độ tuổi và mức thức ăn tinh đến tăng trọng và hiệu quả kinh tế vỗ béo bò địa phương tại huyện Krông Pa tỉnh Gia Lai. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2008: Tập VI, Số 4, trang 343-347

Phạm Thế Huệ, Trần Quang Hạnh, Trần Quang Hân (2010),Ảnh hưởng của các mức ngọn lá sắn ủ chua trong khẩu phần đến lượng thức ăn thu nhận, khả năng sinh trưởng của bò lai Sind nuôi vỗ béo tại tỉnh Đăk Lăk. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2012. Tập 10, số 6, trang 902-906

Nguyễn Bình Trường (2015), Một số đặc điểm về sinh trưởng, sinh sản của trâu tỉnh An Giang, Tạp chí KHKT Chăn Nuôi, 6: 80-86.

Nguyễn Bá Trung và Nguyễn Bình Trường (2014), Cải thiện giống bò thịt tỉnh An Giang ở phương thức chăn nuôi nông hộ bằng 2 công thức lai giữa bò địa phương với giống Red Brahman và Red Sindhi, Tạp chí KHKT Chăn Nuôi, 4: 19-25.

Nguyễn Bá Trung (2014), Tiêu hóa và tăng khối lượng của bò địa phương vỗ béo bằng cỏ VA06 và thân cây bắp rau có bổ sung thức ăn công nghiệp tại nông hộ huyện Chợ Mới – An Giang, Tạp chí KHKT Chăn Nuôi, 6: 43-49.

Đậu Văn Hải Và Nguyễn Thanh Vân, (2016), Ảnh hưởng của tỉ lệ thức ăn thô : tinh trong khẩu phần đến khả năng ăn vào, tỷ lệ tiêu hóa, tăng khối lượng và lượng khí mê- tan thải ra trên bò lai brahman, tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi – số 64, tháng 6/2016, trang 64-70

Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông, (2015),Ảnh hưởng của các mức độ đạm thô trong khẩu phần bằng bổ sung bánh đa dưỡng chất đến sự tiêu thụ thức ăn,các thông số dạ cỏ và sự tích lũy đạm của bò lai Sind. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 37 (2015)(1): 11-17

Từ khóa » Công Thức Linus Yamane