PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CỠ MẪU
1. Tại sao phải tính cỡ mẫu?. Một câu hỏi luôn đặt ra với nhà nghiên cứu là cần phải điều tra bao nhiêu đơn vị mẫu để nó đại diện và có thể suy rộng cho tổng thể, để phân tích có ý nghĩa và kết quả nghiên cứu có giá trị về mặt khoa học? 2. Làm thế nào để xác định cỡ mẫu? Một cách đơn giản và dễ nhất là dựa vào các nghiên cứu có cùng nội dung đã được thực hiện trước đó để lấy mẫu. Có thể hỏi ý kiến các chuyên gia, những người có kinh nghiệm thực hiện các dự án điều tra khảo sát. Có thể tính toán theo công thức tính mẫu. 3. Công thức tính cỡ mẫu a. Với trường hợp cỡ mẫu lớn và không biết tổng thể. Trong đó: n = là cỡ mẫu z = giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì giá trị z là 1,96…) p = là ước tính tỷ lệ % của tổng thể q = 1-p (thường tỷ lệ p và q được ước tính 50%/50% đó là khả năng lớn nhất có thể xảy ra của tổng thể). e = sai số cho phép (+-3%, +-4%,+-5%...). Ví dụ: Tính cỡ mẫu của một cuộc trưng cầu ý kiến trước một cuộc bầu cử với độ tin cậy là 95% với giá trị z tương ứng là 1.96, sai số cho phép là nằm trong khoảng +5%. Giả định p*q lớn nhất có thể xảy ra là 0.5*0.5. Cỡ mẫu sẽ được tính là: n = | 1.962( 0.5*0.5) | = 385 |
0.052 |
b. Nếu tổng thể nhỏ và biết được tổng thể thì dùng công thức sau: Với n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn. Ví dụ: Tính cỡ mẫu của một cuộc điều tra với: Tổng thể là N= 2000, độ chính xác là 95%, sai số tiêu chuân là +- 5%. và cỡ mẫu sẽ được tính là: n = | N | = | 2000 | = 333 |
1+ N (e)2 | 1+2000 (.05)2 |
Bảng cỡ mẫu Bảng 1. Cỡ mẫu với sai số cho phép là ±3%, ±5%, ±7% và ±10% Độ tin cậy là 95% và P=0.5. |
Cỡ của tổng thể | Cỡ mẫu(n) với sai số cho phép : |
±3% | ±5% | ±7% | ±10% |
500 | * | 222 | 145 | 83 |
600 | * | 240 | 152 | 86 |
700 | * | 255 | 158 | 88 |
800 | * | 267 | 163 | 89 |
900 | * | 277 | 166 | 90 |
1,000 | * | 286 | 169 | 91 |
2,000 | 714 | 333 | 185 | 95 |
3,000 | 811 | 353 | 191 | 97 |
4,000 | 870 | 364 | 194 | 98 |
5,000 | 909 | 370 | 196 | 98 |
6,000 | 938 | 375 | 197 | 98 |
7,000 | 959 | 378 | 198 | 99 |
8,000 | 976 | 381 | 199 | 99 |
9,000 | 989 | 383 | 200 | 99 |
10,000 | 1,000 | 385 | 200 | 99 |
15,000 | 1,034 | 390 | 201 | 99 |
20,000 | 1,053 | 392 | 204 | 100 |
50,000 | 1,087 | 397 | 204 | 100 |
100,000 | 1,099 | 398 | 204 | 100 |
>100,000 | 1,111 | 400 | 204 | 100 |
Nguồn tham của tài liệu: Trung Tâm Thông tin và phân tích dữ liệu Việt Nam (VIDAC). Người đăng: Phạm Phúc Vĩnh vào lúc 15:14 Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest Nhãn: 3. Phương pháp xác định cỡ mẫu Không có nhận xét nào:
Cám ơn Anh/Cbij đã góp ý, nhận xét và đánh giá. Chúng tôi sẽ có phản hổi trong thời gian sớm nhất có thể.
Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)
TỰ HỌC SPSS
MỘT SỐ ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO
- Dư luận xã hội về các vấn đề tiêu cực liên quan tới hệ thống xe buýt có trợ giá ở thành phố Hồ Chí Minh
- Giải pháp giảm gánh nặng chi phí hàng tồn kho cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm
- Văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại học Sài Gòn
CÁC BƯỚC TRONG NCKH
- 1. Tìm ý tưởng cho đề tài nghiên cứu
- 2. Chọn và đặt tên đề tài
- 3. Cấu trúc của một đề tài nghiên cứu khoa học
- 4. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NCKH
- 2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp lịch sử và phương pháp logic
- Phương pháp nghiên cứu định lượng và Phương pháp nghiên cứu định tính
- SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐỊNH LƯỢNG VÀ ĐỊNH TÍNH – ĐIỂM MẠNH VÀ HẠN CHẾ
LẬP BẢNG HỎI VÀ CHỌN MẪU
- 1. Thiết kể bảng hỏi
- 2. Các phương pháp chọn mẫu
- 3. Phương pháp xác định cỡ mẫu
- 4. Thiết kế bảng hỏi trong nghiên cứu khoa học giáo dục
QUY ĐỊNH VỀ TRÍCH DẪN, ĐẠO VĂN VÀ DANH MỤC TLTK
- 1. Trích dẫn và chú thích trong công trình khoa học
- 2. Cách lập trích dẫn và danh mục tài liệu tham khảo theo chuẩn APA
- 3. Những hành vi bị cấm trong công trình nghiên cứu khoa học
- Mất tất cả bởi đạo văn
- Những ngộ nhận về trích dẫn & đạo văn ở Việt Nam
- Sao chép trong khoa học được không?
MỘT SỐ BIỂU MẪU (NCKH)
- Mẫu Bìa và Phụ bìa Khóa luận
- Mẫu Bìa và Phụ bìa tiểu luận
- Mẫu trang Mục lục
VĂN BẢN VỀ NCKH SINH VIÊN
- Quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học
- Quy định về quản lí và tổ chức thực hiện khóa luận tốt nghiệp của SGU
- Thể lệ Giải thưởng Sinh viên NCKH - Euréka
Tổng số lượt xem trang