Công - Wiktionary Tiếng Việt

Tiếng Việt

[sửa]
Wikipedia tiếng Việt có bài viết về:công

Cách phát âm

[sửa] IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
kəwŋ˧˧kəwŋ˧˥kəwŋ˧˧
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
kəwŋ˧˥kəwŋ˧˥˧

Từ tương tự

[sửa] Các từ có cách viết hoặc gốc từ tương tự
  • cổng
  • Công
  • cóng
  • còng
  • cống
  • Cống
  • cồng
  • cọng
  • cõng
  • cong
  • cộng

Phiên âm Hán–Việt

[sửa] Các chữ Hán có phiên âm thành “công”
  • 灨: cám, công
  • 攻: công
  • 蚣: công
  • 工: công
  • 功: công
  • 公: công
  • 釭: công, cang

Phồn thể

[sửa]
  • 蚣: công
  • 工: công
  • 灨: cám, công
  • 釭: cang, công
  • 公: công
  • 攻: công
  • 功: công

Chữ Nôm

[sửa]

(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)

Cách viết từ này trong chữ Nôm
  • 蚣: công
  • 工: cung, cuông, trong, cong, gồng, côông, công
  • 䲨: công
  • 釭: cong, cang, công
  • 公: công
  • 妐: công
  • 䲲: công
  • 糿: công
  • 攻: công
  • 糼: công
  • 功: công
  • 龔: cung, công

Danh từ

[sửa]
chim công

công

  1. Sức lao động tiêu hao trong một việc làm. Chữ công trong nghĩa này bắt nguồn từ chữ Hán 工, 功. Của một đồng, công một nén (tục ngữ) Kẻ góp của, người góp công (tục ngữ) Một công đôi ba việc (tục ngữ)
    1. Sức lao động tiêu hao trong một ngày của một người Đào cái mương này mất hơn một trăm công Một ngày công
    2. Tiền nhận được do bỏ sức lao động để làm việc Rủ nhau đi cấy lấy công (ca dao)
    3. Gọi tắt cho công lao Có công với nước; Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu (tục ngữ) Nhờ công cha mẹ Nhờ công thầy dạy - những điều đạt được là nhờ có sự giúp đỡ của thầy giáo.
    4. Gọi tắt cho công nhân. Công, nông liên minh.
    5. (Vật lý học) Đại lượng vật lí đặc trưng định lượng cho sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
    Trong hệ đơn vị quốc tế, công được do bằng Joule (J).
  2. Đơn vị đo diện tích ruộng ở Nam Bộ, bằng một phần mười hecta. Thửa ruộng 2400 công, tức là có 240 hecta.
  3. Loài chim cùng loại với gà, lông đuôi dài, có mặt nguyệt, có thể xòe ra. Ở con đực, lông đuôi có nhiều màu sặc sỡ. Con công ăn lẫn với gà, rồng kia, rắn nọ, coi đà sao nên (ca dao).
  4. Tước cao nhất trong năm tước của chế độ phong kiến; gồm công, hầu, bá, tử, nam. ai công hầu, ai khanh tướng công tước.
  5. Gọi tắt của thế công trong võ thuật, mang nghĩa tấn công, trái nghĩa với thế thủ. Chữ công trong nghĩa này bắt nguồn từ chữ Hán 攻. Giỏi cả công lẫn thủ.

Từ dẫn xuất

[sửa] sức lao động
  • thi công
  • công trường

Dịch

[sửa] sức lao động
  • Tiếng Anh: work
loài chim
  • Tiếng Anh: peacock

Tính từ

[sửa]

công

  1. Nói tắt cho công bằng. Gốc từ chữ Hán 公. Trời sao trời ở chẳng công (ca dao).
  2. Gọi tắt cho công cộng, mang nghĩa đó là những gì thuộc về toàn thể cộng đồng hay công cộng, chung cho mọi người. Gốc từ chữ Hán 公. Của công. Việc công. Dịch vụ công.

Từ dẫn xuất

[sửa] công cộng
  • công trường
  • công an

Động từ

[sửa]

công

  1. Nói thuốc dùng không hợp, ảnh hưởng đến sức khoẻ của bệnh nhân Bệnh tăng lên vì công thuốc.

Tham khảo

[sửa]
  • "công", Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)
  • Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. (chi tiết)

Tiếng Tày

[sửa]

Cách phát âm

[sửa]
  • (Thạch An – Tràng Định) IPA(ghi chú): [kəwŋ͡m˧˥]
  • (Trùng Khánh) IPA(ghi chú): [kəwŋ͡m˦]

Động từ

[sửa]

công

  1. vỗ béo.

Tham khảo

[sửa]
  • Lương Bèn (2011) Từ điển Tày-Việt‎[1][2] (bằng tiếng Việt), Thái Nguyên: Nhà Xuất bản Đại học Thái Nguyên

Từ khóa » Từ Hán Việt Công Là Gì