CRS Công Bố Báo Cáo Cạnh Tranh Chiến Lược Mỹ-Trung Tại Biển ...
Có thể bạn quan tâm
Theo trang tin tức của Viện Hải quân Mỹ (USNI News), Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ (CRS) ngày 8-9 đã công bố báo cáo “Cạnh tranh Chiến lược Mỹ-Trung ở Biển Đông và biển Hoa Đông: Bối cảnh và các vấn đề đối với Quốc hội”.
Theo báo cáo, nhiều năm qua, Biển Đông đã nổi lên như một điểm nóng cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung.
Tàu đổ bộ USS America (LHA 6) của Hải quân Mỹ tham gia tập trận cùng các đối tác và đồng minh. Ảnh: HẢI QUÂN MỸ
Theo báo cáo, các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông ngày càng dấy lên lo ngại đối với các nhà quan sát Mỹ rằng Bắc Kinh đang giành quyền kiểm soát hiệu quả Biển Đông, một khu vực có tầm quan trọng chiến lược, chính trị và kinh tế đối với Mỹ cũng như các đồng minh và đối tác của Washington.
Theo đó, báo cáo nêu rõ các hành động trên gồm các hoạt động xây dựng đảo và xây dựng cơ sở trên diện rộng tại các thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), cũng như các hành động của lực lượng hàng hải nhằm khẳng định yêu sách phi pháp của Bắc Kinh trước các nước láng giềng trong khu vực như Philippines và Việt Nam.
Các hành động của lực lượng hàng hải Trung Quốc tại quần đảo Senkaku (cách Nhật gọi) / Điếu Ngư (cách Trung Quốc gọi) ở biển Hoa Đông là một mối quan ngại khác đối với các nhà quan sát Mỹ.
Theo báo cáo, sự thống trị của Trung Quốc đối với khu vực gần biển của nước này - nghĩa là khu vực Biển Đông, biển Hoa Đông, biển Hoàng Hải – sẽ ảnh hưởng đến các lợi ích chiến lược, chính trị và kinh tế của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và các nơi khác.
Báo cáo nêu rõ các mục tiêu chung tiềm năng của Mỹ đối với cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung ở Biển Đông và biển Hoa Đông bao gồm nhưng không nhất thiết giới hạn ở những mục sau: (i) thực hiện các cam kết an ninh của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, bao gồm các cam kết hiệp ước với Nhật và Philippines; (ii) duy trì và tăng cường cấu trúc an ninh do Mỹ dẫn đầu ở Tây Thái Bình Dương, bao gồm các mối quan hệ an ninh của Mỹ với các đồng minh hiệp ước và các quốc gia đối tác; (iii) duy trì sự cân bằng quyền lực trong khu vực có lợi cho Mỹ và các đồng minh và đối tác.
Báo cáo nêu thêm: (iv) bảo vệ nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp và chống lại sự xuất hiện của cách tiếp cận “lẽ phải/ưu thế luôn thuộc về kẻ mạnh hơn” trong các vấn đề quốc tế; (v) bảo vệ nguyên tắc tự do của các vùng biển, hay còn được gọi là tự do hàng hải; (vi) ngăn cản Trung Quốc trở thành bá chủ khu vực ở Đông Á; (vii) và theo đuổi những mục tiêu này như một phần trong chiến lược lớn hơn của Mỹ nhằm cạnh tranh chiến lược và quản lý quan hệ với Trung Quốc.
Nhóm tác chiến tàu sân bay của Anh và tàu USS America của Mỹ trong cuộc tập trận Large-Scale Exercise (LSE) 2021. Ảnh: HẢI QUÂN MỸ
Đối với các mục tiêu cụ thể tiềm năng của Mỹ đối với cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung ở Biển Đông và biển Hoa Đông, báo cáo nêu rõ: (i) ngăn cản Trung Quốc thực hiện các hoạt động xây dựng căn cứ bổ sung ở Biển Đông, di chuyển thêm quân nhân, thiết bị và vật tư đến các căn cứ tại các thực thể mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép tại Biển Đông, bắt đầu các hoạt động xây dựng đảo hoặc xây dựng căn cứ tại bãi cạn Scarborough, tuyên bố các đường cơ sở thẳng xung quanh các thực thể địa lý mà Bắc Kinh yêu sách tại Biển Đông, hoặc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông;
Báo cáo nêu thêm: (ii) kêu gọi Trung Quốc giảm bớt hoặc chấm dứt các hoạt động của lực lượng hàng hải tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông, ngừng các hành động nhằm gây áp lực lên các thực thể do Philippines chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), tạo điều kiện cho ngư dân Philippines tiếp cận nhiều hơn các vùng biển xung quanh bãi cạn Scarborough; (iii) chấp nhận định nghĩa của Mỹ/phương Tây về quyền tự do trên biển, đồng thời chấp nhận và tuân thủ phán quyết về Biển Đông của Tòa trọng tài năm 2016.
Theo báo cáo, vấn đề đối với Quốc hội Mỹ là liệu chiến lược cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông có phù hợp và được cung cấp nguồn lực chính xác hay không, và liệu Quốc hội có nên thông qua, bác bỏ hay sửa đổi chiến lược hay không, mức độ nguồn lực để thực hiện chiến lược đó hay cả hai.
Báo cáo nhấn mạnh rằng các quyết định mà Quốc hội đưa ra về những vấn đề trên về cơ bản có thể ảnh hưởng đến lợi ích chiến lược, chính trị và kinh tế của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và các nơi khác.
(PLO)- Trung Quốc đang vận động chính phủ Úc ủng hộ việc Bắc Kinh tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), bất chấp căng thẳng hai bên. HÒA ĐẶNGTừ khóa » Cạnh Tranh Mỹ Trung ở Biển đông
-
Cạnh Tranh Mỹ-Trung ở Biển Đông: Cơ Hội Từ Những Thách Thức
-
Biển Đông Trong Cạnh Tranh Mỹ - Trung 2021 - Vietnamnet
-
Cạnh Tranh Mỹ - Trung 'đốt Nóng' Hội Thảo Biển Đông - VnExpress
-
Chiều Sâu Cạnh Tranh Chiến Lược Mỹ - Trung Quốc
-
Cạnh Tranh Mỹ-Trung Sẽ Tăng Nhiệt Vào Năm 2022, đối đầu Vẫn Là Xu ...
-
Biển Đông Giữa Vòng Xoáy Cạnh Tranh Nước Lớn Và Vai Trò Của ASEAN
-
Cạnh Tranh Chiến Lược Mỹ - Trung Có Gì Mới? - Báo Tuổi Trẻ
-
Cạnh Tranh địa Chiến Lược Giữa Mỹ - Trung Quốc - Nga định Hình Trật ...
-
Biển Đông Trong Cạnh Tranh Chiến Lược Mỹ - Trung - Báo Thanh Niên
-
Cạnh Tranh Mỹ - Trung Quốc Tại Khu Vực Ấn Độ Dương - Thái Bình ...
-
[PDF] VIỆT NAM TRONG BÓI CẢNH CẠNH TRANH CHIÊN LƯỢC MỸ
-
Mổ Xẻ Nguy Cơ “xung đột ủy Nhiệm” ở Châu Á Từ Sức Nóng Cạnh ...
-
Cạnh Tranh Mỹ - Trung Quốc Quyết Liệt Hơn - Báo Người Lao động
-
Việt Nam Và Biển Đông Trong Cuộc Cạnh Tranh Mỹ – Trung