Mổ Xẻ Nguy Cơ “xung đột ủy Nhiệm” ở Châu Á Từ Sức Nóng Cạnh ...
Có thể bạn quan tâm
Mỹ và Trung Quốc đang rơi vào thời kỳ đối đầu trên nhiều lĩnh vực, từ vấn đề thương mại, dịch Covid-19, tình hình Hong Kong và mới đây nhất là hành động đóng cửa các lãnh sự quán của nhau. Theo giới phân tích những diễn biến này mới chỉ là màn khởi đầu của một cuộc xung đột nhiều khả năng sẽ còn trở nên tồi tệ hơn, ít nhất cho đến khi diễn ra cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11/2020. Nhiều ý kiến lo ngại, cạnh tranh Mỹ-Trung sẽ tác động đến tình hình địa chính trị châu Á, làm dấy lên nguy cơ nổ ra một cuộc chiến ủy nhiệm trong khu vực.
Đã 3 thập kỷ trôi qua kể từ khi chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô, hai quốc gia đều sở hữu vũ khí hạt nhân, kết thúc. Chúng ta có xu hướng nhìn lại với sự lạc quan rằng một cuộc xung đột hạt nhân cuối cùng đã không xảy ra, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc quan hệ giữa Mỹ và các nước được coi là đối thủ của Washington có chiều hướng giảm căng thẳng.
Sự cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn, đặc biệt trong thời đại hiện nay, có xu hướng thể hiện trong các cuộc chiến tranh ủy nhiệm. Trong thế kỷ 21, chiến tranh ủy nhiệm được cho là công cụ thực hiện tham vọng của các nước mong muốn mở rộng ảnh hưởng. Đây là điều thấy rõ trong các cuộc xung đột tại Libya, Syria và Yemen ở Trung Đông và Bắc Phi.
Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang dần chuyển hướng sự cạnh tranh địa chính trị sang châu Á, câu hỏi đặt ra là liệu có xảy ra nguy cơ chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực? Và nếu đó không phải là một cuộc chiến tranh trực tiếp thì “điểm nóng” nào tại châu Á có thể biến thành xung đột ủy nhiệm giữa hai cường quốc.
Biển Đông - khu vực đáng lo ngại
Giới phân tích cho rằng, địa điểm có nguy cơ cao nhất xảy ra đối đầu trực tiếp giữa hai quốc gia là Biển Đông, nơi Mỹ đang kêu gọi đồng minh và các nước ở Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền phản đối quyết liệt hơn các yêu sách hàng hải phi pháp cũng như hành động gây hấn của Trung Quốc.
Kể từ đầu năm đến nay, hải quân Mỹ đã tiến hành 6 hoạt động “tự do hàng hải” ở Biển Đông. Các hoạt động này ngày càng gia tăng về quy mô và cường độ, với sự góp mặt của các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường, 2 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân. Chưa hết, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức bác bỏ hầu hết yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông cho rằng chúng không có cơ sở theo luật pháp quốc tế, một động thái mà các nhà phân tích quốc phòng coi là khúc dạo đầu cho những hoạt động quân sự quyết đoán hơn trong khu vực.
Xung đột có chủ ý nhiều khả năng không diễn ra, nhưng điều khiến các chuyên gia và giới chức hai nước lo ngại là nguy cơ xảy ra sự cố ngoài ý muốn xuất phát từ một vụ va chạm tình cờ.
Có hai rủi ro liên quan: thứ nhất, sức ép từ hai cường quốc đối với các nước trong khu vực để hình thành một liên minh gắn kết hơn, sẽ khiến cho các hành vi trở nên khó dự đoán hơn trong bối cảnh các bên không muốn để lộ ý định thực sự của họ; thứ hai, sự xấu đi trong quan hệ song phương giữa Bắc Kinh và Washington, cũng như việc thiếu các kênh đối thoại để giảm căng thẳng sẽ khiến các bên không thể hiểu nhau. Do đó, nếu một trong hai bên tính toán sai lầm, hậu quả sẽ khó lường.
Với việc hệ thống liên lạc giữa các cơ sở quân sự của Mỹ và Trung Quốc rất ít khi được sử dụng, các chuyên gia lo ngại nếu một sự cố xảy ra trên biển liên quan tàu hải quân hoặc máy bay chiến đấu, tình hình sẽ nhanh chóng leo thang và dẫn đến một cuộc xung đột khó có thể ngăn chặn, khi xét đến các động lực chính trị của cả Bắc Kinh và Washington.
Sức nóng trên lĩnh vực kinh tế
Nhưng ngay cả khi Mỹ và Trung Quốc tìm cách tránh đụng độ trực tiếp trên Biển Đông, hai bên vẫn có thể rơi vào cuộc xung đột ủy nhiệm trên các lĩnh vực khác, trong đó có kinh tế.
Ngoài Biển Đông, sông Mekong cũng đang trở thành điểm nóng mới trong sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Con sông này dài 4.880 km, đứng thứ 7 châu Á, cung cấp nước và phù sa cho các vựa lúa lớn trong khu vực, cung cấp kế sinh nhai cho hơn 100 triệu dân.
Vào năm 2015, Trung Quốc thành lập Diễn đàn hợp tác Mekong-Lan Thương. Sử dụng vốn viện trợ, đầu tư và ngoài giao, Bắc Kinh đã thúc đẩy các nước dọc sông Mekong tham gia vào các dự án phát triển chung.
Trước đó vào năm 2009, Mỹ khởi xướng Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong (LMI), sử dụng nguồn vốn từ Cơ quan phát triển Quốc tế Mỹ để tài trợ cho các chương trình đào tạo kỹ thuật và phát triển cơ sở hạ tầng. Vào năm 2019, Mỹ đã tăng cường vốn ủng hộ cho LMI, kêu gọi Hàn Quốc và Nhật Bản cung cấp hỗ trợ về tài chính.
Khi mâu thuẫn ngày càng gia tăng, các đại sứ quán của Mỹ và Trung Quốc đã trở thành “tiền đồn” cho cuộc chiến ngoại giao giữa hai nước. Đại sứ quán Mỹ ở Yangon cho rằng các dự án của Bắc Kinh nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và đặc khu kinh tế tại Myanmar là “bẫy nợ” và “mang lại lợi ích cho Trung Quốc nhiều hơn Myanmar”. Đáp lại, Đại sứ quán Trung Quốc tại Yangon cáo buộc Mỹ “bôi nhọ” Trung Quốc, cho rằng Washington đang “thực hiện những điều xấu xa” để kiềm chế Bắc Kinh.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới chưa có hồi kết, Mỹ đang gây sức ép để nhiều quốc gia từ chối đầu tư và công nghệ của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có cơ hội thúc đẩy việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các dự án phát triển khác khi chính phủ nhiều nước mong muốn phục hồi kinh tế và tìm kiếm sự hợp tác sau đại dịch Covid-19.
Châu Á đảm nhiệm vai trò “trung gian hòa giải”
Trung Quốc không chỉ là một nhân tố chính trong nền kinh tế toàn cầu mà còn là đối tác thương mại và thị trường chính của hầu hết châu Á. Trong khi Mỹ cũng có nhiều lợi ích chiến lược trong khu vực. Theo giới phân tích, thời gian tới, Mỹ và Trung Quốc sẽ còn tìm cách gia tăng ảnh hưởng khi nhiều quốc gia đang phải gồng mình đối phó dịch bệnh.
Vẫn chưa rõ chiến tranh hoặc xung đột ủy nhiệm sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho Mỹ và Trung Quốc, song nếu xảy ra chắc chắn sẽ đe dọa sự ổn định của châu Á.
Các nước trong khu vực có thể ngăn chặn nguy cơ này bằng cách chống lại những áp lực buộc phải chọn phe trong tranh chấp, cũng như tạo ra một cơ chế cân bằng có hiệu quả giữa hai cường quốc.
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa đã kêu gọi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên hoạt động như một tổ chức “trung gian hòa giải”. Kế hoạch này có thể thực hiện được nếu như các nước khác như Canada, Australia và Nhật Bản đứng sau những nỗ lực đưa Washington và Bắc Kinh vào một diễn đàn đa phương để ngăn chặn đà leo thang xung đột./.
Theo VOV.VN
Từ khóa » Cạnh Tranh Mỹ Trung ở Biển đông
-
Cạnh Tranh Mỹ-Trung ở Biển Đông: Cơ Hội Từ Những Thách Thức
-
Biển Đông Trong Cạnh Tranh Mỹ - Trung 2021 - Vietnamnet
-
CRS Công Bố Báo Cáo Cạnh Tranh Chiến Lược Mỹ-Trung Tại Biển ...
-
Cạnh Tranh Mỹ - Trung 'đốt Nóng' Hội Thảo Biển Đông - VnExpress
-
Chiều Sâu Cạnh Tranh Chiến Lược Mỹ - Trung Quốc
-
Cạnh Tranh Mỹ-Trung Sẽ Tăng Nhiệt Vào Năm 2022, đối đầu Vẫn Là Xu ...
-
Biển Đông Giữa Vòng Xoáy Cạnh Tranh Nước Lớn Và Vai Trò Của ASEAN
-
Cạnh Tranh Chiến Lược Mỹ - Trung Có Gì Mới? - Báo Tuổi Trẻ
-
Cạnh Tranh địa Chiến Lược Giữa Mỹ - Trung Quốc - Nga định Hình Trật ...
-
Biển Đông Trong Cạnh Tranh Chiến Lược Mỹ - Trung - Báo Thanh Niên
-
Cạnh Tranh Mỹ - Trung Quốc Tại Khu Vực Ấn Độ Dương - Thái Bình ...
-
[PDF] VIỆT NAM TRONG BÓI CẢNH CẠNH TRANH CHIÊN LƯỢC MỸ
-
Cạnh Tranh Mỹ - Trung Quốc Quyết Liệt Hơn - Báo Người Lao động
-
Việt Nam Và Biển Đông Trong Cuộc Cạnh Tranh Mỹ – Trung