CSGTD Tháng 8 Năm 2020 Tỉnh Bắc Ninh
Có thể bạn quan tâm
I. TỔNG QUAN GIÁ CẢ HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ TIÊU DÙNG THÁNG 8
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 năm 2019 tăng 0,35% so với tháng trước, tăng 4,91 so cùng kỳ năm trước và tăng 0,71% so với tháng 12 năm trước. CPI bình quân 8 tháng đầu năm 2020 tăng 4,82% so với cùng kỳ năm trước.
So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 5 nhóm có chỉ số giá biến động tăng, gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,27%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 1,37%; thiết bị và dồ dùng gia đình tăng 0,14%; giáo dục tăng 0,18%; hàng hóa khác tăng 0,28%. Bốn nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm là: Đồ uống và thuốc lá giảm 0,42%; may mặc, mũ nón, giầy dép giảm 0,03%; giao thông giảm 0,31%; bưu chính viễn thông giảm 0,02%. Còn lại, hai nhóm hàng có giá ổn định, ít biến động là: Thuốc và dịc vụ y tế; văn hóa, giải trí và du lịch.
Chỉ số CPI tháng 8 năm 2020 tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Chỉ số giá nhóm lương thực tăng do xa thời vụ thu hoạch.
- Chỉ số giá nhóm thực phẩm nói chung tiếp tục tăng nhẹ 0,07%
- Trong tháng (theo kỳ tính giá), giá xăng được điều chỉnh tăng 2 lần, một lần vào ngày 28/7 và lần tiếp theo vào ngày 12/8. Tính chung trong tháng, nhóm nhiên liệu tăng 0,43%.
- Trong tháng giá vàng liên tục tăng cao, kéo théo giá nhóm đồ dùng cá nhân tăng 1,62% mà cụ thể là giá đồ trang sức tăng 14,6%.
II. DIỄN BIẾN XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NHÓM HÀNG CHÍNH TRONG THÁNG 8 SO VỚI THÁNG TRƯỚC
1. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+0,42%)
a) Lương thực (+0,27%)
+ Chỉ số giá lương thực tháng 8 tăng 0,27%, chủ yếu do giá gạo các loại tăng 3,79% trong đó: gạo tẻ thường +4,5%; gạo tẻ ngon +1,94%; gạo nếp +1,9%. Bênh cạnh đó nhóm bột mì và ngũ cốc khác cũng tăng 1,05%; lương thực chế biến tăng 0,47%. Nguyên nhân một mặt do tính thời vụ, mặt khác thị trường xuất khẩu gạo tăng mạnh.
b) Thực phẩm (+0,07%)
Chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng nhẹ do biến động của một số nhóm, mặt hàng sau: Nhóm thịt gia súc giảm 0,5%. Sau một thời gian dài giữ giá ở mức cao đến nay giá thịt gia súc các loại giảm, tương ứng: thịt lợn -0,69%; nội tạng -0,64%; thịt chế biến -0,17%; mỡ ăn -0,33%. Giá thịt gia cầm khác giảm 2,2%. Các loại đậu và hạt -0,17%. Quả tươi -3,33%.
Bên cạnh đó, một số nhóm, mặt hàng tiếp tục giá: thịt gà +0,81%; trứng các loại tăng cao +7,98%; thủy sản tươi sống +0,57%; rau tươi khô và chế biến +2,45%.
2. Đồ uống và thuốc lá (-0,42%)
Chỉ số giá nhóm giảm 0,42% do giá đồ uống không cồn giảm 0,16%; rượu bia giảm 0,63%
3. May mặc, mũ nón, giầy dép (-0,03%)
Chỉ số giá nhóm giảm 0,33% nguyên nhân chính do giá các mặt hàng nhóm vải giảm 0,59%; giầy dép giảm 0,15%. Tuy nhiên, nhóm dịch vụ may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,39% đã kéo chỉ số nhóm chung giảm chậm lại.
4. Nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD (+1,37%)
Nhóm này tăng chủ yếu do giá nhóm nhà ở tăng 1,27%, nhất là ở khu vực nông thôn và do giá nhà trọ biến động tăng. Giá điện sinh hoạt bình quân tăng 2,37% do nhu cầu, sản lượng tiêu thụ điện tăng trong tháng.
4. Thiết bị và đồ dùng gia đình (+0,14%)
Chỉ số giá nhóm tăng 0,14% do giá các mặt hàng đồ dùng trong nhà tăng 0,24%.
5. Giao thông (-0,31%)
Chỉ số nhóm giảm 0,31% nguyên nhân chính do giá phương tiện đi lại 0,77%. Nguyên nhân do dịch Covid-19 bùng phát trở lại, nhiều đại lý, hãng xe đã đưa ra nhiều gói ưu đãi, chương trinh khuyến mãi giảm giá để kích thích sức mua, kích cầu tiêu dùng.
Bên cạnh đó, trong tháng giá xăng được điều chỉnh tăng một lần vào ngày 28/7 và điều chỉnh tăng vào ngày 12/8, tính chung trong tháng nhóm nhiên liệu tăng 0,43%.
6. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác (+0,28%)
Chỉ số nhóm tăng 0,28% tác động chính do giá nhóm đồ dùng cá nhân tăng 1,62% mà cụ thể là giá đồ trang sức tăng 14,6%, ảnh hưởng của giá vàng trên thị trường liên tục tăng rất cao trong tháng .
7. Các nhóm hàng hoá khác
Các nhóm hàng, dịch vụ còn lại ổn định, ít biến động.
III. GIÁ VÀNG VÀ ĐÔ-LA MỸ
1. Chỉ số giá vàng (+9,15%)
Sự ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 làm suy thoái đầu tư, suy thoái kinh tế toàn cầu là nguyên nhân hàng đầu làm tăng giá vàng trên thế giới, đã tác động đến thị trường trong nước, thị trường trong tỉnh cũng chịu ảnh hưởng chung, nên trong tháng giá vàng trên địa bàn tỉnh tăng rất mạnh. Tính chung tăng 9,15%, tương ứng tăng 454.000đ/chỉ. Bình quân giá vàng bán ra trong tháng ở mức 5.418.000đ/chỉ.
2. Chỉ số giá đô la Mỹ (-0,07%)
Biến động trái chiều với giá vàng, chỉ số giá đô-la Mỹ trong tháng biến động giảm 0,07%. Bình quân trong tháng, đồng đô-la được bán ra ở mức 2.327.000 đ/100USD./.
Từ khóa » Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Năm 2020
-
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng, Chỉ Số Giá Vàng Và Chỉ Số Giá đô La Mỹ Tháng 12 ...
-
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI) NĂM 2020
-
CPI - Ngân Hàng Nhà Nước
-
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Tại Việt Nam - Chubb
-
Năm 2021 Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Tăng 1,84% So Với Năm 2020, Mức ...
-
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Tháng 11/2021 Tăng 0,32% - Bộ Tài Chính
-
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng (CPI) Tháng 6/2021 Tăng 0,19% So Với Tháng Trước
-
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Năm 2021 Tăng 1,84% - Bộ Công Thương
-
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng - Cổng Thông Tin Thành Phố Hồ Chí Minh
-
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Năm 2021 Tăng Thấp Nhất Kể Từ Năm 2016 đến Nay
-
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Hàng Tháng
-
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng (CPI) Việt Nam Năm 2020 | Ước Tính 2021
-
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng - Consumer Price Index - UBND Tỉnh Nghệ An
-
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Quý 1 Năm 2022 Tăng So Với Cùng Kỳ Năm 2021