Cúi đầu Nhớ Cố Hương, - NGẪM Và VIẾT

Chuyển đến nội dung chính

Cúi đầu nhớ cố hương,

1. Bài thơ Tĩnh dạ tư của Lý Bạch. Hầu như, những ai yêu thơ Đường, hay đơn giản mang chút máu giang hồ, thích lang thang đây đó, đều có lúc chạnh lòng, mà "cúi đầu nhớ cố hương". Còn hết thảy những ai tha phương, rời quê đi lập nghiệp nơi khác, thì hẳn nỗi nhớ quê hương thường trực trong người. Từ gần một ngàn năm trăm năm trước, Thi Tiên-Lý Bạch đời Đường đã nói hộ cõi lòng những kẻ tha hương : "Ngẩng đầu nhìn trăng sáng/Cúi đầu nhớ cố hương". Các thi nhân, hình như ai cũng hơn một lần trong thơ bộc lộ nỗi niềm thương nhớ quê hương bản quán. Có biết bao tuyệt bút về chủ đề này, tự cổ chí kim, từ đông sang tây. Xứ Việt mình cũng vậy. Chỉ riêng với Chế Lan Viên, thi sĩ này cũng có những câu thơ rất hay, và không những thế, quê hương và tình yêu quê hương còn được mở rộng ra, với mảnh đất mà ta đã sinh sống một khoảng thời gian nào đó: "… Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn. Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương…" Trở lại với Lý Bạch và bài thơ nổi tiếng của ông - Tĩnh dạ tư. Bài thơ này thuộc thể Ngũ ngôn tuyệt cú. Ngôn từ chắt lọc, hàm súc, song tình ý lại mênh mông, vô bờ bến. @ Nguyên tác: 靜夜思 床前明月光, 疑是地上霜。 舉頭望明月, 低頭思故鄉。 Bản âm Hán Việt : Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương. Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương. Dịch nghĩa : Đầu giường thấy ánh trăng sáng Ngỡ là sương phủ đầy Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ quê cũ. Bản dịch thơ của Tương Như: Đầu giường ánh trăng rọi, Mặt đất như phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương. Hiện có nhiều bản dịch thơ, song bản dịch của Tường Như được nhiều người nhớ, bởi 2 câu kết rất hay “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng/Cúi đầu nhớ cố hương". Bài thơ Tĩnh dạ tư này, có một chi tiết cần nói thêm. Đó là một từ trong câu thơ đầu : "Sàng tiền MINH nguyệt quang". Bản chữ Hán và Hán Việt sách Đường Thi của Trần Trọng Kim, thay vì từ MINH ( sáng ), là từ KHÁN ( xem, nhìn ). Còn các bản khác ở sách " Đường thi tam bách thủ " của Hành Đường Thoái Sĩ và " Thơ Lý Bạch " do Ngô Văn Phú sưu tầm, biên soạn, dịch thơ - thì đều chép là MINH.. Đã có nhiều người kiến giải khác nhau về sự khác biệt này. Ở đây, tôi không sa đà vào việc đi tìm từ này hoặc từ kia là đúng với nguyên bản, mà chỉ nêu ra để mọi người cùng biết và suy ngẫm thôi. 2. Một số bản dịch khác của người yêu thơ Đường : Đầu giường thấy trăng tỏ Ngỡ ngập tràn sương buông Ngẩng lên vầng trăng sáng Cúi đầu nhớ quê hương... ( Đặng Đình Nguyễn dịch ) Đầu giường sáng ánh trăng soi Hay là sương phủ chơi vơi đất bằng Ngẩng đầu vọng ngắm bóng trăng Cúi đầu da diết nặng oằn nỗi quê ( Yên Ba Ngô Đình Miên dịch ) Đầu giường muôn sắc nguyệt buông Bao la mặt đất màn sương phủ dầy Ngẩng mặt lên trăng sáng đầy Bâng khuâng quê cũ đâu đây nao lòng ( Nguyễn Vĩnh Tuyền dịch ). 2009

Nhận xét

  1. LUBIM9711:36 14/1/21

    Lang thang trên mạng ngẫu nhiên gặp lại bài viết này của đại huynh Chu Nhạc .Cũng cảnh tha hương vì mưu cầu cuộc sống nên LB đọc với 1 tâm thức cộng hưởng . Cảm xúc chung là rất thú vị ! Cũng nhân dịp ngẫu hứng xin phép đại huynh cho đc góp vui vài ý xung quanh bài thơ rất nổi tiếng này của "Thánh Thi" Lý Bạch .Trong bài thơ trên, câu: “Sàng tiền minh nguyệt quang. Nghi thị địa thượng sương” (Đầu giường ánh trăng sáng, ngỡ là sương trên mặt đất) thì chữ “Sàng” (床) ở đây bị hiểu lầm thành “giường ngủ”.Thực tế, điều đó hoàn toàn không phải như vậy. Căn cứ theo khảo chứng của nhiều học giả, chữ “床 – Giường” có tới 5 kiểu giải thích:1. Là nói về “Đài giếng” (井台), tức là mặt bệ thành giếng. 2. Là nói về Thành giếng (井栏). Thời cổ đại thành giếng còn được gọi là “Ngân giường” (银床). Căn cứ theo phát hiện của các nhà khảo cổ học, vào thời Trung Quốc cổ đại, khi đào giếng nước, người ta thường dùng gỗ để ghép lại làm thành giếng. Hơn nữa, thành giếng được làm cao hơn 1 mét, giống như một cái tủ gỗ hình vuông vây quanh miệng giếng, đề phòng không may có người ngã xuống. Ngoài ra về cách thiết kế thành giếng này cũng có phần giống với giường ngủ đương thời. Chính vì vậy mà nó còn được gọi là “Ngân giường”. 3. Là một cách gọi thông thường để chỉ “Cửa sổ” (窗). 4. Là cách gọi của “Chõng tre” (坐卧).5. Là cách gọi của “Hồ sàng” (胡床), một loại ghế ngồi có thể gấp lại thời xưa. Nó còn một tên gọi khác nữa là “Giao sàng” (交床) hay “Giao kỷ” (交椅). Cho đến tận thời nhà Đường chữ “床 – Giường” vẫn được mọi người hiểu là “Hồ sàng” (胡床). Do vậy, đa số các học giả đều nhận định chữ “床 – Giường” trong thơ Lý Bạch nên hiểu là “Mặt thành giếng”. Vậy nên, ý nghĩa chính xác của câu thơ này là trong một đêm trăng thu sáng tỏ, thi nhân đứng bên giếng nước ngẩng đầu ngắm ánh trăng, tức cảnh sinh tình viết ý thơ.

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  2. Nguyễn Chu Nhạc15:17 23/2/21

    Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  3. Nguyễn Chu Nhạc15:24 23/2/21

    Ý kiến này của LUBIM khá thú vị và mở ra một cách hiểu khác vi bài thơ này. Nếu hiểu theo nghĩa này của từ "Sàng" thì cầu đầu có thể dịch: Thành giếng ánh trăng sáng/... tuy vị trí có khác, nhưng 3 câu sau vẫn nguyên và ý của bài thơ vẫn không thay đổi.

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
Thêm nhận xétTải thêm...

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến

Hình ảnh

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông,

Hầu hết người yêu thơ Việt Nam , khi đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du đều biết câu thơ: " Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông ". Cụ Nguyễn tả tâm trạng chàng Kim ( Kim Trọng ) trở lại vườn xưa, nào đâu thấy bóng nàng Kiều, chỉ thấy hoa đào phơ phất trong gió đông. Thấy cảnh, nhớ người, chẳng biết người xưa phiêu bạt nơi nao, là thế…           Khi viết câu thơ ấy, là Nguyễn Du đã mượn ý thơ Đường.           Người yêu thơ Đường, hẳn cũng biết đến câu thơ : " Nhân diện bất tri hà xứ khứ/ Đào hoa y cựu tiếu đông phong ". ( hiểu nghĩa là: Gương mặt người giờ chẳng biết ở phương nào/ Nơi đây chỉ thấy có hoa đào như cười trong gió đông )           Đây chỉ là hai câu kết trong bài tứ tuyệt Đề tích sở kiến xứ của Thôi Hộ, một nhà thơ đời Đường. Bài thơ còn có tên Đề đô thành Nam Trang .           Sách " Đường Thi " của học giả Trần Trọng Kim, chú thích như sau:           Truyện chép rằng: Thôi Hộ là một người đẹp trai, tính quả hợp, ít giao d Hình ảnh

Chữ Hanh Thông

Người xưa, vào dip năm mới, các bậc túc nho hay chúc tụng nhau "Hanh Thông ". Vậy thì ngữ nghĩa hai từ này ra sao? Mạo muội, xin kiến giải đôi chút. Trong tiếng Hán, bản thân chữ Hanh chỉ mang một nghĩa chung nhất, có nghĩa là "sự thông suốt, không có gì chướng ngại". Còn chữ Thông, thì ngữ nghĩa rộng hơn, song nhìn chung, người ta dùng chữ Thông chủ yếu với ngữ nghĩa phổ biến là để chỉ sự "đi suốt qua", "hai bên hòa hợp nhau"... Khi dùng kết hợp "Hanh Thông " - chỉ riêng "vận hội tốt, làm việc gì cũng được". Mùa xuân đương còn, xin tặng mọi người hai chữ Hanh Thông. Hình ảnh

Giang Tuyết, tuyệt bút của Liễu Tông Nguyên,

Những ngày này, trước thềm Noel sang năm 2016, các quốc gia phương Bắc đang dày băng tuyết. Ngay Việt Nam, các điểm cao như Sìn Hổ, Ô Quy Hồ (Lai Châu ), Mẫu Sơn ( Lạng Sơn ) và Sapa ( Lào Cai ) cũng có hiện tượng băng giá. Chạnh lòng nhớ đến bài thơ Giang tuyết , một tuyệt bút của Liễu Tông Nguyên ( đời Đường )... Theo sử sách chép lại: " Liễu Tông Nguyên, người Hà Đông, nay thuộc huyện Vĩnh Tế, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc). Ông đỗ tiến sĩ năm Trinh Nguyên thứ chín (793) đời Đường Đức Tông, làm quan đến chức Giám sát ngự sử. Thời Đường Thuận Tông, tập đoàn Vương Thúc Văn chấp chính, mà Liễu Tông Nguyên là một trong những nhân vật chủ yếu, đã ra sức cải cách về các mặt chính trị, kinh tế, quân sự; như bãi bỏ chế độ cung thị, bỏ chế độ tiến cống, thả cho nữ nhạc trong cung đình về nhà, trừng trị bọn tham quan ô lại và mưu lấy lại binh quyền từ tay các hoạn quan. Thế nhưng, tập đoàn này, chỉ chấp chính được một thời gian rất ngắn, thì bị các thế lực "sắp bị tước mất Hình ảnh

Kim Lũ y, tác phẩm của nữ sĩ duy nhất đời Đường,

Đến nay, đọc các sách viết về thơ Đường, tôi biết, hầu hết các tác giả-nhà thơ, từ người nổi tiếng đến không nổi tiếng, đều là nam giới, duy nhất có một nữ sĩ, ấy là Đỗ Thu Nương. Và sự nghiệp thi ca của nữ sĩ duy nhất này, cũng chỉ thấy mỗi một bài thơ Kim lũ y ( Áo kim tuyến, áo thêu vàng ) Về thân thế Đỗ Thu Nương, có tài liệu chép như sau: "Không rõ năm sinh năm mất. Sinh ở Kim Lăng nay thuộc Trấn Giang tỉnh Giang Tô. Thuở nhỏ nhà nghèo, nhờ có nhan sắc và tài ca múa nên đươc tuyển vào đội ca múa và làm thiếp cho Lý Kỳ ( 李錡 :740 – 807) từ lúc mới 15 tuổi. Lý Kỳ là dòng dõi tôn thất nhà Đường, làm tiết độ sứ Trấn Hải. Sau Lý Kỳ làm phản và bị giết, Đỗ Thu Nương lại bị đưa vào cung làm nô dịch, nhưng cũng nhờ tài ca múa nên lại được chọn vào đội ca múa cung đình, có dịp biểu diễn cho vua Đường Hiến Tông (778-820) xem. Nhận thấy Đỗ Thu Nương có nhiều tài hoa ( ca múa giỏi, làm thơ hay ), nhà vua rất sủng ái. Không bao lâu, bà được vua cho cải danh là Thu Phi ( 秋妃 ). S Hình ảnh

Thảo, triết lý nhân sinh của Bạch Cư Dị,

Năm 2015 đã trôi qua, để lại một thế giới ngổn ngang bề bộn và đầy lo âu, bất trắc. Ấn tượng về thiên nhiên là El Nino, cùng hàng loạt hiện thượng thời tiết cực đoan. Còn với xã hội loài người, ấy là Nhà nước tự xưng Hồi giáo cực đoan ( IS ), khuấy đảo toàn cầu. Quả là một năm kinh khiếp về mọi mặt. Vậy mà, thiên nhiên cỏ cây hoang thú, xã hội loài người vẫn phải vượt lên để mà tồn tại... Lễ Giáng sinh qua đi, giao thừa dương lịch đến, trong sự cảnh giác cao độ khắp mọi nơi chốn,... Dẫu là thế, như cỏ, loài người luôn biết cách để tồn tại... Từ hơn ngàn năm trước, thi nhân đời Đường ( Trung Quốc ) là Bạch Cư Dị đã tìm ra triết lý nhân sinh từ cây cỏ và thể hiện trong thơ của mình: " Ly ly nguyên thượng thảo,/ Nhất tuế nhất khô vinh/ Dã hỏa thiêu bất tận,/ Xuân phong xuy hựu sinh "... ( Bài thơ Thảo , hay là Phú đắc cổ nguyên thảo tống biệt, ). Hình ảnh

Cuối xuân ngẫu hứng,

  @@@ Tiết  hanh bỗng đổ cơn mưa tơi bời  lá trút  trời vừa giận nhau thực tình có tội chi đâu vẫn nguyên một nỗi nhớ nhau cầm lòng,... Nợ đời muốn trả cho xong nợ tình gỡ mối bòng bong bao giờ ? thôi đành nửa thực nửa mơ, cứ như một cuộc tình cờ,...  người ơi,... 11.3.2022 Hình ảnh

Về quê - Giỗ tổ Hùng Vương

  Nghè thờ Tiến sĩ Nguyễn Huy Quân tại quê tôi, làng Thanh Khê. xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên Cụ nghè Nguyễn Huy Quân dỗ Đồng tiến sĩ xuất thân khoa thi Kỷ Hợi (1779) năm Cảnh Hưng thứ 40, khi 36 tuổi, làm quan giữ chúc vị Hàn lâm viện Đãi chế, Thự Hiến sát xứ. Cụ sinh năm 1744, không rõ năm mất. Cụ được ghi danh tại Văn bia số 82, bia tiến sĩ cuối cùng ở Văn Miếu-Quốc Tử giám, Hà Nội Hình ảnh

NHỮNG CÂU THƠ CẤT CÁNH ( Bảo thảo tập sách thứ 26 )

  Tập Tiểu luận & chân dung văn học  @@@ NHỮNG CÂU THƠ CẤT CÁNH Tiểu liaan & chân dung văn học   Nguyễn Chu Nhạc     Bố bản Đặng Quang Tình ( Chân dung nhà văn Đặng Quang Tình )             Dân báo chí ở Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), thế hệ sinh vào những năm tám mươi trở về trước, hễ nhắc đến nhà báo Đặng Quang Tình đều gọi ông bằng một cái tên dân dã trìu mến là Bố bản .           Sở dĩ vậy, là bởi, nhà báo Đặng Quang Tình có rất nhiều năm làm công việc Phát thanh Dân tộc và từng là Trưởng ban Phát thanh Dân tộc đầu tiên từ khi ban biên tập này được thành lập. Hơn nữa, còn bởi, dáng vẻ bên ngoài giản tiện, phong cách của người đã có   nhiều năm sống và làm việc với người dân tộc thiểu số. Có thể nói, nhà báo Đặng Quang Tình là một trong số ít người ở xứ ta am hiểu và viết xuất sắc về cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam cả lĩnh vực báo chí và văn chương. Bằng chứng, trong quá khứ, khi còn sung sức, Đặng Quang Tình đã từng bốn lần đoạt giải cao trong Hình ảnh

Lên báo Văn học Nghệ thuật

  Nhà thơ Ngô Đức Hành phác thảo Nguyễn Chu Nhạc,

Từ khóa » Cúi đầu Nhớ Cố Hương