Cung ứng Dịch Vụ Là Gì? Hoạt động Tư Vấn Là Gì? - Thư Viện Pháp Luật
Có thể bạn quan tâm
- Cung ứng dịch vụ là gì? Hoạt động tư vấn là gì?
- Điều kiện để cung ứng dịch vụ tư vấn được quy định như thế nào?
- Quyền và nghĩa vụ của nhà tư vấn được quy định như thế nào?
Cung ứng dịch vụ là gì? Hoạt động tư vấn là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại 2005 về khái niệm cung ứng dịch vụ như sau:
Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 87/2002/NĐ-CP về khái niệm hoạt động tư vấn như sau:
Hoạt động tư vấn là hoạt động thu thập, xử lý thông tin, vận dụng kiến thức chuyên môn, phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp, phương án, lập dự án và giám sát, đánh giá do các tổ chức chuyên môn, cá nhân Việt Nam thực hiện độc lập, khách quan theo yêu cầu của người sử dụng tư vấn.
Cung ứng dịch vụ tư vấn
Điều kiện để cung ứng dịch vụ tư vấn được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 87/2002/NĐ-CP về điều kiện cung ứng dịch vụ tư vấn cụ thể như sau:
- Đối với tổ chức hoạt động tư vấn :
+ Là doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ hoặc tổ chức khác có năng lực và kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tư vấn, được thành lập và đăng ký hoạt động phù hợp với các quy định của pháp luật;
+ Có trụ sở và phương tiện làm việc;
+ Có ít nhất 02 người có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
- Đối với cá nhân hoạt động tư vấn :
+ Có trình độ cao đẳng, đại học trở lên thuộc lĩnh vực hành nghề tư vấn hoặc có chứng chỉ hành nghề tư vấn trong trường hợp pháp luật có quy định;
+ Có tư cách đạo đức tốt;
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Không ở trong tình trạng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực hành nghề tư vấn.
+ Phải hoạt động trong một tổ chức tư vấn nhất định.
- Cán bộ, công chức được phép tham gia cung ứng dịch vụ tư vấn trong trường hợp sự tham gia đó không trái với Pháp lệnh cán bộ, công chức.
Nguyên tắc hoạt động tư vấn được quy định tại Điều 7 Nghị định 87/2002/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Tuân thủ pháp luật.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động nghề nghiệp của mình.
- Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.
- Bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan và khoa học của hoạt động tư vấn.
- Giữ bí mật các thông tin nhận được từ người sử dụng dịch vụ tư vấn trong quá trình cung ứng dịch vụ tư vấn trừ trường hợp khách hàng đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.
Quyền và nghĩa vụ của nhà tư vấn được quy định như thế nào?
Về quyền, căn cứ tại Điều 8 Nghị định 87/2002/NĐ-CP về quyền của nhà tư vấn được quy định cụ thể như sau:
- Tham dự bình đẳng các cuộc tuyển chọn hoặc đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
- Đàm phán và ký kết hợp đồng tư vấn.
- Thu phí tư vấn theo thoả thuận trong hợp đồng tư vấn.
- Hủy bỏ hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng tư vấn và yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp người sử dụng dịch vụ tư vấn vi phạm những nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tư vấn.
- Yêu cầu người sử dụng dịch vụ tư vấn cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng tư vấn.
- Thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài để thực hiện hợp đồng tư vấn.
- Tiến hành các hoạt động nhằm thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tư vấn.
- Thành lập tổ chức tư vấn theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
- Tham gia các hiệp hội tư vấn trong nước, khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Về nghĩa vụ, căn cứ tại Điều 9 Nghị định 87/2002/NĐ-CP về nghĩa vụ của nhà tư vấn được quy định cụ thể như sau:
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng tư vấn.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng dịch vụ tư vấn nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nhận được từ quá trình thực hiện hợp đồng tư vấn, trừ trường hợp hợp đồng tư vấn có quy định khác.
- Bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ tư vấn khi vi phạm các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tư vấn.
- Thực hiện bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.
Từ những căn cứ pháp lý được đưa ra bên trên, để có thể hoạt động cung ứng dịch vụ tư vấn thì công ty bạn cần phải đáp ứng những điều kiện tại Điều 6 Nghị định 87/2002/NĐ-CP và chú ý đến các quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ tư vấn.
Từ khóa » Hệ Thống Cung ứng Dịch Vụ Là Gì
-
Khái Niệm Và đặc Trưng Của Hệ Thống Sản Xuất, Cung ứng Dịch Vụ
-
Hệ Thống Cung Cấp Dịch Vụ
-
Chương 3: Hệ Thống Cung ứng Dịch Vụ - Servuction - Tài Liệu, Ebook
-
Hệ Thống Cung ứng Dịch Vụ Là Gì - Toàn Thua
-
Cung ứng Dịch Vụ Là Gì? (cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Hệ Thống Cung ứng Dịch Vụ Trong Quá Trình Trải Nghiệm Của Khách Hàng
-
Phân Tích Hệ Thống Cung ứng Dịch Vụ Theo Mô Hình Mạng Lưới
-
Các đặc điểm Của Dịch Vụ Hệ Thống Sản Xuất Cung ứng Dịch Vụ
-
(DOC) He Thong Cung Cap Divh Vu | Quý Lã Minh
-
Đề Tài: Hoàn Thiện Hệ Thống Cung ứng Dịch Vụ Giao Nhận Hàng Hóa ...
-
Nghĩa Vụ Của Bên Cung ứng Dịch Vụ Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
[PDF] I/ KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ - Hiast
-
Khái Niệm Dịch Vụ được Hiểu Như Thế Nào ? So Sánh Dịch Vụ Với ...
-
Chuỗi Cung ứng – Wikipedia Tiếng Việt