Cuộc Cách Mạng Phụng Vụ – Một Thánh Lễ Mới

“Quả thật, nếu một trong những con quỷ trong The Screwtape Letters của C.S. Lewis được giao phó việc hủy hoại phụng vụ, hắn không thể làm điều đó tốt hơn.”[1]

Thánh lễ Mới SO VỚI THÁNH LỄ TRUYỀN THỐNG

Thánh lễ Latin truyền thống, hoạt động thờ phượng thiêng liêng nhất trong Nghi thức La Mã của Giáo hội Công Giáo, đã được Giáo Hoàng Thánh Piô V hệ thống hóa trong Tông hiến Quo Primum năm 1570.

Trong Tông hiến nổi tiếng Quo Primum, Giáo Hoàng Thánh Piô V nghiêm cấm việc thay đổi Thánh lễ Latin truyền thống.

Giáo Hoàng Thánh Piô V, Quo Primum Tempore, ngày 14 tháng 7 năm 1570:“Giờ đây, vì thế, để tất cả mọi nơi có thể tuân giữ và cử hành những gì đã được đưa đến cho họ bởi Giáo Hội La Mã Thánh thiện, Mẹ và Thầy dạy của các giáo hội khác, từ nay trở đi và mãi mãi trên khắp thế giới Kitô giáo việc ca hát hoặc đọc Thánh lễ theo bất kỳ mô thức nào khác với sách kinh lễ được xuất bản bởi Ta là bất hợp pháp... Tương tự vậy, không ai được phép vi phạm hay phản đối thiếu suy nghĩ thông báo này về phép tắc, điều lệ, quy định, mệnh lệnh, chỉ thị, điều luật, đặt ân, tuyên ngôn, ý định, sắc lệnh và lệnh cấm của Ta. Nếu bất cứ ai liều lĩnh vi phạm, hãy để kẻ đó hiểu rằng hắn sẽ phải chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa Toàn Năng và của Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô.”[2]

Vào ngày 3 tháng 4 năm 1969, Phaolô VI đã thay thế Thánh lễ Latin truyền thống trong các nhà thờ phái Vaticanô II bằng sáng tạo của riêng mình, Thánh lễ Mới. Kể từ thời điểm ấy, thế giới đã chứng kiến những điều sau đây trong các nhà thờ cử hành Thánh lễ Mới của phái Vaticanô II:

Thế giới đã chứng kiến Thánh Lễ Hề, trong đó “linh mục” ăn mặc như một chú hề, hoàn toàn nhạo báng Thiên Chúa.

Thế gian đã thấy một linh mục ăn mặc như Dracula; trong một chiếc áo bóng đá hộ tống bởi hoạt náo viên; đội mũ phô mai...

... lái một chiếc Volkswagen xuống lối đi của nhà thờ khi người dân hát lời ca ngợi Chúa. Có cả thánh lễ disco...

…trình diễn thể dục dụng cụ trong Thánh lễ Mới; Thánh lễ bóng bay ; Thánh lễ hội hè;

... Thánh lễ khỏa thân, tại đó những người tham dự ăn mặc thiếu vải hoặc khoả thân. Thế giới đã chứng kiến Thánh lễ tung hứng, tại đó một thằng xiếc biểu diễn trong Thánh lễ Mới.

Thế giới đã chứng kiến các linh mục cử hành Thánh lễ Mới với khoai tây chiên Dorito;

... với nước uống Mountain Dew; trên một hộp các-tông; với bánh quy; với trà Trung Quốc kèm theo hoạt động thờ cúng tổ tiên; với một quả bóng rổ khi linh mục nảy bóng khắp nơi trên bàn thánh; với một cây đàn guitar khi linh mục độc tấu. Thế giới đã chứng kiến Thánh lễ Mới với một linh mục gần như hoàn toàn khỏa thân khi ông nhảy múa xung quanh bàn thờ hoặc với dây kéo căng ghê tởm...

Thế giới đã chứng kiến Thánh lễ Mới với các linh mục mặc trang phục ngoại giáo bản địa;

... với đèn Menorah của Do Thái Giáo trên bàn thánh;

 

... với tượng Phật trên bàn thánh; với các nữ tu làm lễ cúng cho các nữ thần ngoại giáo; với người đọc kinh và người trao quà ăn mặc như tà giáo voodoo. Thế giới đã chứng kiến Thánh lễ Mới mà tại đó người cử hành mặc một bộ tuxedo và kể chuyện cười. Thế giới đã chứng kiến các buổi nhạc rock trong Thánh lễ Mới;

... Thánh lễ Mới với guitar và điệu nhảy polka;

... một Thánh lễ Mới rối; một Thánh lễ Mới, nơi mọi người tụ tập quanh bàn thánh ăn mặc như ma quỷ;

... một Thánh lễ Mới, nơi mọi người thực hiện các điệu nhảy dâm dục theo nhịp của một ban nhạc trống thép. Thế giới đã thấy một Thánh lễ Mới, nơi các nữ tu ăn mặc như trinh nữ vu ngoại giáo cử hành hiến tế ngoại giáo.

Thế giới cũng đã chứng kiến những Thánh lễ Mới sáp nhập với mọi tôn giáo giả dối. Cũng có cả Thánh lễ Mới Phật giáo;

... Thánh lễ Mới Ấn giáo và Hồi giáo;

... Thánh lễ Mới, nơi người theo Do Thái giáo và Thuyết nhất thể dâng nến lên các tà thần. Có những nhà thờ mà toàn bộ quần chúng cùng nói lời Thánh hiến với linh mục;

... nơi linh mục đôi khi nói chuyện với người dân thay vì đọc Thánh lễ.

Những gì đã liệt kê chỉ là một mẫu nhỏ những thứ đã xảy ra trong mỗi giáo phận trên thế giới, nơi Thánh lễ Mới được tổ chức, ở các mức độ khác nhau. Chúa chúng ta đã từng nói: “Do quả của chúng các ngươi sẽ nhận biết chúng” (Mt. 7:16). Các hoa quả của Thánh lễ Novus Ordo là vô tận những bê bối, điều phạm thánh và sùng bái ngẫu tượng. Đó là bởi vì bản thân Thánh lễ Mới, ngay cả ở dạng thuần khiết nhất, là một Thánh lễ giả, vô hiệu và đáng ghê tởm.

Ngay cả một tổ chức chuyên bảo vệ Thánh lễ Mới cũng buộc phải thừa nhận những điều sau đây về một Thánh lễ Mới điển hình - tức là, Thánh lễ Novus Ordo thường được cử hành trong các nhà thờ (mà không nhất thiết phải xem xét các điều ghê tởm và phạm thánh thường xảy ra): “Hầu hết những Thánh lễ Novus Ordo chúng tôi đã tham dự... là những buổi lễ đầy cuồng nhiệt, âm nhạc thì gớm ghiếc, các bài giảng thì trống rỗng, còn người tham dự thì thiếu tôn trọng… “[3]

Khi Thánh lễ Mới ra đời năm 1969, Hồng Y Ottaviani, Bacci, và một số nhà thần học khác đã viết về nó lên Phaolô VI. Lưu ý rằng những gì họ bình phẩm về Thánh lễ Mới là ở Phiên bản Latin, phiên bản được gọi là “thuần khiết nhất.” Nghiên cứu của họ thường được biết đến dưới tên Sự can thiệp Ottavian, trong đó tuyên bố:

“Thánh lễ Novus Ordo [Nghi thức Mới của Thánh lễ] đại diện cho, trên toàn thể và trong chi tiết, một sự rời bỏ đáng lo sợ khỏi thần học Công giáo về Thánh lễ như được trình bày trong Kỳ họp thứ 22 của Công đồng Trentô.”[4]

Họ có thể thấy rõ ràng rằng phiên bản Latin của Thánh lễ Mới là một sự chuyển hướng đáng lo sợ khỏi giáo huấn của Công đồng Trentô. Trong số mười hai kinh dâng lễ trong Thánh lễ truyền thống, chỉ có hai kinh được giữ lại trong Thánh lễ Mới. Những kinh dâng lễ bị xóa y hệt như là những kinh những kẻ lạc giáo Tin lành Martin Luther và Thomas Cranmer đã loại bỏ. Thánh lễ Mới được ban hành bởi Phaolô VI với sự giúp đỡ của sáu Giáo sĩ Tin lành.

Sáu Giáo sĩ Tin lành đã giúp phác thảo Thánh lễ Mới là: Tiến sĩ George, Jasper, Shepherd, Kunneth, Smith và Thurian.

Phaolô VI thậm chí đã thừa nhận với người bạn thân Jean Guitton rằng ý định của ông trong việc thay đổi là để biến Thánh lễ trở nên Tin lành.

Jean Guitton (một người bạn thân của Phaolô VI) viết: “Ý định của Giáo Hoàng Phaolô VI về những gì thường được gọi là [Tân] Thánh lễ, là cải cách phụng vụ Công giáo theo hướng khiến nó gần như trùng khớp với phụng vụ Tin lành. Giáo Hoàng Phaolô VI đã có một ý định đại kết để loại bỏ, hoặc, ít nhất là sửa chữa, hoặc, ít nhất là nới lỏng, những gì quá Công giáo theo ý nghĩa truyền thống trong Thánh lễ và, tôi lặp lại, để khiến Thánh lễ Công giáo tương tự hơn với Thánh lễ phái Calvin.”[5]

Phaolô VI loại bỏ những gì quá Công giáo trong Thánh lễ để biến Thánh lễ thành một nghi thức Tin lành.

Một nghiên cứu về những phần riêng và lời cầu nguyện trong Thánh lễ truyền thống so với trong Thánh lễ Mới đưa ra ánh sáng một cuộc tàn sát Đức tin Truyền thống. Sách lễ Misa truyền thống chứa 1182 lời cầu nguyện. Khoảng chừng 760 lời cầu nguyện trong số đó đã bị loại bỏ hoàn toàn khỏi Thánh lễ Mới. Trong số khoảng chừng 36% còn lại, những người duyệt lại đã thay đổi hơn một nửa trong số đó trước khi đưa vào Sách lễ Misa mới. Vì thể, chỉ có khoảng 17% lời cầu nguyện trong Thánh lễ truyền thống được nguyên vẹn đưa vào trong Thánh lễ Mới. Điều đáng chú ý hơn là nội dung những gì được sửa đổi trong những lời cầu nguyện. Những lời cầu nguyện truyền thống mô tả các khái niệm sau đây được cụ thể bãi bỏ khỏi sách lễ Misa mới: sự trụy lạc trong tội lỗi; những cạm bẫy của quỷ dữ; tính nghiêm trọng của tội lỗi; con đường đến sự diệt vong; sự kinh hãi khi đối mặt với cơn thịnh nộ của Thiên Chúa; sự phẫn nộ của Đức Chúa Trời; những đòn giáng cơn thịnh nộ của Người; gánh nặng của tội ác; cám dỗ; những ý nghĩ gian tà; những hiểm nguy lên linh hồn; kẻ thù của linh hồn và cơ thể.

Cùng bị loại bỏ là những lời cầu nguyện miêu tả: thời khắc tử vong; việc đánh mất thiên đàng; cái chết đời đời; hình phạt vĩnh cửu; những nỗi đau của Hỏa ngục và ngọn lửa đời đời. Những lời cầu nguyện miêu tả sự tách biệt khỏi thế giới; lời cầu nguyện cho những người đã ra đi; Đức tin chân thật và sự tồn tại của lạc thuyết; những đề cập đến Giáo hội chiến đấu, công nghiệp của các thánh, phép mầu và Hỏa ngục tất cả được đặc biệt nhấn mạnh phải loại bỏ khỏi Thánh lễ Mới.[6] Người ta có thể thấy kết quả của cuộc tàn sát này lên Đức tin truyền thống từ các phần riêng trong Thánh lễ Mới.

Thánh lễ Mới đầy rẫy những điều báng bổ, phạm thánh và ghê tởm kì quặc nhất có thể tưởng tượng được bởi nó phản ánh một tôn giáo giả dối đã từ bỏ Đức tin Công giáo truyền thống.

Tôn giáo giả dối mà Thánh lễ Mới phản ánh là một trong những lý do tại sao nó hoàn toàn thiếu sinh lực; đó là lý do tại sao hoa quả nó là hoàn toàn khốc hại, cằn cỗi và tệ không kể xiết. Tôn giáo được cử hành tại các nhà thờ nơi Thánh lễ Mới được cử hành, đơn giản nói, là hoàn toàn phạm thánh và một buổi lễ lễ tán dương con người rỗng tuếch.

Ngay cả Dietrich von Hildebrand, một người ủng hộ tôn giáo Vaticanô II, cũng nói về Thánh lễ Mới như sau:

“Quả thật, nếu một trong những con quỷ trong The Screwtape Letters của C.S. Lewis được giao phó việc hủy hoại phụng vụ, hắn không thể làm điều đó tốt hơn.”[7]

Ngoại trừ một đợt quỳ gối duy nhất của người tham dự sau thánh hiến, hầu như mọi dấu hiệu chỉ việc trân trọng Mình và Máu của Chúa Kitô đặc trưng trong Thánh lễ truyền thống đã bị bãi bỏ hoặc là tuỳ chọn trong Thánh lễ Mới.

Việc đồ thánh cần được mạ vàng nếu không được làm từ kim loại quý giờ không còn bắt buộc. Đồ thánh, mà chỉ có bàn tay được xức dầu của một linh mục có thể chạm, giờ đây ai cũng cầm được.

Linh mục thường xuyên vẩy tay trước khi phân phát bánh lễ.[8] Hướng dẫn Chung cho Thánh lễ Novus Ordo cũng tuyên bố rằng bàn thánh không còn cần phải bằng đá tự nhiên; rằng việc một viên đá bàn thánh chứa thánh tích các vị tử đạo là không cần thiết; rằng chỉ cần một tấm trải trên bàn thánh là đủ; rằng ngay cả việc dựng một cây thánh giá hoặc thậm chí nến trên bàn thờ cũng không hoàn toàn cần thiết.[9]

Thậm chí ngay chỉ một trong những yêu cầu bắt buộc đã được phát triển qua hai ngàn năm để đảm bảo bàn thánh đạt phẩm giá phù hợp cũng không được giữ lại trong Thánh lễ Mới.

Khi những người Tin lành tách ra khỏi Giáo hội Công giáo ở Anh vào thế kỷ 16, họ đã thay đổi Thánh lễ để phản ánh niềm tin lạc giáo của họ. Bàn thánh được thay thế bằng bàn thông thường. Tiếng Latin được thay thế bằng tiếng Anh. Các bức tượng và tranh ảnh được gỡ bỏ khỏi nhà thờ. Sách Tin Mừng Thánh Gioan và Kinh Cáo Mình đã bị bãi bỏ. “Mình Thánh” được phân phối bằng tay. Thánh lễ được đọc to và đối mặt với đám đông. Âm nhạc truyền thống bị loại bỏ và thay thế bằng âm nhạc mới. Ba phần tư các linh mục ở Anh đã chấp nhận Nghi thức mới.

Đó cũng chính xác là những gì đã xảy ra năm 1969, khi Phaolô VI ban hành Thánh lễ Mới, Novus Ordo Missae. Những điểm tương đồng giữa Sách Cầu nguyện Anh giáo năm 1549 và Thánh lễ Mới là cực kỳ chấn động. Một chuyên gia nhận định:

“Mức độ Thánh lễ Mới đi chệch khỏi thần học Công đồng Trentô có thể được đánh giá chuẩn xác nhất bằng cách so sánh những lời cầu nguyện mà Hội nghị giám mục loại bỏ khỏi phụng vụ với những lời cầu nguyện bị loại bỏ bởi lạc giáo đồ Thomas Cranmer. Sự trùng hợp không chỉ đơn giản là đáng lưu ý – nó còn kinh hoàng. Thực tế, đây không thể chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.”[10]

Để nhấn mạnh niềm tin lạc giáo của họ rằng Thánh lễ không phải là một hy tế, mà chỉ là một bữa ăn, những người Tin lành đã tháo dỡ bàn thánh và đặt một cái bàn ăn ở vị trí cũ. Ví dụ, ở Anh quốc Tin lành, “Vào ngày 23 tháng 11 năm 1550, Hội đồng Cơ mật đã ra lệnh phá hủy tất cả các bàn thánh ở Anh và thay thế bằng bàn tiệc thánh.”[11]

Một nhà thờ Vaticanô II với một bàn tiệc tương tự như Tin lành cho “Thánh lễ” Tin lành mới của nó

Tên đứng đầu đoàn lạc giáo Tin lành tuyên bố: “Hình thức của một bàn ăn sẽ khiến nhiều hơn nữa những ai với đầu óc đơn giản từ bỏ những suy nghĩ mê tín dị đoan của Thánh lễ Công giáo và đến với việc sử dụng đúng đắng Tiệc ly Thiên Chúa. Vì mục đích của tế đài là để cử hành hy tế trên đó: việc sử dụng bàn ăn là chỉ để phục vụ việc ăn uống của mọi người.”[12]

Thánh tử đạo Công giáo xứ Wales, Richard Gwyn, từng tuyên bố phản đối sự thay đổi này: “Nơi vốn là tế đài thì bị thay bởi một cái bàn nghèo nàn, nơi vốn là Đức Kitô giờ chỉ còn mẩu bánh.”[13]

Thánh Robertô Bellarminô cũng lưu ý: “... khi ta bước vào đền thờ của lạc giáo đồ, nơi chẳng có gì ngoại trừ một cái ghế để thuyết giảng và một cái bàn để dọn bữa ăn, ta cảm thấy mình đang bước vào một nơi phàm tục chứ không phải vào nhà Thiên Chúa.”[14]

Hệt như nghi lễ mới của những tên cách mạng Tin lành, Thánh lễ Mới được tổ chức trên bàn ăn.

Sách Cầu nguyện Anh giáo năm 1549 còn gọi “Tiệc ly của Đức Chúa, và Thánh Thể, thường được gọi là Thánh lễ.”[15] Tiêu đề này nhấn mạnh niềm tin Thệ Phản rằng Thánh lễ chỉ là một bữa ăn, một bữa ăn tối – chứ không phải là một hy tế. Khi Phaolô VI ban hành Hướng dẫn Chung cho Thánh lễ Mới, nó được đặt tiêu đề theo cùng cách ấy. Tiêu đề là: “Tiệc Ly của Đức Chúa hay Thánh lễ.”[16]

Sách Cầu Nguyệt Anh giáo phiên bản 1549 lượt bỏ ra khỏi Thánh lễ bài Thánh vịnh Lạy Chúa, xin phân xử và biện hộ cho con vì có đề cập đến bàn thờ Thiên Chúa. Bài Thánh vịnh này cũng bị đình bản trong Thánh lễ Mới.

Sách Cầu Nguyệt Anh giáo phiên bản 1549 lượt bỏ ra khỏi Thánh lễ kinh cầu nguyện Lạy Chúa, xin xoá bỏ mọi tội chúng con vì kinh cầu này gợi lên sự hy tế. Kinh cầu này cũng bị đình bản trong Thánh lễ Mới.

Kinh cầu nguyệt Lạy Chúa, vì công nghiệp các thánh có di hài tại đây, đề cập đến các thánh tích trong đá bàn thờ. Kinh cầu này bị đình bản trong Thánh lễ Mới.

Trong Sách Cầu nguyện Anh giáo năm 1549, Kinh nhập lễ, Kinh thương xót, Kinh sáng danh, Kinh tổng nguyện, Thánh thư, Tin mừng và Kinh tin kính đều được giữ lại. Tất cả cũng đều được giữ lại trong Thánh lễ Mới.

Tương đương với Kinh dâng lễ: Lạy Cha rất Thánh... Lạy Chúa là Đấng đã sáng tạo chức vị con người... Lạy Chúa, chúng con dâng Chúa... Lạy Chúa, với lòng khiêm nhường và thống hối... Lạy Đấng thánh hoá toàn năng... và Lạy Ba Ngôi cực thánh, đều bị đình bản trong Sách Cầu nguyện Anh giáo năm 1549. Tất cả cũng đều bị đình bản trong Thánh lễ Mới, ngoại trừ hai đoạn trích.

Trong Sách Cầu Nguyện Anh Giáo năm 1549, đoạn kinh Hãy nâng tâm hồn lên, Kinh tiền tụng và Kinh “Thánh, Thánh, Thánh,…” được giữ lại. Chúng cũng được giữ lại trong Thánh lễ Mới.

Lễ Quy Rôma bị bãi bỏ trong Sách Cầu nguyện Anh giáo năm 1549. Nó được giữ lại chỉ như một sự lựa chọn trong Thánh lễ Mới.

Hai tên khai sinh lạc giáo của cuộc cách mạng Tin lành: Thomas Cranmer (trái) và Martin Luther (phải)

Thomas Cranmer (tác giả Sách cầu nguyện Anh giáo 1549) và Martin Luther cả hai bãi bỏ lời cầu nguyện Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ - có lẽ vì nó đề cập đến sự chuyển cầu của Đức Mẹ và các vị thánh. Phiên bản được giữ lại trong Thánh lễ Mới của lời cầu nguyện này đã bị sửa đổi, không còn lời cầu khẩn các thánh. Cũng cần lưu ý rằng Kinh dâng lễ trong Thánh lễ Mới mà bắt đầu với câu Lạy Chúa là Chúa Cả trời đất được lấy từ một Kinh nguyện Bàn ăn của Do Thái Giáo.[17]

Trong thực tế, Thánh lễ Mới còn loại bỏ lời cầu nguyện truyền thống Thứ Sáu Tuần Thánh mong rằng người Do Thái sẽ hoán cải. Lời cầu nguyện này đã bị thay thế bằng một lời cầu nguyện, không phải mong ước người Do Thái sẽ cải đạo, mà mong họ tiếp tục “phát triển” trong lòng trung thành với giao ước của Người! Đây là một hành động thể hiện sự bội giáo ngay trong lời cầu nguyện Thứ Sáu Tuần Thánh chính thức của Thánh lễ Mới. Hành động này khuyến khích thực hành Do Thái giáo cùng lạc thuyết rằng Cựu Ước vẫn còn hiệu lực.

Hai lời cầu nguyện thứ Sáu Tuần Thánh khác nhau tới người Do Thái bởi hai tôn giáo khác nhau

 

Vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, tôn giáo Vaticanô II cầu nguyện: “Ta hãy cầu cho người Do Thái. Cha ông họ là những người đầu tiên đã được nghe lời Chúa phán dạy. Giờ đây xin Chúa làm cho họ ngày càng mến yêu Danh Thánh Chúa và trung thành với giao ước của Người.”

 

 

Nhưng Giáo hội Công giáo cầu nguyện vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh như sau:“cho những người Do Thái bội bạc: mong rằng Chúa chúng ta có thể cất đi màng che khỏi lòng trí họ, ngõ hầu họ có thể nhận biết Chúa chúng ta Giêsu Kitô.”

Trong Sách Cầu nguyện Anh giáo năm 1549, tương đương với lời cầu nguyện bắt đầu bằng, Xin Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô đã hoà hợp và truyền phép, bị bãi bỏ. Khá thú vị là chỉ phiên bản sửa đổi của lời cầu nguyện này được giữ trong Thánh lễ Mới với từ quan trọng “truyền phép” bị loại bỏ.

Sách Cầu nguyện Anh giáo năm 1549 đã xoá bỏ quy tắc của Lễ chế La Mã trong việc phân phối chỉ một loại hình Thánh Thể và cho phép rước Thánh Thể dưới cả hai loại hình. Ở Thánh lễ Mới Thánh Thể cả hai loại hình được lãnh nhận ở nhiều nơi trên thế giới.

Phiên bản năm 1552 của Sách Cầu nguyện Anh giáo đã chỉ thị rằng Mình Thánh phải được phân phát bằng tay để biểu thị rằng bánh lễ vẫn là bánh lễ bình thường và linh mục bản chất không khác với một thường dân.[18]

Thánh lễ Mới áp dụng phân phát Mình Thánh bằng tay ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, thậm chí còn đi xa hơn Cranmer bằng cách cho phép người chịu lễ đứng và nhận Mình Thánh từ một thường dân.

Những lời cầu nguyện trong Thánh lễ truyền thống mà bắt đầu với: Lạy Chúa, xin cho lòng chúng con được trong sạch đón nhận Đấng miệng chúng con vừa tiếp rước và Lạy Chúa, xin cho mình Chúa con đã ăn cả hai đều đề cập trực tiếp đến sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Bí Tích Thánh Thể. Cả hai cùng bị đình bản trong Thánh lễ Mới.

Lời cầu nguyện bắt đầu bằng Lạy Ba Ngôi cực Thánh, xin đoái nhận việc tôi tớ Chúa đã làm để phụng sự Chúa, là lời cầu nguyện khó được chấp nhận nhất sau Hiệp thông bởi hầu như toàn bộ tín đồ Tin lành vì đề cập đến thánh hiến. Martinô Luther, và Cranmer trong Sách Cầu nguyện Anh giáo của hắn đều xoá bỏ nó. Theo bước bọn chúng, kinh cầu trên cũng bị đình bản trong Thánh lễ Mới.

Đến phần Phúc Âm Cuối cùng. Nếu Phúc Âm Cuối cùng, kết thúc Thánh Lễ Truyền Thống, được đưa vào trong Thánh lễ Mới, thì Thánh lễ Mới sẽ mâu thuẫn với mô thức các nghi lễ Tin lành, kết thúc với một câu ban phước. Hiển nhiên nó không thể được bao gồm trong Thánh lễ Mới.

Những kinh đọc sau Thánh lễ truyền thống, bao gồm Kinh Kính mừng; Lạy Nữ Vương; Lạy Chúa, Chúa là nơi ẩn náu; lạy Đức Thánh Micae; và Lạy Trái Tim cực thánh, tạo thành, trong thực tiễn, một phần quan trọng của phụng vụ. Năm lời cầu nguyện thiếu thích ứng với Tin lành đến khó mà tưởng được. Tất cả phải bị đình bản trong Thánh lễ Mới.

Cân nhắc tất cả những điều này, ngay cả Michael Davies cũng phải thừa nhận: “Không còn tranh cãi gì nữa... Nghi thức La Mã đã bị phá hủy.”[19]

Bên cạnh thực tế Thánh lễ Mới là một nghi lễ Tin lành, còn một thực tế khác là các nhà thờ Thánh lễ Mới có một sự tương đồng nổi bật và không thể phủ nhận được với hội quán Tam Điểm. Xem hai hình bên dưới. Đây là một hội quán Tam Điểm:

Và đây là một nhà thờ Thánh lễ Mới:

Cả hai gần như không thể phân biệt được; trung tâm của cả hai là con người, với ghế Chủ toạ ở giữa và nhấn mạnh đường tròn. Điều này có lẽ là vì kiến trúc sư chính thiết kế nên Thánh lễ Mới của Phaolô VI là Hồng y Annibale Bugnini, một hội viên Tam Điểm.

Annibale Bugnini, kiến trúc sư chính của Thánh lễ Mới và hội viên Tam Điểm

“Hồng Y” Annibale Bugnini là Chủ tịch của Hội đồng giám mục soạn thảo nên Thánh lễ Mới của Phaolô VI. Bugnini được kết nạp vào Chi hội Tam Điểm ngày 23 tháng 4 năm 1963, theo Danh sách hội viên Tam Điểm năm 1976.[20]

Bên cạnh tất cả những vấn đề này với Thánh lễ Mới, có một vấn đề thậm chí còn kinh hoàng hơn. Vấn đề lớn nhất với Thánh lễ Mới là nó vô hiệu. Chúa Giêsu Kitô không hiện diện trong Thánh lễ Mới vì Thánh lễ Mới đã thay đổi chính những lời thánh hiến.

BẰNG CHỨNG THÁNH LỄ MỚI KHÔNG THÀNH SỰ - NHỮNG LỜI THÁNH HIẾN ĐÃ BỊ THAY ĐỔI

Một bí tích được xem là thành sự nếu bí tích đó đã xảy ra. Bí Tích Thánh Thể hữu hiệu nếu bánh tiệc và rượu trở thành Mình, Máu, Linh hồn và Thần tính thực sự của Chúa Giêsu Kitô. Để khiến bất kì một bí tích nào trở nên thành sự, chất thể, mô thức, thừa tác viên và ý đồ phải xuất hiện.

Giáo Hoàng Êugêniô IV, Công đồng Florence, 1439: “Tất cả những bí tích này cấu thành từ ba yếu tố: cụ thể là, vật như chất thể, từ ngữ như mô thức, và người như thừa tác viên ban bí tích với ý đồ làm những gì Giáo hội làm. Nếu bất cứ một yếu tố nào thiếu đi, Bí Tích không được thực hiện.”[21]

Vấn đề về tính hợp lệ của Thánh lễ Mới là ở chỗ mô thức, những từ ngữ cần thiết để tạo nên Bí Tích Thánh Thể. Mô thức cần thiết để tạo nên Bí Tích Thánh Thể trong Nghi thức La Mã đã được minh định bởi Giáo Hoàng Êugêniô IV tại Công đồng Florence.

Giáo Hoàng Êugêniô IV, Công đồng Florence, Cantate Domino, 1441: “… Giáo Hội La Mã thánh thiện, dựa vào giáo huấn và thẩm quyền của các Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô… sử dụng mô thức là những từ ngữ sau trong thánh hiến Mình thánh Chúa: NÀY LÀ MÌNH TA. Và với Máu của Người: NÀY LÀ MÁU TA, MÁU TÂN ƯỚC VĨNH CỬU: MẦU NHIỆM ĐỨC TIN, SẼ ĐỔ RA CHO CHÚNG CON VÀ NHIỀU NGƯỜI ĐƯỢC KHỎI TỘI.”[22]

Trong Sắc lệnh De Defectibus của Giáo Hoàng Thánh Piô V, ta tìm thấy những từ tương tự được lặp lại:

Giáo Hoàng Thánh Piô V, De Defectibus, chương 5, Phần 1: “Những lời thánh hiến, MÔ THỨC của Bí tích này, là: NÀY LÀ MÌNH TA. Và: NÀY LÀ MÁU TA, MÁU TÂN ƯỚC VĨNH CỬU: MẦU NHIỆM ĐỨC TIN, SẼ ĐỔ RA CHO CHÚNG CON VÀ NHIỀU NGƯỜI ĐƯỢC KHỎI TỘI. Nếu bất kì ai loại bỏ, hay thay đổi bất cứ điều gì trong MÔ THỨC thánh hiến Mình và Máu, và trong chính sự thay đổi đó từ ngữ [mới] không biểu thị điều tương tự, kẻ đó đã không thánh hiến bí tích.”[23]

Giáo huấn này xuất hiện trong tất cả Sách Lễ Rôma từ năm 1570 đến năm 1962. Ta có thể thấy rằng những từ ngữ tương tự đề cập bởi Công đồng Florence được tuyên bố là cần thiết bởi Giáo Hoàng Thánh Piô V. Đó là lý do tại sao tất cả những lời dâng hiến này được in đậm trong Sách Lễ Rôma Truyền thống, và tại sao Sách Lễ Rôma hướng dẫn các linh mục giữ chén thánh cho đến khi hoàn tất những lời này.

Giáo huấn của Giáo Hoàng Thánh Piô V nói rằng nếu những lời thánh hiến bị thay đổi khiến ý nghĩa bị thay đổi theo, linh mục không tạo nên Bí Tích. Trong Thánh lễ Mới, những lời thánh hiến đã bị thay đổi đáng kể, và ý nghĩa cũng bị thay đổi theo.

Đầu tiên, phiên bản Latin gốc của Thánh lễ Mới đã loại bỏ cụm từ mysterium fidei – “mầu nhiệm Đức tin” – khỏi những từ ngữ thánh hiến. Điều này gây ra một mối nghi ngờ nghiêm trọng, bởi vì “mysterium fidei” là một phần của mô thức trong Nghi thức La Mã. Mặc dù cụm từ “mysterium fidei” không phải là một phần của một số mô thức thánh hiến Lễ điển Đông Phương, chúng đã được tuyên bố là một phần của Nghi thức La Mã. Cụm từ đó cũng xuất hiện trong một số Nghi thức Đông Phương. Giáo Hoàng Innôcentê III và Lễ Quy cùng cho chúng ta biết rằng cụm từ “mysterium fidei” được trao bởi chính Chúa Giêsu Kitô.

Giáo Hoàng Innôcentê III, Cum Marthae circa, ngày 29 tháng 11, 1202, trả lời một câu hỏi về mô thức của Bí Tích Thánh Thể và việc bao gồm ‘mysterium fidei’: “Các anh đã hỏi (thật vậy) ai là người đã thêm vào mô thức của cụm từ mà chính Chúa Kitô đã đọc khi Ngài biến bánh và rượu trở thành Mình và Máu, mà trong Lễ Quy Giáo hội thường sử dụng, mà không ai trong số các Tác giả Phúc Âm được đọc là đã thể hiện… Trong Lễ Quy cụm từ ‘mysterium fidei’ được tìm thấy xen kẽ giữa các lời Thiên Chúa… Chắc chắn chúng ta tìm thấy nhiều điều như vậy bị bỏ xót khỏi lời nói cũng như hành động của Đức Chúa bởi các Tác giả Phúc Âm, mà các Thánh Tông Đồ được biết là đã cung cấp bằng lời nói hay thể hiện bằng hành động… Vì vậy, chúng ta tin rằng mô thức từ ngữ, như tìm thấy trong Lễ Quy, là được các Thánh Tông Đồ nhận từ Chúa Kitô, và những người kế vị của họ từ họ.”[24]

Cụm từ “mầu nhiệm Đức tin” trong mô thức thánh hiến là để trực tiếp chỉ đến sự Hiện diện Thật sự của Chúa Kitô trong Bí Tích Thánh Thể. Cụm từ này cũng đã bị loại bỏ bởi lạc giáo đồ Thomas Cranmer trong Sách Cầu nguyện Anh giáo năm 1549 của hắn vì rõ ràng đề cập đến sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Thánh Thể.[25] Khi từ ngữ bị loại bỏ khỏi một mô thức vì ý nghĩa chúng thể hiện mâu thuẫn với ý nghĩa dự định của mô thức, một mối ngờ vực xuất hiện. Vấn đề này còn có thể phát triển sâu hơn, nhưng giờ đây chúng ta đi đến đòn quyết định lên hiệu lực của Thánh lễ Mới.

Trong nhiều bản dịch tiếng địa phương của Thánh lễ Mới trên toàn thế giới (ví dụ, tiếng Anh và tiếng Đức), từ ngữ thánh hiến được đọc như sau:

MÔ THỨC THÁNH HIẾN TRONG THÁNH LỄ MỚI

“Này là Mình Ta. Này là Máu ta, Máu Tân Ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho chúng con và MỌI NGƯỜI ĐƯỢC KHỎI TỘI.”

Những lời “cho chúng con và nhiều người được khỏi tội” đã bị thay đổi thành cho chúng con và mọi người được khỏi tội. Từ “nhiều người” đã bị gỡ bỏ và thay thế bằng từ “mọi người.” Thay đổi nghiêm trọng này khiến tất cả các Thánh lễ Mới vô hiệu. Trước hết, từ nhiều người đã được Chúa Giêsu sử dụng để thiết lập Bí Tích Thánh Thể, như chúng ta thấy trong Matthêu 26:28: “Vì này là máu Ta, máu Giao Ước đổ ra cho nhiều người để nên ơn tha tội.” Những từ ngữ được Chúa chúng ta sử dụng, “nhiều người để nên ơn tha tội” tượng trưng cho công hiệu mà Máu của Chúa Giêsu đổ ra. Máu của Chúa Giêsu mang lại công hiệu là sự cứu rỗi cho nhiều người, không phải mọi người. Trong quá trình giải thích điều này, Sách Giáo lý của Công đồng Trentô đặc biệt nói rằng Chúa chúng ta không phải chỉ “mọi người” và do đó đã không nói điều đó!

Sách Giáo lý của Công đồng Trentô, về mô thức Thánh Thể, trang 227:“Các từ bổ sung cho chúng con và nhiều người, được lấy, một số từ Matthêu, một số từ Luca, nhưng được nối với nhau bởi Giáo hội Công giáo dưới sự hướng dẫn của Thần Khí. Cụm từ mang ý nghĩa tuyên bố hoa quả và lợi ích của cuộc Khổ Nạn. Vì khi chúng ta nhìn vào giá trị điều đó, ta phải thú nhận rằng Đấng Cứu Chuộc đã đổ Máu vì sự cứu rỗi của tất cả mọi người; nhưng nếu chúng ta nhìn vào hoa quảmà nhân loại nhận được, ta dễ dàng nhận thấy rằng nó không ảnh hưởng đến tất cả mọi người, nhưng đến nhiều người trong toàn nhân loại. Do đó khi (Chúa chúng ta) nói: Cho chúng con, Người chỉ hoặc là những ai có mặt, hoặc là những người được lựa chọn từ trong số dân Do Thái, như là, ngoại trừ Giuđa, các môn đệ mà Người đang nói. Khi Người nói thêm, Và nhiều người, Người muốn được hiểu là phần còn lại của những người được chọn từ giữa dân Do Thái và dân ngoại. VÌ THẾ, TỪ MỌI NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC DÙNG LÀ CÓ LÝ DO, vì ở đây đang chỉ nói về hoa quả của cuộc Khổ Nạn, và chỉ riêng những người được chọn cuộc khổ nạn mới mang lại hoa quảlà ơn cứu rỗi.”[26]

Như chúng ta có thể thấy, theo Giáo lý của Công đồng Trentô, cụm từ “mọi người” đặc biệt không được sử dụng bởi Thiên Chúa vì chúng mang một ý nghĩa sai.

Thánh Alphonsus De Liguori, Luận về Thánh Thể: “Cụm từ cho chúng con và nhiều người được sử dụng để phân biệt hiệu lực Máu của Đức Kitô với hoa quả bởi nó: vì giá trị Máu Đấng Cứu Độ của chúng ta đủ để cứu tất cả mọi người nhưng hoa quả từ điều đó chỉ được áp dụng cho một số người nhất định và không phải cho tất cả mọi người, và đây là lỗi của chính họ… “[27]

Việc sử dụng cụm từ “mọi người” thay đổi ý nghĩa của mô thức thánh hiến. Không ai, ngay cả một Giáo Hoàng, có thể thay đổi những lời mà Chúa Giêsu Kitô đặc biệt thiết lập cho một bí tích của Giáo hội.

Giáo Hoàng Piô XII, Sacramentum Ordinis (#1), ngày 30 tháng 11 năm 1947:“... Giáo hội không có quyền lực trên ‘bản chất các bí tích,’ nghĩa là, trên những điều mà, chứng nhân là các nguồn thiên khải, chính Chúa Kitô đã ra lệnh phải được bảo tồn trong một dấu hiệu Bí tích... “[28]

Vì từ “mọi người” không có nghĩa tương tự như “nhiều người,” bí tích không được tạo nên trong Thánh lễ Mới.

Giáo Hoàng Thánh Piô V, De Defectibus, chương 5, Phần 1: “Những lời Thánh hiến, MÔ THỨC của Bí tích này, là: NÀY LÀ MÌNH TA. Và: NÀY LÀ MÁU TA, MÁU TÂN ƯỚC VĨNH CỬU: MẦU NHIỆM ĐỨC TIN, SẼ ĐỔ RA CHO CHÚNG CON VÀ NHIỀU NGƯỜI ĐƯỢC KHỎI TỘI. Nếu bất kì ai loại bỏ, hay thay đổi bất cứđiều gì trong MÔ THỨC thánh hiến Mình và Máu, và trong chính sự thay đổi đó từ ngữ [mới] không biểu thị điều tương tự, kẻ đó đã không thánh hiến bí tích.”[29]

MỘT GÓC ĐỘ KHÁC VỀ VẤN ĐỀ NÀY HOÀN TOÀN CHỨNG MINH RẰNG THÁNH LỄ MỚI VÔ HIỆU

Có một góc độ tiếp cận khác về vấn đề này mà giờ chúng ta cần phải kiểm tra. Trong Sắc chỉ nổi tiếng Apostolicae Curae năm 1896, Giáo Hoàng Lêô XIII dạy:

Giáo Hoàng Lêô XIII, Apostolicae Curae, ngày 13 tháng 9 năm 1896: “Tất cả đều biết rằng các bí tích của Tân Ước, như là dấu hiệu nhận biết và hiệu lực của ân sủng vô hình, phải cùng biểu thị ân sủng nó có ảnh hưởng và ảnh hưởng ân sủng nó biểu thị.”[30]

Nếu nó không biểu thị ân sủng mà nó có ảnh hưởng và ảnh hưởng đến ân sủng nó biểu thị đó không phải là một bí tích – chấm hết. Vậy, ân sủng được ảnh hưởng bởi Bí tích Thánh Thể là gì?

Giáo Hoàng Êugêniô IV, Công đồng Florence, “Exultate Deo,” Về Thánh Thể, 1439: “Cuối cùng, đây là một cách phù hợp để biểu thị ảnh hưởng của Bí tích này, đó là sự kết hợp của người Kitô hữu với Chúa Kitô.”[31]

Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologica, Phần III, Câu hỏi 73, Trả lời 3: “Như được nêu ở trên rằng thực tế của Bí tích [Thánh Thể] là sự hợp nhất của nhiệm thể, mà thiếu đi không có ơn cứu độ…“[32]

Cũng như Công đồng Florence, Thánh Tôma Aquinô, và nhiều nhà thần học khác dạy, ân sủng ảnh hưởng bởi Bí tích Thánh Thể là sự kết hợp của các tín hữu với Chúa Kitô. Thánh Tôma gọi ân sủng này là “sự đoàn kết của nhiệm thể.” Ân sủng được ảnh hưởng bởi Bí Tích Thánh Thể (sự kết hợp của các tín hữu với Chúa Kitô hay sự đoàn kết của nhiệm thể) phải được cẩn thận phân biệt với chính Bí Tích Thánh Thể: Mình, Máu, Linh hồn và Thần tính của Chúa Kitô.

Vì sự kết hợp của các tín hữu với Chúa Kitô là ân sủng được ảnh hưởng bởi Bí Tích Thánh Thể - hay nói cách khác là thực tại của Bí tích hoặc ân sủng thích hợp cho Bí tích Thánh Thể - ân sủng này phải được biểu thị dưới hình thức thánh hiến mới thành hợp lệ, như Giáo Hoàng Lêô XIII dạy. Vì vậy, chúng ta phải xem xét mô thức truyền thống của thánh hiến và tìm thấy nơi ân sủng này - sự kết hợp của các tín hữu với Chúa Kitô - được biểu thị.

Hình thức thánh hiến truyền thống, như tuyên bố bởi Giáo Hoàng Êugêniô IV tại Công đồng Florence và Giáo Hoàng Thánh Piô V trong DeDefectibus, là như sau:

“NÀY LÀ MÌNH TA. NÀY LÀ MÁU TA, MÁU TÂN ƯỚC VĨNH CỬU: MẦU NHIỆM ĐỨC TIN, SẼ ĐỔ RA CHO CHÚNG CON VÀ NHIỀU NGƯỜI ĐƯỢC KHỎI TỘI.”

Lưu ý lần nữa: chúng ta đang tìm kiếm phần của mô thức biểu thị rằng người nhận được bí tích này xứng đáng được kết hợp hoặc kết hợp mạnh mẽ hơn với Chúa Giêsu Kitô và Nhiệm Thể của Người.

Cụm từ “MÁU TÂN ƯỚC VĨNH CỬU” có biểu thị sự kết hợp của các tín hữu với Chúa Kitô/Nhiệm Thể không? Không. Những lời này không nhằm chỉ Nhiệm Thể, mà chúng tương phản với sự hiến tế tạm thời và tiên biểu trong Lề luật với sự hy sinh vĩnh cửu và đủ đầy của Chúa Giêsu Kitô.

Cụm từ “MẦU NHIỆM ĐỨC TIN” có biểu thị sự kết hợp của các tín hữu với Chúa Kitô/Nhiệm Thể không? Không. Những lời này biểu thị sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Bí Tích Thánh Thể, như ĐTC Innôcentê III dạy; chúng không biểu thị Nhiệm Thể của Chúa Giêsu Kitô.

Cụm từ “SẼ ĐỔ RA” có biểu thị sự kết hợp của các tín hữu với Chúa Kitô/Nhiệm Thể không? Không. Những lời này biểu thị sự thánh hiến thật sự.

Cụm từ duy nhất còn lại trong mô thức thánh hiến là: “CHO CHÚNG CON VÀ NHIỀU NGƯỜI ĐƯỢC KHỎI TỘI.

Việc được khỏi tội là cần thiết để được kết hợp vào Nhiệm Thể, và việc được khỏi tội là một phần không thể thiếu cho ơn công chính hoá thật sự, qua đó một người được kết hợp sung mãn với Chúa Giêsu Kitô. Cụm từ “cho chúng con và nhiều người” biểu thị những thành viên của Nhiệm Thể đã được khỏi tội như thế.

Cụm từ “CHO CHÚNG CON VÀ NHIỀU NGƯỜI ĐƯỢC KHỎI TỘI” là những từ trong mô thức thánh hiến biểu thị sự kết hợp của các tín hữu với Chúa Kitô/sự đoàn kết của Nhiệm Thể Chúa Kitô, đó là ân sủng thích đáng của Bí tích Thánh Thể.

Bây giờ, nếu ta xem xét mô thức thánh hiến trong Thánh lễ Mới, ta có tìm thấy Nhiệm Thể/sự kết hợp của các tín hữu với Chúa Kitô (ân sủng thích đáng của Bí tích Thánh Thể) được biểu thị không? Dưới đây là mô thức thánh hiến trong Thánh lễ Mới:

Mô thức Thánh lễ Mới: “Này là mình ta. Này là máu ta, máu tân ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho chúng con và mọi người được khỏi tội.”

Liệu sự đoàn kết của Nhiệm Thể Chúa Giêsu Kitô có được biểu thị bằng cụm từ “cho chúng con và mọi người” không? Không. Phải chăng mọi người đều là một phần của Nhiệm Thể? Không. Tất cả mọi người có phải là một phần những tín hữu kết hợp với Đấng Kitô không? Không. Ta có thể thấy rất rõ ràng rằng Thánh lễ Mới chắc chắn không hề biểu thị sự đoàn kết của Nhiệm Thể (ân sủng thích đáng của Bí tích Thánh Thể), và do đó nó không phải là một bí tích hợp lệ!

Không cần nhiều lời... Thánh lễ Mới là vô hiệu!

Giáo Hoàng Lêô XIII, Apostolicae Curae, 1896: “Tất cả đều biết rằng các bí tích của Tân Ước, như là dấu hiệu nhận biết và hiệu lực của ân sủng vô hình, phải cùng biểu thị ân sủng nó có ảnh hưởng và ảnh hưởng ân sủng nó biểu thị.”[33]

Giáo Hoàng Lêô XIII, Apostolicae Curae, 1896: “Mô thức không thể được xem là phù hợp hoặc đủ cho một Bí tích nếu lượt bỏ phần cần thiết phải biểu thị.”[34]

Giáo Hoàng Êugêniô IV, Công đồng Florence, “Exultate Deo,” 1439: “… đây là một cách phù hợp để biểu thị ảnh hưởng của Bí tích này, đó là sự kết hợp của người Kitô hữu với Chúa Kitô.”[35]

Để chứng minh thêm luận điểm trên, chúng ta nên lưu ý rằng trong tất cả các mô thức thánh hiến trong các nghi thức phụng vụ của Giáo hội Công giáo, cho dù có là Nghi thức Armenia, Nghi thức Ai Cập, Nghi thức Ethiopia, Nghi thức Syria, Nghi thức Chaldea, v.v. sự kết hợp của các tín hữu với Chúa Kitô/Nhiệm Thể được biểu thị trong mô thức thánh hiến. Không có bất kì một mô thức nào đã từng được Giáo hội chấp thuận mà không biểu thị sự kết hợp của các tín hữu với Đấng Kitô.

Dưới đây là phần của mô thức thánh hiến Rượu sử dụng trong Lễ điển Đông Phương biểu thị điều Thánh lễ Truyền thống làm mà Thánh lễ Mới thì không: sự kết hợp và các thành viên của Giáo hội

NGHI THỨC ARMENIA: “... sẽ đổ ra cho chúng con và nhiều người được chuộc tội và tha tội.”

Lưu ý rằng sự kết hợp và các thành viên Nhiệm Thể được biểu thị bằng cụm từ “cho chúng con và nhiều người được chuộc tội và tha tội.”

NGHI THỨC BYZANTIUM: “... sẽ đổ ra cho chúng con và nhiều người được tha tội.”

Lưu ý rằng sự kết hợp và các thành viên Nhiệm Thể được biểu thị.

NGHI THỨC CHALDEA: “... sẽ đổ ra cho chúng con và nhiều người được tha tội.”

Lưu ý rằng sự kết hợp và các thành viên Nhiệm Thể được biểu thị.

NGHI THỨC AI CẬP: “... sẽ đổ ra cho chúng con và nhiều người để nên ơn tha tội.”

Lưu ý rằng sự kết hợp và các thành viên Nhiệm Thể được biểu thị.

NGHI THỨC ETHIOPIA: “... sẽ đổ ra cho chúng con và nhiều người được tha tội.”

Lưu ý rằng sự kết hợp và các thành viên Nhiệm Thể được biểu thị.

NGHI THỨC CỦA MALABAR: “... sẽ đổ ra cho chúng con và nhiều người được khỏi tội.”

Lưu ý rằng sự kết hợp và các thành viên Nhiệm Thể được biểu thị.

NGHI THỨC MARONITE: (mô thức hệt với mô thức luôn được sử dụng trong Nghi thức La Mã)

NGHI THỨC SYRIA: “Này là Máu ta, Máu Tân Ước, sẽ đổ ra và dâng lên vì ơn tha tội và ơn hằng sống của chúng con và của nhiều người.”

Lưu ý rằng sự kết hợp và các thành viên Nhiệm Thể được biểu thị bởi cụm từ “vì ơn tha tội và ơn hằng sống cho chúng con và của nhiều người.”

Mô thức thánh hiến trong tất cả các Nghi thức Công giáo biểu thị sự kết hợp của các tín hữu với Đức Kitô/Nhiệm Thể Đức Kitô, như ta thấy. Thánh lễ Mới đọc “cho chúng con và mọi người được khỏi tội” không biểu thị Nhiệm Thể, vì không phải tất cả mọi người nằm trong Nhiệm Thể. Do đó, Thánh lễ Mới không biểu thị ân sủng mà một Thánh Thể ảnh hưởng. Nó không hợp lệ.

Do đó, một người Công giáo không thể tham dự Tân “Thánh lễ” dưới án trọng tội. Những ai ngoan cố làm vậy đang phạm phải tội thờ hình tượng (thờ một mẩu bánh). Chúa Giêsu Kitô không hiện diện trong đó. Bánh lễ chỉ đơn thuần là một miếng bánh bình thường, không phải là Mình, Máu, Linh hồn và Thần tính của Chúa chúng ta. Giáo hội đã luôn luôn dạy rằng sử dụng một bí tích sử dụng mô thức đáng nghi ngờ (trong đó sử dụng chất thể hay mô thức đáng ngờ) là trọng tội. Thật vậy, Giáo Hoàng Innôcentê XI, Sắc lệnh về Thánh Chức, ngày 4 tháng 3 năm 1679,[36] thậm chí lên án suy nghĩ rằng người Công giáo có thể nhận các bí tích “có thể xảy ra.” Thánh lễ Mới không chỉ đơn thuần đáng ngờ, nó vô hiệu, vì không biểu thị ân sủng được dự định ảnh hưởng. Thánh lễ Mới thực sự còn tệ hơn cả một nghi lễ Tin lành; nó là một thứ ghê tởm, làm sai lệch thánh ngôn của Chúa Giêsu Kitô và Đức tin Công giáo.

Lưu ý: Tại thời điểm chúng tôi đang viết bài này (2007), có một số tin đồn rằng Vatican, để đánh lừa người truyền thống quay trở lại Giáo hội Đối lập và Thánh lễ Novus Oro, đang lên kế hoạch sửa chữa lỗi “mọi người” trong mô thức thánh hiến. Việc Vatican sẽ làm điều này chứng tỏ rằng từ “mọi người,” như chúng tôi đã nói, là một biểu thị sai. Ngay cả khi họ làm điều đó, một người Công giáo sẽ vẫn phải tránh tất cả các Thánh lễ Mới dưới án trọng tội bởi vì Thánh lễ Mới bản thân là một nghi lễ phi Công giáo, nó vẫn sẽ thiếu cụm từ “mysterium fidei” (mầu nhiệm đức tin) trong mô thức thánh hiến, và mặc khác hầu như tất cả các “linh mục” cử hành đều không có thánh chức (như phần sau sẽ chứng minh).

Chú thích cuối Chương 9

[1] Lời nói của Dietrich Von Hildebrand, tuy là một người ủng hộ tôn giáo Vaticanô II nhưng cảm thấy bắt buộc phải đưa ra một tuyên bố như vậy về Thánh lễ Mới. Trích bởi Michael Davies, Pope Paul’s New Mass, Kansas City, MO: Angelus Press, 1980, tr. 80.

[2] Giáo Hoàng Thánh Piô V, Tông hiến Quo Primum, ngày 14 tháng 7 năm 1570.

[3] New Oxford Review, Berkeley, CA, November, 2006, “Notes.”

[4] The Ottaviani Intervention, Rockford, IL: Tan Books.

[5] Rama Coomeraswamy, The Problems with the New Mass, Tan Books, tr. 34.

[6] Lm. Anthony Cekada, The Problems With the Prayers of the Modern Mass, Tan Books, 1991, tr. 9-13.

[7] Michael Davies, Pope Paul’s New Mass, Kansas City, MO: Angelus Press, tr. 80.

[8] Michael Davies, Pope Paul’s New Mass, tr. 126. 

[9] Michael Davies, Pope Paul’s New Mass, tr. 395. 

[10] Michael Davies, Pope Paul’s New Mass.

[11] Warren H. Carroll, A History of Christendom, Quyển 4 (The Cleaving of Christendom), Front Royal, VA: Christendom Press, 2000, tr. 229.

[12] Michael Davies, Cranmer’s Godly Order, Fort Collins, CO: Roman Catholic Books, 1995, tr. 183.

[13] Michael Davies, Pope Paul’s New Mass, tr. 398.

[14] Octava Controversia Generalis.  Liber Ii.  Controversia Quinta.  Caput XXXI.

[15] Michael Davies, Cranmer’s Godly Order, tr. 65.

[16] Michael Davies, Pope Paul’s New Mass, tr. 285.

[17] Michael Davies, Pope Paul’s New Mass, tr. 320.

[18] Michael Davies, Cranmer’s Godly Order, tr. 210.

[19] Michael Davies, Pope Paul’s New Mass, tr. 504.

[20] Cũng được thảo luận trong Pope Paul’s New Mass, tr. 102; 504-505.

[21] Denzinger, The Sources of Catholic Dogma, B. Herder Book. Co., Ấn bảng thứ 30, 1957, 695.

[22] Decrees of the Ecumenical Councils, Vol. 1, tr. 581; Denzinger 715.

[23] Một bản dịch phổ biến, được tìm thấy trong nhiều ấn bản, từ tiếng Latin trong Sách lễ Rôma, trong De Defectibus, Chương 5, Phần 1.

[24] Denzinger 414-415.

[25] Michael Davies, Cranmer’s Godly Order, tr. 306.

[26] The Catechism of the Council of Trent, Tan Books, 1982, tr. 227.

[27] St. Alphonsus De Liguori, Treatise on The Holy Eucharist, Redemptorist Fathers, 1934, tr. 44.

[28] Denzinger 2301.

[29] Một bản dịch phổ biến, được tìm thấy trong nhiều ấn bản, từ tiếng Latin trong Sách lễ Rôma, trong De Defectibus, Chương 5, Phần 1.

[30] Denzinger 1963.

[31] Denzinger 698.

[32] Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologica, Allen, TX: Christian Classics, Phần III, Câu hỏi 73, Trả lời 3.

[33] Denzinger 1963.

[34] The Great Encyclical Letters of Pope Leo XIII, Tan Books, 1995, tr. 401.

[35] Denzinger 698.

[36] Denzinger 1151.

Từ khóa » Thánh Lễ Misa Cổ Truyền