Cuộc đua Olympic Trong Lòng SEA Games - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Cuộc đua điền kinh và bơi lội ở SEA Games 31 - Ảnh: NAM TRẦN - QUANG ĐỊNH
Sau 3 ngày thi đấu chính thức đầu tiên ở SEA Games 31, tổng số HCV của đoàn thể thao Việt Nam đã vượt qua… tổng số của cả kỳ SEA Games 29 (59 HCV). Và sau 5 ngày, con số này cũng vượt luôn cả kỳ SEA Games 30 (98).
Hấp dẫn điền kinh - bơi lội
Dù phần lớn số HCV của đoàn thể thao Việt Nam đến từ những môn võ ít phổ biến như kurash, pencak silat, wushu… nhưng nhận định một cách công bằng, cho đến thời điểm này, một số đội tuyển các môn thể thao Olympic vẫn đang thi đấu khá tốt, tạo nên một kỳ SEA Games tranh đấu quyết liệt.
Điền kinh và bơi lội luôn là "vua và nữ hoàng" của các kỳ đại hội thể dục thể thao và Việt Nam vẫn đang giữ được đà phát triển ở hai môn thể thao hấp dẫn này.
Với điền kinh, Việt Nam chính thức lật đổ sự thống trị của Thái Lan (liên tiếp 8 kỳ SEA Games trước đó) từ Kuala Lumpur 2017. Ở SEA Games 2017, điền kinh Việt Nam đoạt 17 HCV, hơn gấp đôi so với Thái Lan (9 HCV). Đến Manila 2019, Việt Nam vẫn bảo vệ được ngôi vương điền kinh khi giành 16 HCV, nhiều hơn Thái Lan 4 HCV.
Sau hai thất bại liên tiếp, Thái Lan thể hiện rõ quyết tâm lấy lại vị thế dẫn đầu ở điền kinh. Họ làm mới đội ngũ khá nhiều trước thềm SEA Games 31, với nhiều VĐV trẻ sáng giá như Puripol Boonson (16 tuổi), Joshua Atkinson (18 tuổi)… Những "thần đồng" điền kinh này giúp Thái Lan lấn át ở các cự ly tốc độ và tiếp sức.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn giữ được phong độ ở các cự ly trung bình, và đặc biệt áp đảo ở các nội dung dành cho nữ. Cuộc đua giành ngôi đầu ở điền kinh giữa Việt Nam và Thái Lan hứa hẹn sẽ kịch tính đến phút chót.
Ở môn bơi lội, dù khó lòng cạnh tranh với Singapore luôn quá mạnh, nhưng các kình ngư Việt Nam đang thực sự chiến thắng chính mình.
Việc Ánh Viên chia tay đội tuyển khiến bơi lội "giảm nhiệt" hẳn, và đã có nhiều lo ngại rằng đây sẽ là kỳ SEA Games thất bại trên đường đua xanh của Việt Nam. Nhưng Huy Hoàng, Hưng Nguyên cùng nhiều nam kình ngư trẻ tuổi khác vẫn duy trì được đà tiến bộ mạnh mẽ. Họ liên tục đoạt HCV cũng như phá các kỷ lục SEA Games những ngày qua.
Luồng gió nước ngoài
Không chỉ điền kinh và bơi lội, Việt Nam còn gặt hái HCV ở một số môn thể thao Olympic khác, mà nổi bật là thể dục dụng cụ (TDDC), chèo thuyền, bắn súng, đấu kiếm… Đây vốn là các môn thể thao thế mạnh của Việt Nam, việc gặt hái vàng không phải là điều xa lạ.
Và thành công không chỉ nằm ở những HCV. Một số môn thể thao đang trong giai đoạn phát triển ở Việt Nam cũng đang bắt đầu tạo được dấu ấn qua kỳ SEA Games 31, trong đó bóng rổ là nổi bật nhất.
Trong lịch sử dự SEA Games, bóng rổ Việt Nam chỉ giành được vỏn vẹn 2 HCĐ. Nhưng ở SEA Games 31, đội tuyển bóng rổ nam và nữ Việt Nam lại thi đấu thăng hoa, mang về 2 HCB các nội dung 3x3. Thậm chí họ còn thua đầy tiếc nuối trong trận chung kết.
Còn ở môn quần vợt, đội nam Việt Nam gây thất vọng khi bị loại từ vòng 1, nhưng đội nữ lại đoạt HCB nội dung đồng đội. Điểm chung của hai môn này là dấu ấn từ những VĐV Việt kiều - một luồng gió mới mẻ ở SEA Games 31.
Việc sử dụng VĐV nhập tịch hoặc sinh trưởng ở nước ngoài trở về quê hương thi đấu đã trở thành xu hướng của các kỳ SEA Games gần đây, với Philippines, Singapore hay Thái Lan là những quốc gia đi đầu.
Chưa thể nói rằng bóng rổ và quần vợt Việt Nam đã có được nền tảng vững chắc, nhưng chắc chắn thành tích ở SEA Games 31 sẽ tạo thêm động lực để phong trào tập luyện các môn này bùng nổ trong những năm tới.
Có thể chia SEA Games làm 2 phần. Một phần mang tính "hội" - bao gồm những môn thể thao ít phổ biến, là nơi để các nước chủ nhà gặt hái hàng loạt HCV. Và phần hấp dẫn hơn là cuộc đấu của những môn thể thao Olympic đầy sôi nổi. Cho đến lúc này, chủ nhà Việt Nam vẫn đang nỗ lực cân bằng cả hai.
Truyền thông nước ngoài đánh giá cao
Cách đây 2 ngày, báo The Straits Times của Singapore giật tít gọi Việt Nam là "ông vua của điền kinh Đông Nam Á". Theo đó, tờ này khẳng định Việt Nam vẫn đang lấn lướt Thái Lan trong cuộc đua điền kinh tại SEA Games 31.
Bài viết còn lấy ý kiến từ một số quan chức liên đoàn điền kinh trong khu vực. HLV đội điền kinh Philippines Jeoffrey Chua cho rằng các VĐV điền kinh Việt Nam nhận được sự hỗ trợ tài chính tốt, điều này giúp họ luôn duy trì sự tiến bộ cho 3-4 năm kế tiếp trong mọi thời điểm.
Ông Gary Yeo - phó chủ tịch Liên đoàn Điền kinh Singapore - thừa nhận Việt Nam đang làm tốt trong việc cho các VĐV đi tập huấn…
Indra Basly - phóng viên kênh truyền hình TVRI của Indonesia - cho biết anh rất thích đưa tin về đội bơi Việt Nam qua nhiều lần làm việc tại các kỳ SEA Games.
"Nếu bạn theo dõi SEA Games xuyên suốt, bạn sẽ thấy rằng đội bơi Việt Nam là một trong những đội tuyển thú vị nhất. Họ từng có một ngôi sao nữ huyền thoại (Ánh Viên) và giờ đây là nhiều VĐV nam đủ sức cạnh tranh với Singapore. Tôi ủng hộ Việt Nam khi họ thi đấu với Singapore vì luôn muốn có sự cạnh tranh trong thể thao".
Cập nhật SEA Games 31: bơi lội và điền kinh có 16 nội dung chung kếtTTO - Với 16 nội dung tranh chung kết, bơi lội và điền kinh hứa hẹn sẽ mang về 'rất nhiều vàng' cho đoàn thể thao Việt Nam trong ngày thi đấu 18-5.
Từ khóa » Các Môn Võ Thi đấu Olympic
-
Lịch Thi đấu Các Môn Võ Tại Olympic Tokyo
-
Tiêu Chí Nào để Một Môn Võ Thuật đối Kháng Xuất Hiện Tại Olympic
-
Các Môn Thể Thao Olympic Tokyo 2020 Trong Tiếng Anh
-
Toàn Bộ Chi Tiết Về Những Môn Mới Xuất Hiện Tại Olympic 2020
-
Vì Sao Olympic Không Có Các Môn Thế Mạnh Của Việt Nam?
-
Các Môn Thể Thao Olympic Là Gì?
-
Môn Thể Thao Olympic – Wikipedia Tiếng Việt
-
Karate Việt Nam Không Còn Cơ Hội Dự Olympic Paris 2024
-
Những Môn Thể Thao Mới Mẻ Tại Olympic Tokyo 2020 - Báo Dân Tộc
-
SEA Games 31: 'Cơn Mưa Vàng' Từ Các Môn Võ - Thể Thao & Văn Hóa
-
Top 10 Môn Võ Phổ Biến Trên Thế Giới
-
Danh Sách Các Môn Thể Thao Việt Nam Tham Dự Olympic 2021
-
Vừa Ra Mắt, Karate Lại Bị Khai Tử Sau Olympic Tokyo - Tiền Phong