Toàn Bộ Chi Tiết Về Những Môn Mới Xuất Hiện Tại Olympic 2020
Có thể bạn quan tâm
Karate
Karate cuối cùng đã có lần đầu xuất hiện tại một kỳ Olympic diễn ra ngay trên quê hương của môn võ này, dù từ lâu nó đã được xem như một trong những môn võ đối kháng phổ biến nhất trên thế giới. Nhật Bản cũng là quốc gia giành được nhiều huy chương karate nhất trong các cuộc thi vô địch thế giới.
Sẽ có hai nội dung của karate được giới thiệu tại Tokyo năm nay gồm kumite và kata.
Cụ thể, kumite là bộ môn đối kháng, với ba hạng cân cho nam và nữ (khoảng 60 vận động viên). Hai võ sĩ sẽ đối mặt với nhau và cố gắng ghi càng nhiều điểm càng tốt trong vòng 3 phút. Cách tính điểm bao gồm: một điểm cho các đòn đấm vào vùng ghi điểm; hai điểm cho các đòn đá vào vùng bụng và lưng; ba điểm cho các đòn đá vào vùng mặt, các đòn quật ngã đối phương và thực hiện một đòn ghi điểm.
Võ sĩ nào tạo ra cách biệt hơn đối thủ 8 điểm trong thời gian của hiệp đấu hoặc giành nhiều điểm hơn khi tổng kết sẽ là người giành chiến thắng. Trong trường hợp hòa điểm, võ sĩ nào ghi được điểm đầu tiên (senshu) sẽ là người chiến thắng. Nếu một hiệp đấu kết thúc mà không có điểm số nào được ghi, 5 giám khảo sẽ chọn ra người chiến thắng.
Trong khi đó, kata là thể thức nghiêng về biểu diễn. Sẽ có 7 giám khảo nhận xét tiết mục trên thang điểm từ 5-10. Hai điểm số cao nhất và hai điểm số thấp nhất sẽ được loại bỏ, còn tổng của ba điểm số còn lại sẽ được tính cho kết quả trận đấu với 70% về mặt kỹ thuật và 30% cho hình thể cùng thần thái biểu diễn. Trong trường hợp hòa, các võ sĩ sẽ thực hiện thêm một tiết mục kata tự chọn để phân thắng bại.
Bóng chày/bóng mềm
Sau 13 năm vắng bóng, bóng chày (dành cho nam) và bóng mềm (cho nữ) sẽ trở lại tại Olympic 2020. Quyết định này khá dễ hiểu khi cả hai đều là những môn thế mạnh của nước chủ nhà Nhật Bản.
Tại Tokyo, môn bóng chày có sự tham gia của 6 đội được bốc thăm thành 2 bảng đấu và mỗi đội được chơi 2 trận. Tuy nhiên, sẽ không có đội nào bị loại sau giai đoạn vòng tròn tính điểm.
Ở vòng đấu loại trực tiếp đầu tiên, 2 đội nhì bảng và 2 đội hạng ba sẽ đối đầu nhau, trong khi 2 đội nhất bảng được vào thẳng vòng loại trực tiếp thứ hai. Kể từ đó, mỗi đội thua cuộc sẽ phải đấu loại trực tiếp với nhau trong trận đấu ở nhánh thua. Do đó, các đội phải thua đến hai trận để bị loại khỏi giải đấu. Trận tranh HCV sẽ diễn ra với hình thức loại trực tiếp.
Một trận đấu bóng chày sẽ diễn ra với 9 thành viên của mỗi đội. Mỗi trận đấu thường kéo dài ít nhất 9 hiệp, trong đó các đội sẽ luân phiên trở thành đội tấn công ở nửa hiệp đầu và đội phòng ngự nửa hiệp sau. Điểm của mỗi hiệp đấu sau đó được cộng lại với nhau, đội có điểm số cao hơn sẽ giành chiến thắng.
Ở đội phòng thủ, người ném bóng (Pitcher) có nhiệm vụ phối hợp cùng các đồng đội để khiến các cầu thủ đánh bóng (Batter) của đội tấn công bị loại 3 lần bằng những cách cách sau: Batter vụt bóng hụt 3 lần, ném bóng về phía gôn trước khi Batter chạy về tới gôn và giữ bóng chạm vào người Batter.
Để ghi một điểm, mỗi Batter cần phải đánh trúng bóng và chạm đủ cả 4 gôn. Trường hợp đánh bóng văng ra khỏi sân, Batter và các đồng đội trên gôn (nếu có) sẽ được chạy thẳng về gôn thứ 4.
Thể thức thi đấu của môn bóng mềm cũng tương tự nhưng chiều rộng sân và khoảng cách giữa Pitcher và Batter được thu hẹp lại đáng kể.
Leo núi
Môn leo núi thể thao tại Olympic 2020 sẽ gộp ba nội dung leo núi tốc độ, leo núi tự do và leo núi cao thành một cho cả nam và nữ. Do đó, BTC ban đầu đã vấp phải sự chỉ trích từ giới leo núi với nhận định rằng sự kết hợp như vậy chẳng khác gì "yêu cầu một VĐV chạy cự ly trung bình tranh tài ở nội dung nước rút".
Sẽ có tổng cộng 40 suất tham dự môn leo núi thể thao tại Olympic 2020 chia đều 20 cho nam và 20 cho nữ. Mỗi VĐV phải hoàn thành cả 3 nội dung leo núi tốc độ, leo núi tự do và leo núi cao. Sau giai đoạn đua vòng loại, 6 nam và 6 nữ VĐV có thành tích tốt nhất sẽ lọt vào vòng chung kết.
Ở phần thi tốc độ, sau khi được gắn dây an toàn, hai VĐV leo cạnh nhau lên bức tường dài 15m, đặt ở góc 95 độ và có cùng tuyến đường giống hệt nhau. Mục tiêu là chạm vào chiếc chuông trong thời gian nhanh nhất.
Ở phần thi leo núi cao, VĐV leo cao nhất trong vòng 6 phút trên bức tường cao hơn 15 m với đầy đủ dụng cụ bảo hộ sẽ giành chiến thắng. Nếu có hai hoặc nhiều VĐV cùng hoàn thành tuyến đường hoặc đạt đến độ cao chính xác như nhau, ai nhanh nhất sẽ được tuyên bố là người chiến thắng.
Ở phần thi tự do, VĐV hoàn thành nhiều nhất số vòng đua trên bức tường cao 4,5m trong thời gian 4 phút sẽ giành chiến thắng. Ở phần thi này, VĐV không được trang bị thiết bị bảo hộ và có thể leo lại nếu bị ngã.
Điểm số cuối cùng sẽ là một phép nhân của vị trí mỗi thí sinh trong ba phần thi. VĐV có tổng điểm thấp nhất sẽ giành được HCV.
Trượt ván
Trượt ván, một môn thể thao mang đậm tính đường phố và biểu diễn có lần đầu xuất hiện ở một kỳ Olympic. Đây cũng là nội dung có sự xuất hiện của Sky Brown, VĐV trẻ tuổi nhất lịch sử của đoàn thể thao Vương quốc Anh với 13 tuổi và 23 ngày.
Môn Trượt ván sẽ có hai nội dung thi đấu gồm công viên (park) và đường phố (street). Ở nội dung street có phần khá dễ hiểu và quen thuộc với những người từng được xem trượt ván đường phố khi các VĐV được phép thoải mái phô diễn kỹ thuật trên mọi địa hình có thể.
Trong khi đó, nội dung park sẽ giới hạn trong một đường trượt băng có độ nghiêng cong dốc cho phép VĐV có thể đạt được độ cao ấn tượng trên không.
Cả hai nội dung này đều thi đấu vòng sơ loại và chung kết với 40 VĐV nam và 40 VĐV nữ tham dự. Mỗi VĐV sẽ có 3 lần trượt và mỗi lần kéo dài 45 giây. Điểm số sau đó được ban giám khảo chấm dựa trên độ khó và tính độc đáo của mỗi bài thi.
Lướt sóng
Những người đam mê lướt ván sẽ có dịp được chứng kiến môn thể thao yêu thích của mùa hè lần đầu xuất hiện ở một kỳ Olympic tại Thánh địa môn lướt sóng - bãi biển Shidashita.
Tổng cộng có khoảng 40 VĐV gồm 20 nam và 20 nữ tham gia tranh tài, chia thành nhiều vòng cuối cùng là trận chung kết tranh HCV và HCĐ.
Mỗi vòng sẽ có 4 VĐV thi đấu cùng một lúc, với mỗi lượt kéo dài từ 20 đến 25 phút tùy thuộc vào chất lượng của sóng. Trong thời gian đó, mỗi người lướt sẽ chỉ được sử dụng một con sóng. BGK sau đó sẽ đánh giá chấm điểm VĐV về độ khó của các thao tác họ thực hiện, trong đó việc thực hiện thành thạo trên các sóng lớn sẽ mang lại điểm số cao nhất.
Đối với mỗi con sóng, điểm số cao nhất và thấp nhất bị loại bỏ. Điểm của VĐV sẽ được tính điểm trung bình dựa trên ba điểm số còn lại. Sau đó, hai con sóng đạt điểm cao nhất của một vận động viên lướt sóng được cộng lại để cho ra điểm tổng. Số điểm hoàn hảo là 10 điểm cho mỗi con sóng. Hai người dẫn đầu mỗi bảng sẽ lọt vào vòng tiếp theo.
Từ khóa » Các Môn Võ Thi đấu Olympic
-
Lịch Thi đấu Các Môn Võ Tại Olympic Tokyo
-
Tiêu Chí Nào để Một Môn Võ Thuật đối Kháng Xuất Hiện Tại Olympic
-
Các Môn Thể Thao Olympic Tokyo 2020 Trong Tiếng Anh
-
Vì Sao Olympic Không Có Các Môn Thế Mạnh Của Việt Nam?
-
Các Môn Thể Thao Olympic Là Gì?
-
Môn Thể Thao Olympic – Wikipedia Tiếng Việt
-
Karate Việt Nam Không Còn Cơ Hội Dự Olympic Paris 2024
-
Những Môn Thể Thao Mới Mẻ Tại Olympic Tokyo 2020 - Báo Dân Tộc
-
SEA Games 31: 'Cơn Mưa Vàng' Từ Các Môn Võ - Thể Thao & Văn Hóa
-
Cuộc đua Olympic Trong Lòng SEA Games - Tuổi Trẻ Online
-
Top 10 Môn Võ Phổ Biến Trên Thế Giới
-
Danh Sách Các Môn Thể Thao Việt Nam Tham Dự Olympic 2021
-
Vừa Ra Mắt, Karate Lại Bị Khai Tử Sau Olympic Tokyo - Tiền Phong