Môn Thể Thao Olympic – Wikipedia Tiếng Việt

Thế vận hội
Vòng tròn Olympic
Chủ đề chính
  • Bảng huy chương
  • Bê bối và tranh cãi
  • Biểu tượng
  • Địa điểm thi đấu
  • Huy chương
  • Huy chương Pierre de Coubertin
  • Hiến chương
  • IOC
  • Liên đoàn quốc tế
  • Môn thể thao
  • Nghi lễ
  • NOC
  • Rước đuốc
  • Tẩy chay
  • Thành phố chủ nhà
  • Vận động đăng cai
  • VĐV giành huy chương
Đại hội
  • Mùa hè
  • Mùa đông
  • Trẻ
  • Châu Phi
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Thái Bình Dương
  • Châu Mỹ
  • Cổ đại
  • Xen kẽ
  • x
  • t
  • s
Môn bắn cung tại Thế vận hội Mùa hè 2004 Athens. Bị đưa ra chương trình thi đấu của Olympic sau kỳ đại hội Antwerp 1920, được đưa lại năm 1972.

Môn thể thao Olympic là các môn thể thao được thi đấu tại Thế vận hội Mùa hè và Mùa đông. Thế vận hội Mùa hè 2016 gồm 28 môn thi đấu tăng hai môn so với năm 2012. Thế vận hội Mùa đông 2014 có bảy môn thi đấu.[1] Số lượng môn và nội dung thi đấu có thể khác nhau ở mỗi kỳ Thế vận hội. Mỗi môn Olympic được đại diện bởi một cơ quan điều hành quốc tế, là thành viên của Liên đoàn Quốc tế (IF).[2] Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) thiết lập hệ thống các môn thi đấu, phân môn và số nội dung thi đấu.[2] Theo đó, các môn thể thao Olympic có thể được chia làm nhiều phân môn, những môn thường được cho là môn thể thao riêng biệt. Ví dụ nhảy cầu và bóng nước (phân môn của thể thao dưới nước, được đại diện bởi Liên đoàn bơi quốc tế),[3] hay trượt băng nghệ thuật và trượt băng tốc độ (phân môn của trượt băng, đại diện bởi Liên đoàn Trượt băng Quốc tế).[4] Các phân môn lại có thể chia ra thành các nội dung thi đấu nơi các bộ huy chương được trao.[2] Một môn hoặc phân môn nằm trong chương trình thi đấu của Olympic program nếu IOC xác định rằng nó được tập luyện rộng rãi trên khắp thế giới, số các quốc gia tham gia tranh tài môn thể thao một cách thường xuyên.

Các kỳ Thế vận hội trước có những môn mà nay không còn xuất hiện nữa như polo và kéo co.[5] Những môn thể thao này được gọi là "những môn bị tạm ngừng", sau đó bị loại bỏ do thiếu sự quan tâm hoặc không có cơ quan điều hành thích hợp.[2] Bắn cung và quần vợt và những ví dụ của những môn từng được thi đấu tại Thế vận hội nhưng sau đó bị loại bởi IOC, rồi sau đó thành công trong việc trở lại trong chương trình thi đấu của Olympic (lần lượt vào các năm 1972 và 1988). Những môn thể thao biểu diễn thường được diễn ra trong các kỳ Thế vận hội, thường nhằm giới thiệu một môn thể thao địa phương của nước chủ nhà hoặc để đánh giá sự quan tâm và ủng hộ dành cho môn thể thao đó.[6] Một vài môn khác như bóng chày và bi đá trên băng, từng được đưa vào chương trình thi đấu chính thức của Thế vận hội (lần lượt vào các năm 1992 và 1998). Tuy nhiên bóng chày bị tạm ngừng từ sau Thế vận hội Mùa hè 2008.

Định nghĩa môn thể thao Olympic

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự thay đổi các môn

[sửa | sửa mã nguồn]

Thay đổi từ năm 2000

[sửa | sửa mã nguồn]

Thế vận hội Mùa hè

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại kỳ Thế vận hội đầu tiên, chín môn được tổ chức thi đấu.[7] Kể từ sau đó số lượng các môn thi đấu tại Thế vận hội Mùa hè đã được tăng lên 28 trong giai đoạn 2000-2008. Tuy nhiên tại Thế vận hội Mùa hè 2012 số môn giảm xuống còn 26 sau quyết định của IOC năm 2005 loại bỏ bóng chày và bóng mềm ra khỏi chương trình thi đấu tại Olympic. Những môn này có thể tiếp tục trở thành môn thể thao Olympic nếu có khả năng trở lại chương trình thi đấu của Olympic.[8] Tại Kỳ họp thứ 121 của IOC tại Copenhagen ngày 9 tháng 10 năm 2009, IOC đã bỏ phiếu cho golf và bóng bầu dục vào chương trình thi đấu Olympic, điều đó có nghĩa những môn này sẽ được thi đấu và 2016 sẽ lại một lần nữa có 28 môn.[9]

Để một môn hoặc phân môn được cân nhắc trở thành môn thể thao của Thế vận hội Mùa hè nó phải được thi đấu rộng rãi ở ít nhất 75 quốc gia và trải dài trên 4 lục địa.

Các môn mùa hè hiện tại và bị tạm ngừng

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là các môn (hoặc các phân môn) đang và đã bị tạm ngừng trong chương trình thi đấu chính thức của Thế vận hội Mùa hè và được liệt kê theo thứ tự tên được sử dụng bởi IOC. Những môn bị tạm ngừng là từng được thi đấu chính thức tại các kỳ Thế vận hội Mùa hè trước nhưng nay không còn. Các số liệu ở từng cột chỉ số nội dung thi đấu của mỗi môn tại kỳ Thế vận hội tương ứng; (•) chỉ các môn thể thao biểu diễn.

Bảy trong số 28 môn thể thao có các phân môn. Các phân môn của cùng một môn sẽ được hiển thị cùng một màu:

     Thể thao dưới nước –      Canoeing/Kayaking –      Xe đạp –      Thể dục dụng cụ –      Bóng chuyền –      Cưỡi ngựa –      Vật

Môn (Phân môn) Cơ quan 96 00 04 06 08 12 20 24 28 32 36 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 96 00 04 08 12 16
 
Các môn mùa hè hiện tại
 
Nhảy cầu FINA 2 1 2 4 5 5 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 8 8 8 8 8
Bơi 4 7 9 4 6 9 10 11 11 11 11 11 11 13 15 18 29 29 26 26 29 31 31 32 32 32 34 34 34
Bơi nghệ thuật 2 2 2 1 2 2 2 2 2
Bóng nước 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2
 
Canoe/kayak (nước rút) ICF 9 9 9 9 7 7 7 7 11 11 12 12 12 12 12 12 12 12 12
Canoe/kayak (vượt chướng ngại vật) 4 4 4 4 4 4 4 4
 
BMX UCI 2 2 2
Xe đạp leo núi 2 2 2 2 2 2
Xe đạp đường trường 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3 3 3 4 4 4 4 4 4
Xe đạp lòng chảo 5 2 7 5 7 4 4 4 4 4 4 4 4 4 5 5 5 4 4 5 6 7 8 12 12 10 10 10
 
Nghệ thuật FIG 8 1 11 4 2 4 4 9 8 11 9 9 15 15 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14
Nhịp điệu 1 1 1 2 2 2 2 2 2
Nhảy đệm lò xo / Nhào lộn 2 2 2 2 2
 
Bóng chuyền (bãi biển) FIVB 2 2 2 2 2 2
Bóng chuyền (trong nhà) 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2
 
Cưỡi ngựa / Biểu diễn FEI 1 1 1 2 2 2 2 2 2 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2
Cưỡi ngựa / Mã thuật tổng hợp 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2
Cưỡi ngựa / Nhảy ngựa 3 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2
 
Tự do UWW 7 5 5 7 7 7 7 8 8 8 8 8 8 10 10 10 10 10 10 10 8 11 11 11 12
Cổ điển 1 4 4 5 5 6 6 7 7 8 8 8 8 8 8 10 10 10 10 10 10 10 8 7 7 7 6
 
Bắn cung WA 6 6 3 10 2 2 2 2 4 4 4 4 4 4 4 4
Điền kinh IAAF 12 23 25 21 26 30 29 27 27 29 29 33 33 33 34 36 36 38 37 38 41 42 43 44 46 46 47 47 47
Cầu lông BWF 4 5 5 5 5 5 5
Bóng rổ FIBA 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2
Quyền Anh AIBA 7 5 8 8 8 8 8 8 10 10 10 10 11 11 11 11 12 12 12 12 12 11 11 13 13
Đấu kiếm FIE 3 7 5 8 4 5 6 7 7 7 7 7 7 7 8 8 8 8 8 8 8 8 8 10 10 10 10 10 10
Khúc côn cầu trên cỏ FIH 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2
Bóng đá FIFA 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2
Golf IGF 2 2 2
Bóng ném IHF 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2
Judo IJF 4 6 6 8 8 7 14 14 14 14 14 14 14
Năm môn phối hợp hiện đại UIPM 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 1 2 2 2 2 2
Chèo thuyền FISA 4 5 6 4 4 5 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14
Bóng bầu dục bảy người WR 2
Thuyền buồm ISAF 7 4 4 14 3 3 4 4 5 5 5 5 5 5 6 6 6 7 8 10 10 11 11 11 10 10
Bắn súng ISSF 5 9 16 15 18 21 10 2 3 4 7 7 6 6 7 8 7 7 11 13 13 15 17 17 15 15 15
Bóng bàn ITTF 4 4 4 4 4 4 4 4
Taekwondo WTF 8 8 8 8 8
Quần vợt ITF 2 4 2 4 6 8 5 5 4 4 4 4 4 4 5 5
Ba môn phối hợp ITU 2 2 2 2 2
Cử tạ IWF 2 2 2 5 5 5 5 5 6 7 7 7 7 7 9 9 10 10 10 10 10 15 15 15 15 15
 
Các môn mùa hè bị tạm ngừng
 
Cưỡi ngựa / Nhảy ngựa FEI 2
 
Bóng bầu dục WR 1 1 1 1
 
Bóng chày IBAF 1 1 1 1 1
Pelota Basque FIPV 1
Cricket ICC 1
Croquet/Bóng vồ WCF 3
Bóng vợt FIL 1 1
Jeu de paume 1
Polo FIP 1 1 1 1 1
Quần vợt sân tường 2
Roque 1
Bóng mềm ISF 1 1 1 1
Kéo co TWIF 1 1 1 1 1 1
Thể thao mô tô nước 3
 
Trượt băng nghệ thuật ISU 4 3 Chuyển sang thi đấu tại Thế vận hội Mùa đông
Khúc côn cầu trên băng IIHF 1
 
Tổng số nội dung 43 85 94 78 110 102 156 126 109 117 129 136 149 151 150 163 172 195 198 203 221 237 257 271 300 301 302 302 306
Môn (Phân môn) Cơ quan 96 00 04 06 08 12 20 24 28 32 36 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 96 00 04 08 12 16

Môn thể thao mùa hè biểu diễn

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là những môn hoặc phân môn được biểu diễn tại các kỳ Thế vận hội Mùa hè nhưng chưa từng được đưa vào chương trình thi đấu chính thức:

  • Bóng bầu dục Mỹ (1932)
  • Bóng đá kiểu Úc (1956)
  • Khinh khí cầu (1900)
  • Bowling (1988)
  • Boules (1900)
  • Budō (1964)
  • Bóng chày Phần Lan (1952)
  • Glima (1912)
  • Bay lượn (1936)
  • Kaatsen (1928)
  • Korfball (1920 và 1928)
  • La canne (1924)
  • Surf lifesaving (1900)
  • Longue paume (1900)
  • Motorsport (1900)
  • Khúc côn cầu patin (1992)
  • Quyền Pháp (1924)
  • Thể dục (Ling) Thụy Điển (1948)
  • Tập tạ (1904)
  • Lướt ván nước (1972)

Bay lượn được đưa từ môn biểu diễn thành môn thể thao Olympic chính thức năm 1936 cho Thế vận hội Mùa hè 1940, nhưng Thế vận hội bị hủy do Thế chiến II.[10][11]

Phân loại môn thể thao Olympic cho doanh thu

[sửa | sửa mã nguồn]

Các môn thể thao Olympic mùa hè được chia vào các loại dựa vào độ phổ biến được đo bằng: số lượng theo dõi trên truyền hình (40%), độ phổ biến trên internet (20%), khảo sát công cộng (15%), lượng yêu cầu vé (10%), phạm vi truyền thông (10%), và số liên đoàn quốc gia (5%). Việc phân loại này sẽ quyết định doanh thu mà Liên đoàn quốc tế của môn thể thao đó nhận được từ doanh thu của Thế vận hội.[12][13]

Phân loại hiện tại được liệt kê dưới đây. Loại A chỉ những môn thể thao phổ biến nhất; loại E chỉ các môn thể thao ít phổ biến nhất hoặc môn mới được thêm vào Olympic (golf và bóng bầu dục).

Loại Môn cá nhân Môn đồng đội
A điền kinh, thể thao dưới nước, thể dục dụng cụ ——
B xe đạp, quần vợt bóng rổ, bóng đá, bóng chuyền
C bắn cung, cầu lông, quyền Anh, judo, chèo thuyền bắn súng, bóng bàn, cử tạ ——
D canoe/kayaking, cưỡi ngựa, đấu kiếm, thuyền buồm, taekwondo, ba môn phối hợp, vật bóng ném, khúc côn cầu trên băng
E năm môn phối hợp hiện đại, golf bóng bầu dục

Thế vận hội Mùa đông

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước 1924, khi Thế vận hội Mùa đông đầu tiên được tổ chức, các môn thể thao trên băng, như trượt băng nghệ thuật và khúc côn cầu trên băng, được diễn ra tại Thế vận hội Mùa hè.[14] Hai môn này lần đầu xuất hiện lần lượt các năm 1908 và Thế vận hội Mùa hè 1920, nhưng được vĩnh viễn đưa vào chương trình thi đấu của Thế vận hội Mùa đông lần đầu tiên. Tuần lễ Thể thao mùa đông quốc tế, sau này được đặt tên là Thế vận hội Mùa đông lần thứ I và được công nhận bởi IOC, có chín môn thi đấu. Số môn thi đấu tại Thế vận hội Mùa đông kể từ đó được giảm xuống còn bảy, với 15 phân môn.[15]

Một môn hoặc phân môn phải được thi đấu rộng rãi ở ít nhất 25 quốc gia ở ba châu lục mới được xem xét vào chương trình thi đấu Thế vận hội Mùa đông.[2]

Các môn mùa đông hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là các môn (hoặc các phân môn) đang trong chương trình thi đấu chính thức của Thế vận hội Mùa đông và được liệt kê theo thứ tự tên được sử dụng bởi IOC. Các số liệu ở từng cột chỉ số nội dung thi đấu của mỗi môn tại kỳ Thế vận hội tương ứng (cột đỏ chỉ những lần môn đó được tổ chức tại Thế vận hội mùa hè); (•) chỉ các môn thể thao biểu diễn. Trong một vài trường hợp, cả nội dung chính thức được trao huy chương và nội dung biểu diễn của cùng một môn trong cùng một kỳ Thế vận hội.

Ba trong bảy môn có các phân môn. Các phân môn của cùng một môn sẽ được hiển thị cùng một màu:

     Trượt băng –      Trượt tuyết –      Xe trượt băng

Môn (Phân môn) Cơ quan 08 20 24 28 32 36 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92 94 98 02 06 10 14 18
 
Trượt băng nghệ thuật ISU 4 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 5 5
Trượt băng tốc độ   5 4 4 4 4 4 4 8 8 8 8 9 9 9 10 10 10 10 10 12 12 12 14
Trượt băng tốc độ cự ly ngắn   4 6 6 8 8 8 8 8
 
Khúc côn cầu trên băng IIHF   1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2
Bi đá trên băng WCF   1 2 2 2 2 2 3
 
Trượt tuyết băng đồng FIS   2 2 2 3 3 4 6 6 7 7 7 7 7 8 8 10 10 10 12 12 12 12 12
Trượt tuyết đổ đèo   2 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 10 10 10 11
Trượt tuyết nhảy xa   1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3 3 4 4
Hai môn phối hợp Bắc Âu   1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 3
Trượt tuyết tự do   2 4 4 4 4 6 10 10
Trượt ván trên tuyết   4 4 6 6 10 10
 
Hai môn phối hợp IBU   1 •1 •1 •1 1 1 2 2 2 3 3 3 6 6 6 8 10 10 11 11
Trượt băng nằm ngửa FIL   3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4
 
Xe trượt lòng máng FIBT   1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3
Trượt băng nằm sấp   1 1 2 2 2 2 2
 
Tổng số nội dung 16 14 14 17 22 22 24 27 34 35 35 37 38 39 46 57 61 68 78 84 86 98 102

1 tuần tra quân sự, xem bên dưới.

Các môn mùa đông biểu diễn

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là những môn hoặc phân mộn được biểu diễn tại các kỳ Thế vận hội Mùa đông nhưng chưa từng được đưa vào chương trình thi đấu chính thức:

  • Bandy (1952)
  • Trượt tuyết dành cho người khuyết tật (1984 và 1988)
  • Ice stock sport (1936, 1964)
  • Tuần tra quân sự (1928, 1936 và 1948)
  • Trượt tuyết múa ba lê (acroski) (1988 và 1992)
  • Trượt tuyết ngựa kéo (1928)
  • Đua chó kéo xe (1932)
  • Trượt tuyết tốc độ (1992)
  • Năm môn phối hợp mùa đông (1948)

Tuần tra quân sự là một nội dung trượt tuyết chính thức năm 1924 nhưng hiện IOC coi nó là nội dung thuộc môn hai môn phối hợp tại những Thế vận hội, và không phải là một môn thể thao riêng. Ski ballet, tương tự, chỉ đơn giản là nội dung biểu diễn của môn trượt tuyết tự do. Những môn thể thao khuyết tật hiện nằm trong Thế vận hội Mùa đông dành cho người khuyết tật.

Các liên đoàn quốc tế được công nhận

[sửa | sửa mã nguồn]
Kéo co từng được tổ chức tại Thế vận hội Mùa hè 1904. Nó sau đó được loại bỏ ra khỏi chương trình thi đấu Olympic nhưng vẫn là một môn thể thao được công nhận.

Có nhiều môn không được công nhận là môn thể thao Olympic mặc dù học có các cơ quan điều hành được công nhận bởi IOC.[16] Những môn thể thao như vậy, nếu đủ điều kiện theo các điều trong Hiến chương Olympic, có thể được đưa vào chương trình thi đấu của Thế vận hội trong tương lai, thông qua đề xuất của Ban kế hoạch thi đấu Olympic IOC, theo quyết định của Ban chấp hành IOC và được bỏ phiếu thông qua tại Kỳ họp IOC. Khi các môn biểu diễn Olympic được cho phép, một môn thường được xuất hiện như vậy trước khi được chính thức thừa nhận.[6] Một Liên đoàn thể thao quốc tế (IF) sẽ phải chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các hoạt động của môn đó theo đúng Hiến chương Olympic. Khi một môn có IF được thừa nhận sẽ trở thành liên đoàn thể thao Olympic chính thức và cùng với các IF Olympic khác nằm trong Hiệp hội các Liên đoàn Thế vận hội Mùa hè quốc tế (ASOIF, dành cho các môn thể thao mùa hè tranh tài tại Thế vận hội), Hiệp hội các Liên đoàn thể thao Thế vận hội Mùa đông quốc tế (AIOWS, dành cho các môn thể thao mùa đông tranh tài tại Thế vận hội) hoặc Hiệp hội các Liên đoàn thể thao quốc tế được IOC thừa nhận (ARISF, dành cho các môn thể thao chưa được thi đấu tại Thế vận hội).[1] Một số môn được thừa nhận nằm trong chương trình thi đấu của World Games, một sự kiện đa môn thể thao được tổ chức bởi Hiệp hội World Games quốc tế, một tổ chức hoạt động dưới sự bảo trợ của IOC. Kể từ khi World Games bắt đầu năm 1981, một số môn, bao gồm cầu lông, taekwondo và ba môn phối hợp sau đó đều được đưa vào chương trình thi đấu của Olumpic.

Các cơ quan điều hành thể thao dưới đây mặc dù chưa được tranh tài tại Thế vận hội nhưng đã được thừa nhận bởi IOC:[17]

  • Thể thao trên không1,3
  • Bóng bầu dục Mỹ[18]
  • Đua ô tô3
  • Bandy
  • Bóng chày và Bóng mềm1,2,4
  • Bi-a1
  • Boules1
  • Bowling1
  • Bridge
  • Cờ vua
  • Cricket2
  • Khiêu vũ thể thao1
  • Floorball
  • Karate1
  • Korfball1
  • Cứu sinh1
  • Đua mô tô3
  • Leo núi và Climbing1
  • Bóng lưới
  • Chạy định hướng (orienteering)1
  • Pelota Vasca
  • Polo2
  • Powerboating3
  • Racquetball1
  • Thể thao patin1
  • Ski Mountaineering
  • Sport climbing
  • Bóng quần1
  • Sumo1
  • Lướt sóng
  • Kéo co1,2
  • Thể thao dưới mặt nước1
  • Ultimate1 [19]
  • Water ski3
  • Wushu

1 Môn thể thao chính thức tại World Games 2 Môn tạm ngưng tại Olympic 3 Không đủ điều kiện bởi Hiến chương Olympic cấm các môn có động cơ 4 Cơ quan quản lý của bóng rổ và bóng mềm được sáp nhập vào một liên đoàn quốc tế duy nhất năm 2013.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Olympic Sports”. International Olympic Committee. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2010.
  2. ^ a b c d e “Olympic Sports, Disciplines & Events”. HickokSports.com. ngày 4 tháng 2 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2007.
  3. ^ “Aquatics”. Sports. International Olympic Committee. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2007.
  4. ^ “Skating”. Sports. International Olympic Committee. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2007.
  5. ^ “Olympic sports of the past”. Sports. International Olympic Committee. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2007.
  6. ^ a b “Demonstration Sports at the Olympic Games”. Top End Sports. ngày 26 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2007.
  7. ^ “Athens 1896”. Olympic Games. International Olympic Committee. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2010.
  8. ^ “They'rrre out! Olympics drop baseball, softball”. NBC Sports. Associated Press. ngày 9 tháng 7 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2008. Rogge has basically conspired against the sports to get them removed
  9. ^ Klein, Jeff Z. (ngày 14 tháng 8 năm 2009). “IOC Decision Draws Cheers and Complaints From Athletes”. New York Times.
  10. ^ Welch, Ann (1980). The Story of Gliding 2nd edition. John Murray. ISBN 0-7195-3659-6.
  11. ^ “DFS-Olympia-Meise”. Deutsches Museum. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2008.
  12. ^ “Athletics to share limelight as one of top Olympic sports”. The Queensland Times. ngày 31 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2013.
  13. ^ “Winners Include Gymnastics, Swimming - and Wrestling - as IOC Announces New Funding Distribution Groupings”. The Association of Summer Olympic International Federations. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2013.
  14. ^ “A History of Winter Olympic Games: Celebration and Contrariety”. WorldWeb Travel Guide. 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2008.
  15. ^ “Charmonix 1924”. Olympic Games. International Olympic Committee. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2010.
  16. ^ The following organizations are currently members of the ARISF.
  17. ^ “International Sports Federations (IFs)”. Olympic.org. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2014.
  18. ^ “IFAF Earns Recognition by the International Olympic Committee”. IFAF.org. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2014.
  19. ^ {{cite web|url=http://www.gethorizontal.be/news/ultimate-wfdf-receive-recognition-by-ioc/ |title=Get Horizontal | Ultimate & WFDF Receive Recognition By IOC !!!! |publisher=Gethorizontal.be |date = ngày 24 tháng 1 năm 2013 |access-date = ngày 9 tháng 2 năm 2014}}

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Môn thể thao Olympic.
  • Olympic Official Reports Lưu trữ 2007-06-12 tại Wayback Machine
  • International Olympic Committee - Sports
  • IOC Olympic Programme Commission
  • International Sports Federations
  • x
  • t
  • s
Môn thể thao tại Thế vận hội
Mùa hè
  • Bắn cung
  • Điền kinh
  • Cầu lông
  • Bóng rổ
  • Quyền Anh
  • Canoeing
  • Xe đạp
  • Nhảy cầu
  • Cưỡi ngựa
  • Đấu kiếm
  • Khúc côn cầu trên cỏ
  • Bóng đá
  • Golf
  • Thể dục dụng cụ
  • Bóng ném
  • Judo
  • Năm môn phối hợp hiện đại
  • Chèo thuyền
  • Bóng bầu dục bảy người
  • Thuyền buồm
  • Bắn súng
  • Bơi lội
  • Bơi nghệ thuật
  • Bóng bàn
  • Taekwondo
  • Quần vợt
  • Ba môn phối hợp
  • Bóng chuyền
    • Bóng chuyền bãi biển
  • Bóng nước
  • Cử tạ
  • Vật
Mùa đông
  • Trượt tuyết đổ đèo
  • Hai môn phối hợp
  • Xe trượt lòng máng
  • Trượt tuyết băng đồng
  • Bi đá trên băng
  • Trượt băng nghệ thuật
  • Trượt tuyết tự do
  • Khúc côn cầu trên băng
  • Trượt băng nằm ngửa
  • Hai môn phối hợp Bắc Âu
  • Trượt băng tốc độ cự ly ngắn
  • Trượt băng nằm sấp
  • Trượt tuyết nhảy xa
  • Trượt ván trên tuyết
  • Trượt băng tốc độ
Tương lai (2020)
  • Bóng chày
    • Bóng mềm
  • Karate
  • Trượt ván
  • Leo núi thể thao
  • Lướt sóng
Quá khứ
  • Pelota Basque
  • Cricket
  • Croquet
  • Jeu de paume
  • Lacrosse
  • Tuần tra quân sự
  • Polo
  • Rackets
  • Roque
  • Rugby union (15 người)
  • Kéo co
  • Đua xuồng máy
Biểu diễn
  • Bóng bầu dục Mỹ
  • Bóng đá kiểu Úc
  • Bandy
  • Bowling
  • Budo
  • Trượt tuyết người khuyết tật
  • Lái tàu lượn
  • Glima
  • Ice stock sport
  • Korfball
  • La canne
  • Pesäpallo
  • Khúc côn cầu patin
  • Savate
  • Skijoring
  • Đua xe chó kéo
  • Trượt tuyết tốc độ
  • Trượt nước
  • Năm môn phối hợp mùa đông
Không chính thức
  • Câu cá
  • Các cuộc thi nghệ thuật
  • Khinh khí cầu
  • Boules
  • Bắn súng thần công
  • Polo xe đạp
  • Cứu hỏa
  • Bóng đá Gaelic
  • Hurling
  • Kaatsen
  • Thả diều
  • Cứu nạn
  • Longue paume
  • Đua ô tô
  • Đua mô tô
  • Đua bồ câu
  • Wushu
Xem thêm: Môn thể thao Paralympic
  • x
  • t
  • s
Môn thể thao Thế vận hội Mùa hè
Nội dung thi đấutruyền thống
  • Dưới nước
    • Bơi
    • Bơi nghệ thuật
    • Nhảy cầu
    • Bơi Marathon
    • Bóng nước
  • Bắn cung
  • Điền kinh
  • Cầu lông
  • Bóng rổ
    • 3x3
    • 5x5
  • Quyền Anh
  • Chèo xuồng canoe
    • Dích dắc
    • Nước rút
  • Xe đạp
    • BMX
    • BMX tự do
    • Địa hình
    • Đường trường
    • Lòng chảo
  • Cưỡi ngựa
    • Biểu diễn
    • Toàn năng
    • Nhảy ngựa
  • Đấu kiếm
  • Khúc côn cầu trên cỏ
  • Bóng đá
  • Golf
  • Thể dục dụng cụ
    • Nghệ thuật
    • Nhịp điệu
    • Nhào lộn
  • Bóng ném
  • Judo
  • Năm môn phối hợp hiện đại
  • Chèo thuyền
  • Bóng bầu dục bảy người
  • Lướt thuyền buồm
  • Bắn súng
  • Bóng bàn
  • Taekwondo
  • Quần vợt
  • Ba môn phối hợp
  • Bóng chuyền
    • Bóng chuyền bãi biển
  • Cử tạ
  • Đấu vật
    • Tự do
    • Cổ điển
Nội dung thi đấubổ sung (từ 2020 trở đi)
  • Breakdance
  • Bóng chày
    • Bóng mềm
  • Karate
  • Trượt ván
  • Leo núi thể thao
  • Lướt sóng
  • Xem thêm: Môn thể thao Paralympic và Thế vận hội Mùa đông
  • x
  • t
  • s
Môn thể thao Thế vận hội Mùa đông
  • Bi đá trên băng
  • Hai môn phối hợp
  • Hai môn phối hợp Bắc Âu
  • Khúc côn cầu trên băng
  • Trượt băng
    • Trượt băng nằm ngửa
    • Trượt băng nằm sấp
    • Trượt băng nghệ thuật
    • Trượt băng tốc độ
    • Trượt băng tốc độ cự ly ngắn
  • Trượt tuyết
    • Trượt tuyết băng đồng
    • Trượt tuyết đổ đèo
    • Trượt tuyết nhảy xa
    • Trượt tuyết tự do
    • Trượt ván trên tuyết
  • Xe trượt lòng máng
  • Xem thêm: Môn thể thao Paralympic và Môn thể thao Thế vận hội Mùa hè
  • x
  • t
  • s
Thế vận hội
  • Nghi thức
  • Hiến chương
  • Quốc gia tham dự
    • Thế vận hội Mùa hè
    • Thế vận hội Mùa đông
  • Thành phố chủ nhà
    • Vận động đăng cai
    • Địa điểm thi đấu
  • IOC
    • NOC
    • Bảng mã quốc gia
  • Huy chương
    • Bảng tổng sắp huy chương
    • VĐV giành huy chương
    • Giấy chứng nhận
  • Tranh cãi và bê bối
    • Chủ nghĩa thực dân
    • Doping
  • Các môn thể thao
  • Biểu tượng
    • Lễ rước đuốc
    • Huy chương Pierre de Coubertin
  • Phụ nữ
  • Thiệt mạng trong Thế chiến I
Thế vận hộiMùa hè
  • Athens 1896
  • Paris 1900
  • St. Louis 1904
  • Luân Đôn 1908
  • Stockholm 1912
  • Berlin 1916
  • Antwerp 1920
  • Paris 1924
  • Amsterdam 1928
  • Los Angeles 1932
  • Berlin 1936
  • Tokyo 1940
  • Luân Đôn 1944
  • Luân Đôn 1948
  • Helsinki 1952
  • Melbourne 1956
  • Roma 1960
  • Tokyo 1964
  • Thành phố México 1968
  • München 1972
  • Montréal 1976
  • Moskva 1980
  • Los Angeles 1984
  • Seoul 1988
  • Barcelona 1992
  • Atlanta 1996
  • Sydney 2000
  • Athens 2004
  • Bắc Kinh 2008
  • Luân Đôn 2012
  • Rio de Janeiro 2016
  • Tokyo 2020§
  • Paris 2024
  • Los Angeles 2028
  • Brisbane 2032
Vòng tròn Olympic
Thế vận hộiMùa đông
  • Chamonix 1924
  • St. Moritz 1928
  • Lake Placid 1932
  • Garmisch-Partenkirchen 1936
  • Sapporo 1940
  • Cortina d'Ampezzo 1944
  • St. Moritz 1948
  • Oslo 1952
  • Cortina 1956
  • Squaw Valley 1960
  • Innsbruck 1964
  • Grenoble 1968
  • Sapporo 1972
  • Innsbruck 1976
  • Lake Placid 1980
  • Sarajevo 1984
  • Calgary 1988
  • Albertville 1992
  • Lillehammer 1994
  • Nagano 1998
  • Thành phố Salt Lake 2002
  • Torino 2006
  • Vancouver 2010
  • Sochi 2014
  • Pyeongchang 2018
  • Bắc Kinh 2022
  • Milano–Cortina 2026
  • TBD 2030
  • †:Bị huỷ bởi Thế chiến 1
  • ‡:Bị huỷ bởi Thế chiến 2
  • §:Hoãn đến năm 2021 do đại dịch COVID-19
  • Thế vận hội cổ đại
  • Thế vận hội xen kẽ
    • 1906
  • Thế vận hội dành cho người khuyết tật
  • Thế vận hội Trẻ
  • Cổng thông tin Thế vận hội
  • Thể loại Thể loại
  • Trang Commons Commons

Bản mẫu:Ủy ban Olympic quốc tế

Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • GND: 4172568-2
  • NDL: 00568931
  • NKC: ph123732

Từ khóa » Các Môn Võ Thi đấu Olympic