Cuộc Sống Ra Sao Sau đại Dịch COVID-19? - Tin Tổng Hợp - Bộ Y Tế
Có thể bạn quan tâm
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố bệnh do coronavirus 2019 (COVID-19) là đại dịch toàn cầu vào ngày 11/3/2020. Và rồi sẽ đến lúc, cơ quan y tế công cộng của Liên hợp quốc này sẽ thông báo rằng căn bệnh đã bước vào giai đoạn lưu hành. Tuy nhiên, điều đó chỉ diễn ra khi có đủ tin tưởng rằng COVID-19 ở thời điểm trở nên dễ dự đoán và dễ quản lý hơn.
Thật khó để tưởng tượng một thế giới hậu đại dịch sẽ như thế nào sau khi có hơn 373 triệu trường hợp mắc bệnh và 5,66 triệu người tử vong trong hai năm qua - theo dữ liệu từ Our World in Data.
Các chuyên gia chính sách và sức khỏe cộng đồng cảnh báo rằng cuộc chiến chống lại căn bệnh này sẽ tiếp tục kéo dài sau khi đại dịch chính thức kết thúc.
Con người tiếp tục đeo khẩu trang?
Khẩu trang giờ đây đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia như một biện pháp bảo vệ chống lại sự lây lan của virus trong không khí.
Nhưng liệu khẩu trang có còn được sử dụng trong những tháng và năm sau đại dịch?
Tiến sĩ Itzchak Levy, người đứng đầu Viện Bệnh Truyền nhiễm của Trung tâm Y tế Sheba (Mỹ) cho biết: "Tôi chắc chắn rằng 'sự bình thường' và sự gần gũi quan trọng đến mức con người vứt bỏ những chiếc khẩu trang và từ bỏ sự xa cách xã hội".
Tuy nhiên, tiến sĩ Levy dự đoán rằng việc đeo khẩu trang sẽ không hoàn toàn biến mất vì công chúng đã nâng cao mức độ nhận thức về sự nguy hiểm của các bệnh truyền nhiễm và đại dịch, vì vậy trong những tháng mùa đông, mọi người vẫn có thể đeo khẩu trang trong không gian kín.
Giáo sư Nadav Davidovitch, một nhà dịch tễ học và là người đứng đầu Đại học Ben-Gurion thuộc Trường Y tế Công cộng Negev, nhận định rằng khẩu trang vẫn có thể được sử dụng cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh đường hô hấp khi dịch bùng phát tại địa phương.
"Thẻ xanh" sẽ biến mất?
Trong bối cảnh sự lan rộng của biến thể Omicron rất dễ lây lan, Bộ Y tế Israel đang cân nhắc việc giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn các quy định về Thẻ xanh cho phép những người được tiêm chủng hoặc hồi phục sau COVID-19 được vào nhiều nơi công cộng.
Một câu hỏi được đặt ra rằng: Trong một thế giới hậu đại dịch, liệu Thẻ xanh và các biện pháp khác như kiểm tra PCR tại sân bay có còn cần thiết?
"Tôi không nghĩ rằng trong tương lai, Thẻ xanh là thứ sẽ được sử dụng" – giáo sư Davidovitch cho biết.
Tuy nhiên, Giáo sư Davidovitch nhấn mạnh rằng việc lưu trữ kỹ thuật số trạng thái tiêm chủng và các thông tin y tế khác trên thiết bị di động vẫn có thể được hiển thị trong một số tình huống nhất định, đặc biệt là khi đi du lịch và cần chăm sóc y tế khẩn cấp.
"Thật tuyệt khi mọi người được cập nhật trạng thái tiêm chủng trên điện thoại di động của họ. Mọi người có thể sử dụng các ứng dụng này để trình bày lịch sử tiêm chủng của mình" - giáo sư Davidovitch nói.
Sự hữu dụng của các biện pháp y tế công cộng khác?
Gần đây, Israel đã rút ngắn thời gian cách ly COVID-19 từ 7 xuống còn 5 ngày và chấm dứt cách ly đối với trẻ em tiếp xúc với người mang coronavirus, bất chấp những lo ngại về hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (PIMS).
Các chuyên gia đều cho rằng rằng trong thế giới hậu đại dịch, các kế hoạch cô lập và xét nghiệm sẽ không còn được sử dụng.
"Các bài kiểm tra PCR ở sân bay sẽ sớm biến mất" – Tiến sĩ Levy khẳng định.
Tìm kiếm các giải pháp mới
Đánh bại COVID-19 đồng nghĩa với việc loại bỏ căn bệnh này, điều mà nhiều chuyên gia cho rằng không thể đạt được vào thời điểm này.
Vì vậy, xã hội có thể làm gì để quản lý tốt hơn căn bệnh này trong giai đoạn lưu hành và ngăn chặn một đại dịch khác?
Theo giáo sư Davidovitch, xét nghiệm tại nhà nên được coi là một tính năng thường xuyên của các xã hội hậu đại dịch nhằm giúp ngăn ngừa sự lây truyền tại địa phương.
Theo ông Meir Rubin - Giám đốc điều hành của Diễn đàn Chính sách Kohelet có trụ sở tại Jerusalem (Israel), các xã hội đã thay đổi sau đại dịch và ông Rubin tin rằng con người đang ở trên đỉnh của một sự thay đổi lớn sau khi thoát khỏi đại dịch COVID-19.
Cụ thể, đại dịch coronavirus đã cho thấy nhu cầu về các hệ thống lọc không khí trong nhà tiên tiến, và điều này mang lại cơ hội lớn để làm sạch không khí mà con người hít thở.
"Chúng ta có cơ hội thay đổi để tốt hơn với nước sạch, thực phẩm và không khí. Không khí sạch là điều cần thiết. Làm sạch không khí mà chúng ta hít thở sẽ giúp chống lại các virus khác" – ông Rubin giải thích.
Nguồn: SKĐS
Từ khóa » Chúng Ta Hậu Covid
-
Suy Tư Cho Thời Hậu Corona Những Suy Tư Sau Này - Goethe-Institut
-
Di Chứng COVID Hoặc Hội Chứng Hậu COVID | CDC
-
Di Chứng Hậu Covid-19 Kéo Dài Bao Lâu? Cách Khắc Phục Ra Sao?
-
[PDF] Phục Hồi, Vươn Lên, Đổi Mới Tư Duy - UNICEF
-
Hậu COVID-19 Là Gì, Chữa Thế Nào?
-
Nỗi Lo Sợ “hậu COVID-19” | Drupal - Sở Y Tế
-
"Tôi Xấu Hổ Phải Nghỉ Làm 18 Tháng" Vì Chứng Covid Kéo Dài - BBC
-
Hội Chứng Hậu COVID-19 – Làm Gì để Vượt Qua?
-
Hậu COVID-19: Tái định Hình Doanh Nghiệp để Phát Triển Bền Vững
-
Chuỗi Chuyên đề “Những Vấn đề Liên Quan đến Covid-19”
-
Những Thói Quen Sống Của Chúng Ta đã Thay đổi Thế Nào? - Prudential
-
Các Xu Hướng định Hình Tương Lai Của Ngành Du Lịch Hậu COVID-19
-
Cơ Hội, Thách Thức đối Với Tăng Trưởng Xanh Trong Bối Cảnh Hậu ...
-
Hậu Đại Dịch COVID-? Chúng Ta Cần Biết Gì? - County Of Santa Clara