Suy Tư Cho Thời Hậu Corona Những Suy Tư Sau Này - Goethe-Institut

Truy cập nhanh:

Chuyển đến nội dung chính (Alt1) Chuyển đến mục định hướng chính (Alt2)

Sie befinden sich hier:

  1. Trang chủ
  2. Văn hoá
  3. Xã hội
  4. Những suy tư sau này
  5. Những suy tư sau này
Suy tư cho thời Hậu Corona Những suy tư sau này

Một con virus mở mắt cho ta thấy cuộc sống xã hội của chúng ta được kết mạng toàn cầu ra sao, đồng thời cũng mong manh nhường nào. Đại dịch này có ý nghĩa gì đối với mỗi người trong chúng ta, và đối với xã hội? Trí thức và nghệ sĩ toàn thế giới trả lời câu hỏi trên – trong khi soi xét ngày hôm nay và giai đoạn sau này.

Intellectuals and artists around the world on the social consequences of the pandemic© Kitty Kahane Tiago Sant’Ana© Tiago Sant’Ana

Salvador Tiago Sant’Ana, Nghệ sỹ

Khoản tài chính được phê chuẩn để bảo vệ những người nghèo nhất thì hạn chế. Các cuộc kêu gọi quyên góp và nguồn hỗ trợ xã hội sẽ không đủ, vì về trung hạn và cả dài hạn chúng tôi cần một chính sách xã hội có hiệu quả hơn và sâu sắc hơn. Một chính phủ cực hữu đang cầm quyền ở Brazil. Do dó chúng tôi tin là các khoản đầu tư sẽ không chảy đến lĩnh vực xã hội.

Kigali Assumpta Mugiranzea, Nhà xã hội học

Lần đầu tiên từ mấy thập kỷ nay xã hội Rwanda “cùng nhau“ đối đầu với một cuộc khủng hoảng mà trong đó tất cả các nhân tố đều đến từ bên ngoài. Sẽ phải phân tích chính xác hơn, liệu điều đó có làm thay đổi và thay đổi ra sao nhận thức về chính mình, nhận thức về nước mình, quan hệ với các láng giềng (26 năm sau cuộc diệt chủng giữa các láng giềng), quan hệ giữa công dân và quốc gia, giữa cá nhân và cấu trúc thể chế.

Petra Hůlová© Petra Hůlová

Praha Petra Hůlová, Autorin

Những gì đang xảy ra với tất cả chúng ta sẽ mở rộng biên giới trí tưởng tượng của chúng ta. Chúng ta vẫn luôn được nghe kể rằng chúng ta sống trong một hệ thống bất khả biến và cũng không có lựa chọn khác. Giờ thì ta thấy cuộc sống xã hội trong vòng vài ngày đã có thể bị biến đổi tận gốc ra sao.

Amar Kanwar© Amar Kanwar

New Delhi Amar Kanwar, nghệ sĩ và nhà làm phim

Khi mỗi khoảnh khắc hàm chứa khả năng có thể được sống hay bị chết, liệu có phải nhận thức mạnh mẽ hơn về mỗi khoảnh khắc cũng dẫn đến một ý thức mạnh mẽ hơn về sống hay chết?

Georgi Gospodinov© Phelia Baruh

Sofia Georgi Gospodinov, nhà văn

Các nghi thức của sự cận kề giữa chúng ta sẽ thay đổi ra sao? Chúng ta sẽ đụng chạm nhau, ôm nhau, xích lại gần nhau lần nữa ra sao? Một chặng đường dài đợi chúng ta, từng phân một, giữa các cơ thể của chính chúng ta.

A. L. Kennedy© Robin Niedojadlo

North Essex A. L. Kennedy, nhà văn

Ở Anh chúng tôi quan sát chính phủ của chúng tôi, xem họ đóng bộ đồ sang trọng và chẳng làm gì cả; chúng tôi nghe họ nói dối và đánh trống lảng, trong khi thực tế là chúng tôi cần nhiều hơn bao giờ hết. Thêm một lần nữa chúng tôi nhận thấy những khác biệt trầm trọng trong chính trường và nền y tế công giữa các khu vực khác nhau của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Và hằng ngày lại có những người chết mà thực ra không nhất thiết phải chết.

Paul Diamond© Markus Stein

Wellington Paul Diamond, nhà văn

Liệu người New Zealand sau một tháng buộc phải dừng tiêu thụ hàng hoá như không biết có ngày hôm sau, sẽ tiếp tục làm những việc mà họ đã làm trong khi không bận bịu mua sắm? Trong một diễn biến khác: sẽ có một khuôn khổ trật tự mới cho toàn bộ cơ sở cho nền kinh tế của chúng ta bắt buộc phải liên can tới đại dịch này.

Sampson Wong© Sampson Wong

Hongkong Sampson Wong, nghệ sỹ

Những người lãnh đạo trong bộ máy cai trị độc đoán của Trung Quốc đã đạt một sự phát triển quyền lực không sao cản nổi trong thập kỷ vừa qua, nay đối đầu với những thách thức toàn diện. Người dân toàn thế giới sẽ không quên chính quyền Trung Quốc đã góp phần quyết định ra sao vào nỗ lực che đậy và kiểm duyệt.

Detach© Daniel Peace

Athen Detach, Giám tuyển

Hình thức giải trí mà Covid-19 ép chúng ta phải sử dụng thông qua Zoom/ Skype/ Houseparty hay các diễn đàn video khác, phát triển thành kiểu selfie đa diện mới của chúng ta. Thành một con rồng mới nhiều đầu trong thời gian thực. Hãy kéo màn ra cho vở tác động đại chúng và tiêu dùng đại chúng thường thức chạy trên màn hình.

Dossym Satpayev© Dossym Satpayev

Almaty Dossym Satpayev, Chính trị học

Tình trạng khủng hoảng hiện tại là một điều mới mẻ bắt chúng tôi phải quan tâm, một công trình nghiên cứu tình huống có thực cho công tác quản trị khủng hoảng của chúng tôi – và cho tâm lý con người trong hoàn cảnh ngoại lệ, vì nhiều người phải rời không gian an toàn quen thuộc của mình. Ở Kazakhstan cuộc khủng hoảng corona đặt nhà nước và xã hội trước những thách thức mới; có thể coi nó như một chỉ số, báo cho ta biết nhiều vấn đề tồn tại nhưng không hiện ra bề mặt.

Ảnh chân dung của Génesis Alayón© Génesis Alayón

Caracas Génesis Alayón, Nghệ sĩ tạo hình

Tôi có thể so sánh chuyện đó với một vở kịch dài vô tận mà trong đó tất cả chúng tôi biểu diễn tâm trạng và thể trạng khoẻ khoắn của mình. Ngay từ khi tôi chưa ra đời tất cả đã tự diễn với nhau: “Mọi chuyện rồi sẽ qua đi“. Nhưng từ đó đến giờ nhiều diễn viên đã rời khỏi sân khấu, một số khác bị ép phải ra khỏi nhà hát. Đại dịch này đã làm cho sân khấu trở nên hoang mang.

Ảnh chân dung của Yudhanjaya Wijeratne; anh ngồi trong xe ô tô và tóc cắt ngắn và đeo kính© Yudhanjaya Wijeratne

Colombo Yudhanjaya Wijeratne, nhà văn

Nếu ngôn ngữ là phương tiện để diễn tả các khái niệm và quan hệ giữa chúng với nhau, thì virus corona đã trở thành khái niệm cho một tương lai mờ mịt mà ở đó kinh tế suy thoái tràn lan và những quyền tự do vốn được coi là tất yếu xưa nay mất hết sạch hiệu lực, trong một thế giới quay lưng lại với các quyền của cá nhân và quyền của tập thể chiếm vị trí tối thượng.

Nairobi Nanjira Sambuli, nhà khoa học chính trị

Cho đến nay nhiều vấn đề của nước chúng tôi - mà nguyên nhân thường hoàn toàn do chính sách và cách lãnh đạo - bị quét xuống dưới thảm. Giờ thì tấm thảm đó bị lật lên, và chúng tôi phải dọn chỗ rác rưởi nằm dưới đó đi. Đã đến lúc chính phủ đương nhiệm phải đáp ứng trách nhiệm của mình.

Dan Perjovschi tự chụp mình trong tấm kính phản chiếu, phía bân phải và bên trái sau tấm kính là hình ký họa đầu người với chữ ký từ địa phương và khắp thế giới. © Dan Perjovschi

Bucharest Dan Perjovschi, Họa sĩ

Tự do tư duy. Mất tự do dịch chuyển. Đó là một dạng tín hiệu cảnh báo sự suy giảm tốc độ và ngừng trệ. Chúng ta sẽ không và không bao giờ ngừng lại. Chỉ ngừng lại khi khi bắt buộc. Cách ly toàn cầu ư? Có ai trước đây nghĩ đến chuyện đó? Đóng biên giới nội bộ châu Âu? Cấm người dân châu Âu đi xuyên qua nước khác về nước mình? Trời ơi!

Chân dung  Georg Seeßlen: râu bạc, đeo kính, mũ màu nâu nhạt © Georg Seeßlen

Munich Georg Seeßlen, Nhà báo

Cuộc khủng hoảng không thể kéo dài mãi được, vì nếu thế nó không phải là khủng hoảng, mà là dấu chấm hết. Khủng hoảng là một sự gián đoạn, rồi ta sẽ thấy liệu nó có phải là một sự đứt gãy. Trong cuộc khủng hoảng có nhiều lực khác nhau được vận hành; khủng hoảng là một chu kỳ mà trong đó một mặt có vài khả năng hành động bị hạn chế hoặc thậm chí hoàn toàn bị ngăn chặn, nhưng mặt khác sẽ có một số khả năng được mở rộng.

Chân dung Urvashi Butalia; tóc dài, đen và bạc, mỉm cười vào ống kính© Urvashi Butalia

Delhi Urvashi Butalia, viết sách và chủ xuất bản

Trong khi tôi viết những dòng này, hàng trăm ngàn người làm công trong lĩnh vực phi chính thống chen nhau ra khỏi Delhi trên đường trở về làng xóm quê mình. Họ không có cơm ăn nước uống và trần trụi đối mặt với mọi nguy hiểm. Cấm ra khỏi nhà là một sự xa xỉ mà chỉ người giàu mới có được. Người nghèo đứng trước một con số 0 to tướng.

Chân dung Anne Weber trên nền xám; cô có mái tóc xoăn màu nâu và mặc áo len màu đen.© Anne Weber

Anne Weber Nhà văn và dịch giả, Paris

Tổng thống Pháp Macron nhắc đến chiến tranh, một cuộc chiến mà tôi chủ yếu lấy xà phòng và thuốc sát trùng làm vũ khí và cố thủ trong nhà. Ở đó một cuộc chiến khác chờ tôi: cuộc chiến chống lại chính mình và những nỗi sợ hãi của mình mà chẳng xà phòng hay thuốc sát trùng nào có tác dụng cả.

Eva Illouz Giáo sư xã hội học ở Jerusalem và Paris

Thế hệ chịu tác động của virus corona - lớp tuổi trẻ từng tận mắt chứng kiến và đích thân trải nghiệm như thế nào là sự sụp đổ tiềm năng của thế giới - sẽ biết là họ phải để mắt quan sát thế giới tốt hơn. Nếu họ không làm thế thì sẽ không còn lợi ích công hay tư nào nữa để mà bảo vệ.

Hình chân dung Oleg Nikiforov: tóc ngắn, gọng kính đen mắt vuông, hậu cảnh là nhà cửa © Oleg Nikiforov

Moscow Oleg Nikiforov, Xuất bản sách

Tôi đặt hy vọng vào sự đồng tâm mới giữa mọi người, bỏ qua mọi dị biệt ngôn ngữ “quá khứ“ giữa hàng trăm dân tộc, tẩy chay sự phân bạch hình thức giữa các chủng tộc, giai cấp, quốc gia và điều kiện lịch sử. Chẳng phải đối thủ của chúng ta, bây giờ có tên COVID-19, cũng không hề đếm xỉa đến các biên giới nói trên đó sao?

Michael Zichy Triết gia, Salzburg

Cuộc khủng hoảng Corona đã tạm làm ngừng trệ hệ thống kinh tế được kết nối toàn cầu và qua đó chỉ ra gót chân Achilles của nó. Corona đẩy các quốc gia vào các khoản nợ lớn và lùi trở về biên giới nhà nước dân tộc của họ, không chỉ thế, nó còn đẩy con người vào cảnh bất an, lo sợ sống còn, khiến họ chịu áp lực tâm lý cùng cực; nhưng cuộc khủng hoảng cũng chỉ rõ rằng các quốc gia và xã hội có thể phản ứng bằng hành động chung quyết liệt.

Portraitbild von Romila Thapar vor weißem Hintergrund; sie hat weiße Haare und trägt eine weinroten Rollkragenpullover© Romila Thapar

Romila Thapar Sử gia, New Delhi

Chẳng phải định hướng của toàn cầu hoá là nâng cao mức sống, xoá đói nghèo, bảo đảm chăm sóc y tế và giáo dục cho mọi người, bảo vệ quyền con người và công bằng xã hội sao? Nhưng cái gì đã xảy ra? Liệu trong tương lai chúng ta vẫn kiên định toàn cầu hoá? Các hy vọng của chúng ta mỗi ngày lại tan rã thêm thành tro bụi, và chúng ta chuẩn bị đối đầu với sự huỷ hoại thế giới.

Những suy tư sau này

Tổng quan về dự án - Mời bạn đọc các bài viết bằng tiếng Đức và tiếng Anh

Đầu trang

Từ khóa » Chúng Ta Hậu Covid