Cưỡng Chế Thi Hành án Dân Sự Là Gì? Các Biện Pháp Cưỡng Chế?

Cưỡng chế thi hành án dân sự là gì? Các biện pháp cưỡng chế? Khi có bản án, quyết định của Tòa án, nếu bên có nghĩa vụ phải thi hành án không chủ động thực hiện các nghĩa vụ về tài sản thì chi cục thi hành án được áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Tuy nhiên, về vấn đề này thực tiễn còn nhiều vướng mắc, khó khăn bởi vụ việc ngày một có xu hướng phức tạp và khó giải quyết tài sản thi hành án dẫn đến việc cưỡng chế không thành công.

Mục lục bài viết

  • 1. Cưỡng chế thi hành án dân sự là gì?
  • 2. Tư vấn quy định về cưỡng chế thi hành án dân sự
  • 3. Quy định về cách biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
    1. 3.1 - Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự có những đặc điểm sau:
  • 4. Tham khảo tình huống tư vấn về cưỡng chế thi hành án dân sự
    1. 4.1 - Hỏi về các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự

1. Cưỡng chế thi hành án dân sự là gì?

Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp thi hành án dân sự dùng quyền lực của nhà nước buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự của họ, do chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án.

2. Tư vấn quy định về cưỡng chế thi hành án dân sự

- Nhằm bảo vệ quyền lợi cho người được thi hành án khi người phải thi hành án trốn tránh nghĩa vụ, không tự nguyện bàn giao tài sản để thực thi nghĩa vụ, pháp luật đã quy định rất rõ ràng, cụ thể về các biện pháp cưỡng chế thi hành án. Nhưng thực tế cho thấy việc áp dụng các biện pháp này gặp không ít khó khăn.

- Khi xác minh điều kiện thi hành án nói chung và điều kiện cưỡng chế thi hành án dân sự nói riêng, nhiều trường hợp Chấp hành viên chưa chú trọng thực hiện đúng pháp luật về xác minh trong thi hành án dân sự làm cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự đúng pháp luật. Ngoài ra, ý thức chấp hành pháp luật của người phải Thi hành án còn hạn chế, phần lớn người phải thi hành tìm cách trốn tránh, chây ỳ, thậm chí chống đối quyết liệt việc Thi hành án, dẫn đến cơ quan Thi hành án dân sự phải áp dụng biện pháp cưỡng chế.

- Nếu bạn còn vướng mắc về các quy định của pháp luật liên quan đến việc thi hành án mà chưa tìm được cách giải quyết hoặc chưa tìm được các căn cứ pháp luật, bạn có thể gửi câu hỏi tư vấn để được đội ngũ Luật sư, Chuyên viên của Luật Minh Gia giải đáp cụ thể.

3. Quy định về cách biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự

Cưỡng chế được hiểu là dùng quyền lực nhà nước bắt buộc cá nhân, tổ chức phải thực hiện những việc tái với ý muốn của họ.

- Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thể hiện quyền năng đặc biệt của Nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh Nhà nước.

Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự phải do cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Ở nước ta, thẩm quyền tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự thuộc về cơ quan thi hành án dân sự của Nhà nước.

Thứ hai, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án nhằm buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của Tòa án.

Thứ ba, đối tượng của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là tài sản hoặc hành vi của người phải thi hành án.

Thứ tư, khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, người bị áp dụng ngoài việc phải thực hiện các nghĩa vụ trong bản án, quyết định do tòa án tuyên, họ còn phải chịu mọi chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự.

Thứ năm, các biện pháp cưỡng chế được chấp hành viên quyết định áp dụng không những có hiệu lực đối với người phải thi hành án dấn sự mà còn có hiệu lực đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

---

4. Tham khảo tình huống tư vấn về cưỡng chế thi hành án dân sự

- Hỏi về các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự

Câu hỏi:

Chào luật sư! Nhờ luật sư tư vấn về các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự như sau: Mẹ em ở quê có tham gia chơi hụi với người bác họ bà con. Trong quá trình chơi hụi, do những lúc kẹt tiền không đóng kịp, người bác họ tức chủ hụi sẽ đóng trước nhưng sẽ ăn lời. Do thời gian đó mẹ em chơi nhiều và không kịp đóng hụi nên số tiền cứ ngày một tăng đều lên. chủ hụi cứ dùng lời lẽ dụ ngọt lẫn đe dọa để ép mẹ em phải tham gia các kỳ hụi tiếp, liên tục và đều hốt đầu, rồi khi hốt thì sẽ trừ tiền lời.

Do đó trong các lần hốt hụi, số tiền mẹ em nhận được rất ít, gần như không có gì mà bị trừ vô tiền lời trước đó. Theo thời gian, gia đình em gặp khó khăn mẹ em không thể tiếp tục chi trả cho chủ hụi, nên xin trả góp hàng tháng 2 triệu đến hết nợ. Nhưng chủ hụi không đồng ý, đe dọa và đem "xã hội đen" đến tính tiền hụi với nhà em. Theo đó, bà ta khăng khăng đòi mẹ em trả tiền lời nhưng mẹ em xin phần lời (vì thật sự số tiền mẹ em đóng cho chủ hụi mấy năm qua đã vượt rất xa vốn lẫn lời). Rồi bà ta đâm đơn kiện mẹ em ở xã, có kê khống 2 vòng hụi, rồi khi đem lên huyện thì sửa đơn. Tổng số tiền mà mẹ em còn thiếu bà ta còn khoảng 60 triệu đồng.

Hiện nay, vụ việc đã đến Chi cục thi hành án huyện giải quyết. Chấp hành viên dọa nạt và nói mẹ em "tại sao chị này (chủ hụi) kiện mà không trả, lại trả những người khác". Thật sự mẹ em thiếu rất nhiều nhưng họ đã ăn lời mẹ em một thời gian và đồng ý cho mẹ trả gốc thôi, số nợ cũng rõ ràng không có dấu hiệu dối trá như chủ hụi trên nên gia đình em cố găng thu xếp và trả được. Hiện tại, mẹ em đã lên Chi cục thi hành án 3 lần và chấp hành viên nói mẹ em phải trả liền, hoặc là phát mãi nhà của gia đình em.

Tuy nhiên mẹ em đã trình bày rất muốn trả nợ từ từ và chịu lãi theo ngân hàng, không muốn phát mãi nhà. Lần mới nhất, chấp hành viên có xác minh là tổng thu nhập gia đình em chỉ khoảng 2 triệu, nhưng anh ta lập biên bản và bắt mẹ em trả 1 tháng 2 triệu và khoảng 400 ngàn tiền lãi cho đến hết nợ. Nhưng quả thật gia đình em không đủ khả năng chi trả.

Em rất muốn tư vấn từ luật sư, gia đình em muốn trả 500 ngàn/tháng trước, nếu các tháng tiếp theo có thêm thu nhập sẵn sàng trả cao hơn và chịu lãi ngân hàng, không muốn phát mãi nhà được không? Và chấp hành viên nói vậy có đúng, anh ta khẳng định nếu anh ta muốn thì mẹ em trả liền cũng phải trả. Riêng bà chủ hụi sau khi khởi kiện có quyền tự ý qua lấy đồ nhà em trừ nợ hay không? Cảm ơn luật sư rất nhiều!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Về lựa chọn biện pháp thi hành án được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 58/2009/NĐ-CP:

''1. Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; đề nghị của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn việc áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp.''

Như vậy, quy định của pháp luật không quy định trường hợp nào yêu cầu phát mại, kê biên quyền sử dụng đất mà dựa theo quyết định của Chấp hành viên. Tuy nhiên, bản án của Tòa yêu cầu mẹ bạn trả tiền, không yêu cầu kê biên đất. Đồng thời so với mức tiền 60 triệu cần phải trả thì việc phát mại đất là lớn, không tương ứng với nghĩa vụ thi hành án. Do đó, việc lựa chọn biện pháp kê biên tài sản là chưa hợp lý. Nếu chấp hành viên vẫn ra quyết định phát mại quyền sử dụng đất, bạn có thể khiếu nại đến Chi cục thi hành án về quyết định của Chấp hành viên. Ngoài ra, bạn cũng có quyền khởi kiện quyết định này đến Tòa án nhân dân huyện.

Mặt khác, theo quy định tại Khoản 3 Điều 78 Luật thi hành án dân sự, chỉ khấu trừ mộ phần thu nhập của mẹ bạn – người phải thi hành án:

''3. Chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.''

Như vậy, việc chấp hành viên yêu cầu nộp quá khoản thu nhập hàng tháng của mẹ bạn là trái quy định pháp luật. Bạn có quyền khiếu nại đến Thủ trường của Chi cục thi hành án về hành vi của Chấp hành viên.

Việc thi hành án chỉ thuộc về cơ quan thi hành án, người chủ hụi không có quyền tự ý qua lấy đồ để trừ nợ. Hành vi này chỉ được chấp nhận nếu mẹ bạn đồng ý dùng tài sản để thanh toán khoản nợ.

Từ khóa » Khái Niệm Cưỡng Chế Thi Hành án Dân Sự