Hợp đồng Vay Vốn > Xử Lý Khi Không Trả Nợ > Cách Xử Lý Khi Không ...
Có thể bạn quan tâm
Hợp đồng vay vốn > Xử lý khi không trả nợ > Cách xử lý khi không trả nợ > Cưỡng chế thi h Cưỡng chế thi hành Cưỡng chế thi hành Mục đích của việc Cưỡng chế thi hành - “Cưỡng chế thi hành” là một biện pháp bắt buộc hoặc một quy trình bắt buộc được thực hiện bởi chính phủ bằng cách thực thi quyền để thỏa mãn một khiếu kiện hợp pháp. Trao Lệnh cưỡng chế Mục đích của Quyền cưỡng chế - “Quyền cưỡng chế” nghĩa là quyền mà cần có để bắt đầu một quy trình cưỡng chế. Cơ quan có thẩm quyền có thể trao quyền đó dưới hình thức lệnh bằng văn bản ghi rõ sự tồn tại và phạm vi của quyền cưỡng chế và trao quyền thực hiện cưỡng chế. · Đối với khiếu nại đòi nợ, các loại hình quyền cưỡng chế như sau (Điều 24, 56, và 291 Luật thi hành án dân sự): √ Phán quyết cuối cùng và quyết định đối với khiếu kiện đòi trả nợ √ Phán quyết cuối cùng và quyết định đối lệnh cưỡng chế tạm thời được ban để đòi nợ vay. √ Một lệnh trả nợ được ấn định √ Một tài liệu được xác nhận bởi công chứng viên, bao gồm sự đồng thuận của người vay nợ với việc cưỡng chế cho khiếu nại đòi nợ, có liên quan tới giá trị tiền ấn định, tài sản thay thế hay các loại tài sản có thể chuyển nhượng khác. √ Những thỏa thuận mang tính ràng buộc có hiệu lực pháp lý như phán quyết cuối cùng và quyết định như thỏa thuận xử lý khi tòa hòa giải hoặc thư chấp thuận khiếu kiện. √ Lệnh phong tỏa tài sản tạm thời Phát hành Hồ sơ cưỡng chế - Cưỡng chế thi hành án có thể được thực chi chỉ với một phán quyết ban đầu (sau đây gọi là “Hồ sơ cưỡng chế” gốc). (Điều 28-(1) Luật thi hành án dân sự) · Hồ sơ cưỡng chế, sau khi có đơn đề nghị, phải được ban hành bởi cán bộ tòa án như cán bộ hành chính cấp thấp của tòa sơ thẩm. Tuy nhiên, nếu hồ sơ tố tụng được lưu giữ ở tòa phúc thẩm, thì cán bộ tòa án như cán bộ hành chính cấp thấp của tòa phúc thẩm phải phát hành Hồ sơ cưỡng chế đó. (Điều 28-(2) Luật thi hành án dân sự) Trường hợp không cần phát hành Hồ sơ cưỡng chế - Mặc dù việc ban hành Hồ sơ cưỡng chế là cần thiết về mặt nguyên tắc đối với mọi quyền cưỡng chế sẽ được thực thi, nhưng hồ sơ này không cần thiết nếu có lệnh trả nợ ấn định, phán quyết cuối cùng và quyết định theo mẫu đề xuất của tòa hòa giải, hoặc lệnh phong tỏa tài sản tạm thời. (Điều 58-(1) và 292 Luật thi hành án dân sự; Điều 5-8-(1) của Luật về Tòa giải quyết các khiếu kiện nhỏ) Quy trình kê khai tài sản Mục đích của quy trình kê khai tài sản - “Quy trình kê khai tài sản” có thể được thực hiện bởi chủ nợ khi chủ nợ có ý định thực hiện quyền cưỡng chế. Theo quy trình này, nếu chủ nợ không thể xác định được vị trí tài sản của người vay nợ, tòa có thể yêu cầu người vay nợ phải trình một bản tuyên thệ kê khai rõ danh mục tài sản của người vay nợ và hỏi các tổ chức công hoặc định chế tài chính về các thông tin liên quan tới những tài sản đó để xác minh danh sách tài sản. Nếu người vay nợ không xuất hiện vào ngày trình tuyên thệ, hoặc không trình danh sách đó, thì người vay nợ sẽ được ghi vào Danh sách người vay nợ không trả nợ. · Quy trình kê khai tài sản chủ yếu bao gồm ba phần như sau: khê khai tài sản của người vay nợ, xác minh tài sản và đăng ký vào Danh sách người vay nợ không trả nợ. Tuyên bố khê khai tài sản của Người vay nợ - Chủ nợ là người có quyền thực hiện cưỡng chế bắt buộc căn cứ trên quyền cưỡng chế nhằm mục đích thu hồi tiền, có thể đệ đơn xin kê khai tài sản của người vay nợ trước tòa ở nơi có thẩm quyền đối với người vay nợ. (Điều 61-(1) Luật thi hành án dân sự) ·Đơn phải được lập thành văn bản và có những nội dung sau: tên của chủ nợ, người vay nợ và người đại diện pháp lý (nếu có); giá trị nợ không thanh toán; mục đích của đơn; và căn cứ của đơn. (Điều 25-1 Quy định về thực hiện án dân sự. Đơn xin đăng ký danh sách Người vay nợ không trả nợ - Trong trường hợp sau khi chủ nợ có quyền cưỡng chế, nếu người vay nợ không trả tiền trong vòng sáu (6) tháng kể từ ngày trao quyền, hoặc nếu người vay nợ từ chối xuất hiện trước tòa mà không có lý do chính đáng hoặc từ chối tuyên thệ, hoặc nếu người vay nợ không trình danh sách tài sản hoặc cư xử theo lối bất hợp tác, thì chủ nợ có quyền đệ đơn xin đăng ký tên người vay nợ vào danh sách Người vay nợ không trả nợ. (Điều 70-(1) Luật thi hành án dân sự) Xác minh tài sản - Tòa án có thẩm quyền về thủ tục khê khai tài sản, sau khi nhận được đề nghị từ chủ nợ, có quyền hỏi các cơ quan nhà nước, tổ chức tài chính hoặc các tổ chức khác, là những đơn vị kiểm soát mạng máy tính về tài sản và tín dụng của cá nhân, những thông tin về những tài sản đó để xác minh danh sách tài sản trong một trong những trường hợp sau (Điều 74 Luật thi hành án dân sự): · Khi yêu cầu kê khai không thể được gửi tới bên chịu nợ do lý do không rõ địa chỉ ngay cả sau khi chủ nợ đã nhận được yêu cầu sửa địa chỉ của người vay nợ từ tòa án. · Khi tài sản trong danh mục mà người vay nợ cung cấp theo quy trình kê khai tài sản, không thể thỏa mãn yêu cầu cưỡng chế. · Khi người vay nợ từ chối xuất hiện trước tòa mà không có lý do chính đáng hoặc tuyên thệ, hoặc khi người vay nợ không trình danh sách tài sản (ví dụ, trình danh sách tài sản giả mạo) Tịch biên tài sản của Người vay nợ & Phát mãi tài sản Các loại hình cưỡng chế thi hành - Cưỡng chế thi hành có thể được phân loại theo đối tượng bị cưỡng chế như: cưỡng chế thi hành bằng bất động sản (Điều 78 tới 171 Luật thi hành án dân sự); cưỡng chế đối với tài sản nửa bất động sản như một con tàu (Điều 172 tới 186 Luật thi hành án dân sự); cưỡng chế thi hành bằng xe cộ, máy xây dựng, hoặc một chiếc tàu bay (Điều 187 Luật thi hành án dân sự); và cưỡng chế thi hành bằng động sản là tài sản hữu hình hoặc các khoản phải thu. (Điều 188 tới 274 Luật thi hành án dân sự) Cưỡng chế bằng bất động sản - Tòa án có thẩm quyền, sau khi có đề nghị của chủ nợ, có thể thực hiện quy trình cưỡng chế thi hành án bằng bất động sản. (Điều 78-(1) và 79 Luật thi hành án dân sự) - Việc cưỡng chế thi hành án bằng bất động sản có hiệu lực bằng hình thức đấu giá cưỡng chế hoặc cưỡng chế quản trị. (Điều 78-(2) Luật thi hành án dân sự) · “Đấu giá cưỡng chế” là một hình thức phát mãi tài sản bằng cách thực hiện quy trình cưỡng chế thi hành án. Quy trình đấu giá cưỡng chế được thực hiện như sau: ① Khởi tạo quy trình đấu giá cưỡng chế (Điều 83 Luật thi hành án dân sự), ② Chuẩn bị phát mãi tài sản (Điều 84 Luật thi hành án dân sự), ③ Thông báo rộng rãi về thời điểm bán và thời điểm quyết định (Điều 104 Luật thi hành án dân sự), ④Thực hiện thủ tục phát mãi (Điều 72 Quy định về thi hành án dân sự), ⑤Nhận tiền bán tài sản (Điều 142 Luật thi hành án dân sự), and ⑥ Phân phát tiền (Điều 145 Luật thi hành án dân sự) · Bằng biện pháp “cưỡng chế quản trị”, tòa án nghiêm cấm người vay nợ can dự vào mọi công việc quản trị, quản lý và cấm bán, chuyển nhượng mọi lợi nhuận có được từ bất động sản và sẽ yêu cầu lợi nhuận phải được trả cho chủ nợ để trả nợ vay. Quy trình cưỡng chế quản trị như sau: ①Ra quyết định bắt đầu cưỡng chế quản trị (Điều 164 Luật thi hành án dân sự); và ②Phân bổ tiền (Điều 169 Luật thi hành án dân sự). · Đơn đề nghị cưỡng chế thi hành hoặc cưỡng chế quản trị phải được lập thành văn bản, và chủ nợ phải trình đơn theo mẫu kèm theo thông tin chi tiết về chủ nợ và người vay nợ, tài sản cưỡng chế, giá trị khoản nợ, và mọi căn cứ của đề nghị kể cả quyền cưỡng chế (Điều 81 Luật thi hành án dân sự) Cưỡng chế thi hành án đối với tài sản nửa bất động sản - Ngoài bất động sản, bất cứ loại hình nào trong số những động sản dưới đây, mà có thể được đăng ký, đều là đối tượng chịu cưỡng chế thi hành án như là tài sản bất động sản: tàu thuyền (Điều 172 tới 186 Luật thi hành án dân sự); tàu bay, xe hơi hoặc xe máy công trình. (Điều 187 Luật thi hành án dân sự) Cưỡng chế thi hành án đối với động sản là tài sản hữu hình hoặc khoản phải thu - Cưỡng chế thi hành án cũng áp dụng với động sản là tài sản hữu hình hoặc khoản phải thu của người vay nợ từ một người thứ ba. (Điều 188 tới 274 Luật thi hành án dân sự) · Quy trình cưỡng chế thi hành án đối với động sản là tài sản hữu hình như sau: ① Tịch biên (Điều 189 Luật thi hành án dân sự); ② Đấu thầu hoặc bán đấu giá (Điều 199 Luật thi hành án dân sự); và ③ Phân bổ tiền (Điều 155 Quy định thi hành án dân sự). · Quy trình cưỡng chế thi hành án đối với khoản phải thu của người vay nợ như sau: ① Tịch biên (Điều 223 Luật thi hành án dân sự); và ②Lệnh thu tiền hoặc lệnh chuyển nhượng (Điều 229 Luật thi hành án dân sự). Sự toại nguyện của Chủ nợ Thi hành án bằng bất động sản và tài sản nửa bất động sản - Những chủ nợ dưới đây có quyền nhận tiền phân chia từ tiền bán đồng thời: (i) chủ nợ có quyền sai áp tài sản là người đã công bố đầu thầu không muộn hơn thời hạn yêu cầu phân chia tiền; (ii) các chủ nợ là người đã yêu cầu phân chia tiền không muộn hơn thời hạn yêu cầu phân chia tiền; và (iii) chủ nợ tạm thời phong tỏa tài sản là người đã đăng ký trước khi đăng ký xin quyết định về bắt đầu đợt đấu giá đầu tiên. (Điều 148 Luật thi hành án dân sự; Điều 185 Quy định thi hành án dân sự) - Khi tiền bán thu được sau khi cưỡng chế thi hành bất động sản không đủ để trả cho tất cả các chủ nợ tham gia vào quá trình phân chia tiền bán, tòa án có thể phân chi theo thứ tự ưu tiên theo Luật Dân sự, Luật Thương mại, và mọi Luật pháp có liên quan khác. Điều này phải áp dụng có điều chỉnh cho việc cưỡng chế thi hành đối với tài sản nửa bất động sản. (Điều 145-(2) và 172 Luật thi hành án dân sự) · Trừ các chi phí để thi hành án, là được ưu tiên ở mức cao nhất (Điều 53-(1) Luật thi hành án dân sự), thư tự ưu tiên phân bổ tiền tiếp theo như sau: 1. Yêu cầu thanh toán lên tới ba tháng lương cho mỗi nhân viên chưa được trả lương; hoặc yêu cầu thanh toán trợ cấp hưu trí/bồi thường tai nạn cho ba năm gần nhất; và yêu cầu hoàn lại giá trị tiền đặt cọc nhỏ có liên quan tới tài sản để ở hoặc công trình nhà ở thương mại; 2. Các loại thuế, phí đánh vào tài sản; 3. Các loại thuế thông thường, được ưu tiên hơn mọi quyền được bảo đảm khác; 4. Trái quyền thế chấp, là một trái quyền được bảo đảm bởi bảo đảm tạm thời, Chonsegwon (quyền đối với tài sản thuê có bảo đảm trên cơ sở đặt cọc); hoặc tài sản thuê được bảo đảm, yêu cầu tiền đặt cọc cho tài sản thuế có xác nhận thời hạn ấn định ký quỹ liên quan tới tài sản để ở hoặc nhà ở thương mại, tất cả đều được thiết lập sau khi đã đóng thuế theo quy định pháp luật; 5. Tiền lương, trợ cấp hưu trí, trợ cấp bồi thường tai nạn, hoặc các khoản khác liên quan tới mối quan hệ lao động; 6. Các khoản thuế phải trả sau khi thế chấp, hoặc Chonsegwon (quyền về tài sản thuê trên cơ sở đặt cọc) 7. Yêu cầu thanh toán bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm lao động; hoặc bảo hiểm bồi thường tai nạn nghề nghiệp và 8. Các khoản thông thường ※Do quyền đòi trả nợ một khoản vay nằm trong mục các khoản đòi thông thường nên thứ tự ưu tiên sẽ là số 8. ※Một bất động sản bị cưỡng chế quản trị, chi phí quản lý bất động sản phải được hoàn lại từ tiền lợi nhuận và mọi khoản thuế cùng các khoản thuế quan khác theo quy định của nhà nước áp lên bất động sản và sẽ bị trừ trước khi trả cho chủ nợ số dư còn lại trong phần lợi nhuận đó. (Điều 169-(1) Luật thi hành án dân sự) Cưỡng chế thi hành trên động sản là tài sản hữu hình - Chủ nợ có thể gửi văn bản xin cưỡng chế động sản là tài sản hữu hình (Điều 4 Luật thi hành án dân sự) và quy trình này được thực hiện bởi cán bộ cưỡng chế là người tịch biên động sản đó. (Điều 189-(1) Luật thi hành án dân sự) - Cán bộ cưỡng chế phải bán động sản bị tịch biên ở mức giá hợp lý. (Điều 199 Luật thi hành án dân sự) - Chủ nợ là người xin cưỡng chế phải được trả lại tiền sau khi nhận được tiền bán tài sản. (Điều 217 tới 221 Luật thi hành án dân sự) Cưỡng chế thi hành án bằng Khoản phải thu - Cưỡng chế thi hành án bằng Khoản phải thu có thể phát sinh khi người vay nợ có một khoản phải thu từ người thứ ba. Trong trường hợp này, chủ nợ có thể áp dụng cưỡng chế thi hành án bằng Khoản phải thu. (Ví dụ, nếu B nợ A một khoản tiền KRW 100.000.000 trong khi B lại có một khoản phải thu trị giá KRW 50.000.000 từ C, A có thể áp dụng cưỡng chế thi hành bằng khoản phải thu đó.) - Khi áp dụng cưỡng chế căn cứ trên giấy đòi tiền, chủ nợ phải gửi đơn đề nghị bằng văn bản (Điều 4 Luật thi hành án dân sự) và không chỉ chủ nợ, người vay nợ, người vay nợ bên thứ ba, và quyền cưỡng chế (Điều 159 Quy định thi hành án dân sự) mà còn các loại và giá trị tiền bị tịch biên cũng phải được ghi rõ trên đơn đề nghị. (Điều 225 Luật thi hành án dân sự) - Phát mãi tài sản và trả tiền thu từ phát mãi phải được thực hiện bằng lệnh thu hồi và lệnh chuyển nhượng. ※Nếu tòa ủy quyền cho chủ nợ thu nợ, chủ nợ có thể được trả tiền bằng cách thu tài sản bị tịch biên từ người vay nợ thứ ba. Trong trường hợp này, chủ nợ có nghĩa vụ báo cáo lên tòa về việc chủ nợ đã nhận được khoản tiền trả nợ đó. (Điều 236-(1) Luật thi hành án dân sự) ※Khi một lệnh chuyển nhượng trở thành phán quyết cuối cùng và quyết định, lệnh đó được hiểu là người vay nợ đã trả nợ khi lệnh chuyển nhượng được gửi tới bên nợ thứ ba. (Điều 231 Luật thi hành án dân sự) ※Để biết thêm về các biểu mẫu có liên quan, truy cập trang chủ của Tổng Công ty hỗ trợ pháp lý Hàn Quốc >- Thông tin pháp luật -> Biểu mẫu pháp lý.
Từ khóa » Khái Niệm Cưỡng Chế Thi Hành án Dân Sự
-
Thủ Tục Cưỡng Chế Thi Hành án được Thực Hiện Như Thế Nào?
-
Khái Niệm, đặc điểm Của Cưỡng Chế Thi Hành án Dân Sự
-
Các Biện Pháp Cưỡng Chế Thi Hành án Dân Sự - Luật Minh Khuê
-
Cưỡng Chế Thi Hành án Dân Sự Là Gì? Các Biện Pháp Cưỡng Chế?
-
Cưỡng Chế Thi Hành án Dân Sự Là Gì? Áp Dụng Biện Pháp Cưỡng Chế ...
-
Cưỡng Chế Dân Sự Là Gì? Các Biện Pháp Cưỡng Chế Thi Hành án Dân ...
-
Cưỡng Chế Thi Hành án Dân Sự Là Gì? Thủ Tục, Biện Pháp Cưỡng Chế?
-
[PDF] Biện-pháp-cưỡng-chế-thi-hành-án-dân-sự.pdf - TPLAW
-
Biện Pháp Cưỡng Chế Thi Hành án Dân Sự - TPLAW
-
Thi Hành án Dân Sự Là Gì? - DHLaw
-
[DOC] Một-số-vấn-đề-pháp-lý-về-kê-biên-quyền-sử-dụng-đất-trong-thi ...
-
Chi Phí Cưỡng Chế Thi Hành án Dân Sự Theo Quy định Của Pháp Luật
-
Một Số Vướng Mắc Khi áp Dụng Các Biện Pháp Cưỡng Chế Thi Hành ...
-
Tự Nguyện Thi Hành án Có được Hưởng Quyền Lợi Gì Hay Không?