Cường độ ánh Sáng Là Gì? Các đại Lượng đo Cường độ ánh Sáng

Đèn Năng Lượng Mặt Trời - Bạn đang quan tâm đến cường độ ánh sáng? bạn chưa có nhiều thông tin về vấn đề này. Đừng lo lắng mà hãy cùng Vĩnh Cát Group tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Cường độ ánh sáng là gì? Các đại lượng đo cường độ ánh sáng

Cường độ ánh sáng là gì?

Cường độ ánh sáng là thông số để xác định năng lượng phát ra từ một nguồn sáng theo một hướng cố định. Trong cuộc sống hàng ngày mọi người thường gọi tắt là cường độ sáng.

Cường độ sáng là đại lượng quang học cơ bản dùng trong việc đo thông số nguồn sáng, là một trong 7 đơn vị cơ bản của hệ thống đo lường quốc tế (m: mét, kg: kilogam, s: giây, A: Ampe, K: kelvin, mol, cd: candela). Khái niệm cường độ sáng thể hiện mật độ năng lượng phát ra từ một nguồn sáng trong một hướng cụ thể, hay có thể được định nghĩa là quang thông theo một hướng nhất định phát ra trên một đơn vị góc khối (1cd = 1 lumen/steradian). Từ tháng 10-1979 CIE đưa ra định nghĩa mới của candela: candela là cường độ sáng theo một phương của nguồn sáng đơn sắc có bước sóng = 555nm và có cường độ năng lượng theo phương này là 1/683 w/steradian.

Đơn vị đo cường độ sáng là candela (cd), chữ candela trong tiếng Latinh có nghĩa là "ngọn nến". Một ngọn nến thông thường phát ra ánh sáng với cường độ ánh sáng khoảng một candela, nếu một số hướng bị che khuất thì nguồn sáng này vẫn có cường độ khoảng một candela trong các hướng mà không bị che khuất.

Cường độ ánh sáng là một thông số kỹ thuật của ngành công nghiệp chiếu sáng nói chung. Và thông số này hoàn toàn khác biệt với thông số quang thông.

Có thể bạn quan tâm :

Pin năng lượng mặt trời dùng cho gia đình

Ứng dụng và ưu điểm nổi bật của đèn năng lương mặt trời đem lại

Các cường độ ánh sáng tiêu chuẩn

Cường độ ánh sáng tiêu chuẩn cụ thể sẽ rất khó để đưa ra 1 con số. Mà người ta sẽ dựa vào mục đích sử dụng của các không gian mà đưa ra yêu cầu về cường độ ánh sáng.

Mỗi không gian có cường độ ánh sáng tiêu chuẩn. Và để tính được cường độ sáng tiêu chuẩn người ta sẽ dùng cường độ sáng của ngọn nến thông thường để làm chuẩn.

Một ngọn nến thông thường phát ra ánh sáng với cường độ sáng 1 candela. Trong một số hướng bị chặn lại bởi một rào chắn mờ; nguồn sáng này vẫn có cường độ khoảng 1 candela trong các hướng mà không bị che khuất. Và đơn vị đo Candela cũng có nghĩa là ngọn nến.

Từ cường độ sáng của ngọn nến chúng ta sẽ có cường độ sáng của một số nguồn sáng khác. Cụ thể: Đèn sợi đốt 40w có cường độ sáng là 35cd theo mọi phương. Đèn sợi đốt 300w có cường độ sáng là 1500cd ở tâm chùm tia sáng. Đèn halogen 2000w có bộ phản quang sẽ là 14.800 cd theo mọi phương và 250.000 cd ở tâm chùm tia sáng.

Cường độ ánh sáng là gì? Các đại lượng đo cường độ ánh sáng

Quang thông - Luminous Flux

Quang thông là đại lượng trắc quang cho biết công suất bức xạ của chùm ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng, hoặc định nghĩa khác quang thông là thông lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng theo mọi hướng trong một giây. Đơn vị đo quang thông là lumen (lm). Để đo quang thông của một nguồn sáng nhân tạo thông thường người ta sử dụng một thiết bị đo chuyên dụng gọi là Photometric hay còn gọi là Integrating sphere

Độ chói – Luminance

Độ chói là đại lượng xác định cường độ ánh sáng phát ra trên một đơn vị diện tích của một bề mặt theo một hướng cụ thể nó ước lượng ánh sáng mà mắt người có thể cảm nhận và phụ thuộc vào hướng quan sát. Đơn vị đo độ chói là candela/m2 (cd/m2).

Độ rọi - Illuminance

Độ rọi là đại lượng đặc trưng cho bề mặt được chiếu sáng, biểu thị mật độ quang thông trên bề mặt có diện tích S. Đơn vị đo độ rọi là Lux, một lux là mật độ quang thông của một nguồn sáng 1 lummen trên diện tích 1 m2 (1 lux = 1 lm/m2). Khi mặt được chiếu sáng không đều độ rọi được tính bằng trung bình đại số của độ rọi các điểm.

Nhiệt độ màu - Correlated Color Temperature(CCT)

Nhiệt độ màu của một nguồn sáng được thể hiện theo thang Kelvin (K) là biểu hiện màu sắc của ánh sáng do nó phát ra.

Đối với đèn sợi đốt, nhiệt độ màu chính là nhiệt độ bản thân nó. Đối với đèn huỳnh quang, đèn phóng điện (nói chung là các loại đèn không dùng sợi đốt) thì nhiệt độ màu chỉ là tượng trưng bằng cách so sánh với nhiệt độ tương ứng của vật đen tuyệt đối bị nung nóng.

Chỉ số hoàn màu - Color Render Index CRI (Ra)

Chỉ số hoàn màu (hay còn được gọi là: Độ hoàn màu; Độ trả màu hoặc Chỉ số kết xuất màu) là một đại lượng biểu thị về khả năng của một nguồn sáng nhân tạo so với nguồn sáng lý tưởng hoặc tự nhiên khi so sánh độ trung thực màu sắc của vật được nguồn sáng chiếu tới. Các nguồn ánh sáng với CRI cao là mong muốn trong các ứng dụng quan trọng đến màu sắc, ví dụ như bàn trang điểm, shop thời trang, chăm sóc trẻ sơ sinh, phục hồi nghệ thuật... nên sử dụng nguồn sáng có CRI càng cao càng tốt.

Chỉ số hoàn màu được ký hiệu là CRI (hoặc Ra), giá trị CRI cao nhất bằng 100, CRI=100 là chỉ số hoàn màu của một nguồn sáng đã được chuẩn hóa có ánh sáng giống hệt như ban ngày. CRI của các nguồn sáng khác sẽ thấp hơn 100, ví dụ bóng đèn sợi đốt Halogen có CRI~100, bóng đèn huỳnh quang CRI~50, bóng đèn LED CRI>70 hoặc như CRI của bóng đèn natri áp thấp là có giá trị âm.

Quang hiệu - Luminous Efficacy

Quang hiệu (hoặc thường gọi là hiệu suất phát quang) thể hiện đầy đủ khả năng biến đổi năng lượng mà nguồn sáng tiêu thụ thành quang năng. Quang hiệu là tỷ số giữa quang thông do nguồn sáng phát ra và công suất điện mà nguồn sáng tiêu thụ, nghĩa là 1W điện tạo ra được bao nhiêu lumen, đơn vị đo lường quang hiệu là lm/w.

Trên đây là một số thông tin về " Cường độ ánh sáng là gì? Các đại lượng đo cường độ ánh sáng " giúp mọi người hiểu rõ hơn về thuật ngữ này cũng như những thuật ngữ liên quan. Hãy luôn theo dõi chúng tôi để có những thông tin hữu ích nhất!. Hãy liên hệ với Vĩnh Cát Group – 0965216886 để được tư vấn nhé.

Từ khóa » Cường độ Sáng Là Gì