Cường độ ánh Sáng Và Những điều Xoay Quanh Khái Niệm Này

Danh mục [Ẩn][Hiện]

  • Cường độ sáng là gì?
  • Cách tính cường độ ánh sáng
  • Phân biệt giữa cường độ ánh sáng và độ rọi lux
  • Một số ví dụ về cường độ sáng trong tự nhiên
  • Máy đo cường độ ánh sáng là gì?
  • Nơi mua thiết bị đo cường độ ánh sáng uy tín
  • Cường độ ánh sáng tiêu chuẩn
Cường độ ánh sáng và những điều xoay quanh khái niệm này

Cường độ sáng là gì? Thế nào là cường độ ánh sáng tiêu chuẩn? Cường độ ánh sáng được tính như thế nào? Độ rọi Lux là gì? Phân biệt cường độ ánh sáng và độ rọi Lux? Thiết bị đo cường độ ánh sáng là gì? Nơi mua thiết bị đo cường độ sáng uy tín?

Ánh sáng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta giúp ta có thể quan sát vạn vật xung quanh. Mỗi một nguồn ánh sáng khác nhau sẽ có một cường độ ánh sáng khác nhau, được thể hiện bằng khái niệm Cường độ ánh sáng. Tuy nhiên cụ thể cường đồ ánh sáng là gì? Cách đo cường độ sáng ra sao? Và công thức tính như thế nào? Đây còn là khái niệm chưa được nhiều người hiểu rõ. Chính vì vậy trong bài viết hôm nay, Chợ Lab sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để giúp mọi người trả lời những câu hỏi trên.

Cường độ sáng là gì?

Cường độ sáng là gì?

Cường độ ánh sáng là thông số để xác định năng lượng phát ra từ một nguồn sáng theo một hướng nhất định, gọi tắt là cường độ sáng.

Cường độ sáng được xác định như sau: 1 candela là cường độ ánh sáng mà một nguồn sáng phát ra 1 lumen thẳng hướng trong 1 góc đặc. Nguồn ánh sáng 1 candela sẽ phát ra 1 lumen trên diện tích 1 m2 tại khoảng cách 1m kể từ tâm nguồn sáng.

Kí hiệu của cường độ ánh sáng là I. Đơn vị của cường độ được gọi là Candela, được viết tắt là cd, 1cd=1lm/sr. Bội số của cd là kcd (kilocandela), 1kcd=1000cd.

Cường độ ánh sáng là một thông số kỹ thuật của ngành công nghiệp chiếu sáng nói chung. Và thông số này hoàn toàn khác biệt với thông số quang thông.

Cường độ ánh sáng tiêu chuẩn

Cường độ sáng lux và lumen

Mỗi không gian có một cường độ sáng khác nhau. Cường độ ánh sáng tiêu chuẩn sẽ dựa vào mục đích mà bạn sử dụng các không gian mà đưa ra các yêu cầu về cường độ ánh sáng. Ở mỗi không gian sẽ có cường độ ánh sáng tiêu chuẩn riêng và để tính được cường độ ánh sáng tiêu chuẩn này, thông thường người ta sẽ sử dụng độ sáng của ngọn nến để làm chuẩn.

Một ngọn nến thông thường sẽ phát ra ánh sáng với cường độ sáng 1 candela. Trong một số hướng bị chặn lại bởi một rào chắn mờ, nguồn sáng này vẫn có cường độ khoảng 1 candela trong các hướng mà không bị che khuất. Và đơn vị đo Candela cũng có nghĩa là ngọn nến.

Từ cường độ sáng của ngọn nến chúng ta sẽ có cường độ sáng của một số nguồn sáng khác.

Ví dụ như:

Nguồn sáng Cường độ ánh sáng (cd)
Đèn sợi đốt 40w 35cd theo mọi phương
Đèn sợi đốt 300w 1500cd ở tâm chùm tia sáng
Đèn halogen 2000w 14.800 cd theo mọi phương và 250.000 cd ở tâm chùm tia sáng

Cách tính cường độ ánh sáng

Cường độ ánh sáng được xác định dựa theo công thức tính cường độ ánh sáng chuẩn.

Có 2 cách tính cường độ ánh sáng, cụ thể công thức đó như sau: 1 candela là cường độ ánh sáng mà một nguồn sáng phát ra 1 lumen thẳng hướng trong 1 góc đặc. Nguồn ánh sáng 1 candela sẽ phát ra 1 lumen trên diện tích 1m2 tại khoảng cách 1m kể từ tâm nguồn sáng. Cường độ nguồn sáng giảm theo khoảng cách kể từ nguồn sáng.

1cd = 1lm/ 1 steradian

Ngoài loại cường độ ánh sáng thông dụng như trên, chúng ta cũng có thêm cánh tính cường độ ánh sáng theo độ rọi (Lux cũng là một đại lượng khác của cường độ ánh sáng).

Cường độ ánh sáng Lux là đơn vị xuất được tính cho công suất ánh sáng chiếu trên một đơn vị diện tích (m2) hay còn được gọi là độ rọi.

1 Lux = 1 Lumen/m²

Phân biệt giữa cường độ ánh sáng và độ rọi lux

Phân biệt giữa cường độ ánh sáng và độ rọi lux

Cường độ ánh sáng và cường độ ánh sáng lux là hai đại lượng có giá trị khác nhau. Độ rọi (đơn vị lux) là đại lượng đặc trưng cho lượng ánh sáng trên một đơn vị diện tích. Một diện tích mặt cầu 1m vuông có một nguồn sáng cường độ 1 candela sẽ có độ rọi là 1 lux.

Cường độ sáng lux là quang thông trên một đơn vị diện tích, biểu thị độ sáng tại một điểm, được kí hiệu là E.

Người ta tính độ rọi lux bằng công thức:

E=Φ/S.

Đơn vị đo của độ rọi là lux (1 lux=1 lm/m2). Đây là một trong những thuật ngữ rất quan trọng và rất thông dụng trong kỹ công nghiệp chiếu sáng.

Lux là được tính khu vực vùng chiếu sáng, tính đến khu vực mà quang thông được truyền đi. Một quang thông là 1000 lumens. Được tập trung vào một khu vực 1m2 chiếu sáng khu vực đó với một độ chiếu sáng là 1000lux.

Một số ví dụ về cường độ sáng trong tự nhiên

Nguồn sáng Cường độ sáng
Ánh sáng Mặt Trời trung bình trong ngày có độ rọi dao động trong khoảng 32.000 (32klx) tới 100.000 lux (100 klx)
Các truyền hình được quay chiếu sáng với độ rọi khoảng 1.000 lux (1 klx)
Một văn phòng chiếu sáng đầy đủ độ rọi khoảng 1.000 lux (1 klx)
Ở điểm hoàng hôn và bình minh có độ rọi tầm 400 lux
Ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng có độ rọi tầm 1 lux
Ánh sáng phản chiếu từ các ngôi sao có độ rọi khoảng 0,00005 lux (= 50 μlx)

Máy đo cường độ ánh sáng là gì?

Máy đo cường độ ánh sáng

Máy đo cường độ ánh sáng là thiết bị điện tử dùng để kiểm tra cường độ ánh sáng bằng bộ cảm biến bên ngoài cho phép người dùng đo đơn lẻ hoặc đo cùng lúc nhiều giá trị tham chiếu được xác định từ trước.

Thiết bị này được thiết kế với các bộ cảm ứng có khả năng thu nhận và phân tích nồng độ tia cực tím gây hại đến con người có trong ánh sáng.

Phạm vi đo của máy đo cường độ sáng khá rộng với thời gian lấy mẫu nhanh giúp bạn thực hiện công việc một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.

Nơi mua thiết bị đo cường độ ánh sáng uy tín

Ngày nay máy đo cường độ ánh sáng được sử dụng khá phổ biến bởi sự tiện ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng máy đo cho kết quả tốt nhất, người sử dụng nên chọn mua sản phẩm ở những nơi uy tín. Chợ Lab tự hào là đơn vị chiếm vị thế cao trên thị trường trong ngành Thiết bị thí nghiệm, là điểm đến của nhiều khách hàng trong nhiều năm qua. Chúng tôi luôn mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng chính hãng với giá cả vô cùng cạnh tranh. Nếu bạn đang có nhu cầu mua thiết bị đo cường độ ánh sáng, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết trên đây là tổng quan những thông tin cụ thể nhất về Cường độ ánh sáng và cách đo đại lượng này 1 cách chính xác nhất. Chúng tôi hy vọng nó sẽ mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích và cần thiết. Nếu có bất kì thắc mắc nào về bài viết này, vui lòng để lại lời nhắn phía dưới để được hỗ trợ nhanh nhất.

Bài viết liên quan

Độ cứng là gì? Tìm hiểu về độ cứng HRC và những điều thú vị xung quanh nó - Chợ Lab

Thuốc thử là gì? Tìm hiểu một số loại thuốc thử hoá học thông dụng

Áp suất thẩm thấu và những vấn đề cơ bản liên quan

Từ khóa » Cường độ Sáng Là Gì