D/P At Sight Là Gì Và Có Gì Khác Với D/A? - CareerLink
Có thể bạn quan tâm
Mục Lục
- D/P at sight là gì?
- D/A là gì?
- Lợi ích của các phương thức D/P và D/A đối với người bán
D/A và D/P at sight là gì trong điều kiện thanh toán của hàng xuất khẩu và nhập khẩu? Làm thế nào để phân biệt giữa D/P và D/A? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này ngay sau đây nhé
Các nhà nhập khẩu thường thanh toán cho hàng hóa sau khi vận chuyển toàn bộ nhưng cũng có thể tạm ứng một phần. Ví dụ, có thể thanh toán trước 25% số tiền giao dịch và 75% được thanh toán thông qua phương thức giao chứng từ trả tiền (CAD).
Nói chung, có hai lựa chọn thanh toán: D/P và D/A.
D/P at sight là gì?
D/P (Document against Payment) đề cập đến một thỏa thuận liên quan đến việc bên xuất khẩu chỉ trao các chứng từ quan trọng cho bên nhập khẩu khi bên nhập khẩu đã thanh toán toàn bộ số tiền đến hạn theo quy định của hối phiếu.
Bên xuất khẩu sẽ chỉ thị cho ngân hàng tương ứng của mình giao các chứng từ cho bên nhập khẩu. Trong một số trường hợp, thuật ngữ này được gọi là phương thức trao chứng từ trả tiền ngay.
Sau khi hàng hóa được vận chuyển, người xuất khẩu gửi hối phiếu đến ngân hàng thanh toán, cùng với các chứng từ cần thiết để bên nhập khẩu / người mua lấy hàng từ hải quan.
Người mua phải thanh toán với ngân hàng trước khi chứng từ được phát hành và họ có thể nhận hàng. Nếu người mua không thực hiện hoặc từ chối thanh toán, bên xuất khẩu có quyền thu hồi hàng hóa và bán lại chúng.
Chứng từ D/P chỉ có thể được phát hành nếu bên nhập khẩu thanh toán ngay theo thỏa thuận đã ký với bên xuất khẩu.
Nhìn bề ngoài, giao dịch D/P có vẻ khá an toàn từ quan điểm của người bán. Tuy nhiên, trên thực tế, có những rủi ro liên quan:
– Người mua có thể từ chối thanh toán theo bất kỳ lý do nào.
– Khi hàng hóa được vận chuyển một quãng đường dài, tiền vận chuyển thường là rất đắt và người mua từ chối nhận hàng, bên nhận hàng sẽ chi trả khoản này. Do đó người bán buộc phải bán hàng hóa với mức giá cao hơn.
– Không giống như thư tín dụng hay cam kết thanh toán, ngân hàng của bên xuất khẩu không chịu trách nhiệm thanh toán nếu người nhập khẩu từ chối hối phiếu.
– Trong trường hợp gửi hàng bằng đường hàng không, có thể người mua sẽ thực nhận hàng trước khi đến ngân hàng và thanh toán.
Chứng từ thanh toán D/P là một thuật ngữ thanh toán trong thương mại quốc tế dựa trên một công cụ thường được sử dụng trong thương mại quốc tế gọi là hối phiếu.
D/A là gì?
Trái với những gì đã nói ở D/P at sight là gì, D/A (Document against Acceptance) là hình thức thỏa thuận khác mà bên nhập khẩu không phải trả tiền để nhận được chứng từ quyền sở hữu. Thay vào đó, họ chỉ cần chứng tỏ rằng mình đồng ý với số tiền thanh toán và như vậy, cần phải ký vào hối phiếu kèm theo và gửi lại cho bên xuất khẩu.
Sau khi nhận được hối phiếu đã ký, bên xuất khẩu sẽ gửi chứng từ cho bên nhập khẩu thông qua ngân hàng tương ứng.
Chứng từ D/A sử dụng hối phiếu có kỳ hạn. Trong trường hợp này, các chứng từ cần thiết để sở hữu hàng hóa chỉ được ngân hàng thanh toán phát hành sau khi người mua chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn do mình ký phát. Về bản chất, đây là hình thức trả chậm hoặc hợp đồng tín dụng.
Chứng từ D/A chỉ có thể được phát hành nếu bên nhập khẩu chấp nhận hối phiếu kèm theo, do đó phát sinh nghĩa vụ thanh toán vào một ngày xác định trong tương lai.
Có một số rủi ro cố hữu khi bán hàng dựa trên D/A:
– Cũng giống như D/P, bên nhập khẩu có thể từ chối nhận hàng vì bất kỳ lý do gì, ngay cả khi chúng ở trong tình trạng tốt.
– Bên nhập khẩu sẽ nhận hàng mà không có chứng từ vận chuyển gốc (chẳng hạn như vận đơn, hóa đơn thương mại hoặc giấy chứng nhận xuất xứ).
– Người mua có thể không trả được tiền mua hàng khi chấp nhận giao dịch. Nếu không được đảm bảo bởi ngân hàng thanh toán, người bán cần phải tiến hành các thủ tục nhờ thu hoặc hành động pháp lý.
Lợi ích của các phương thức D/P và D/A đối với người bán
Bất chấp những rủi ro được liệt kê ở trên, việc sử dụng các phương thức D/P và D/A có một số lợi thế cho người bán như:
– Hối phiếu tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp tín dụng thương mại cho người mua.
– Cung cấp cho người bán quyền tiếp cận tài chính.
– Hối phiếu là bằng chứng chính thức, bằng văn bản, được chấp nhận ở hầu hết các tòa án, xác nhận rằng yêu cầu thanh toán (hoặc chấp nhận) đã được thực hiện cho người mua.
– Người bán giữ quyền kiểm soát hàng hóa cho đến khi người mua thanh toán hối phiếu trả ngay (D/P) hoặc hối phiếu theo thời gian và điều khoản hợp pháp (D/A).
– Hối phiếu có thể được mua và bán với tỷ giá thấp thông qua chiết khấu.
Hi vọng với những chia sẻ về D/A và D/P at sight là gì, mong rằng bạn sẽ có cái nhìn sơ lược về thuật ngữ quan trọng trong xuất nhập khẩu này.
Huỳnh Trâm
Về Tác Giả
Bài Mới Nhất
- TikTok Video2024.11.28Ứng viên hay Sợ
- Góc kỹ năng2024.11.25Lầm tưởng về kỹ năng quản lý thời gian, bạn có đang mắc phải?
- TikTok Video2024.11.22Ảo giác ngày lãnh lương
- Góc kỹ năng2024.11.21Tiêu chuẩn kép là gì? Cách loại bỏ tiêu chuẩn kép nơi công sở
Từ khóa » Da Là Gì Trong Thanh Toán Quốc Tế
-
Phương Thức Thanh Toán D/A - Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh
-
So Sánh D/P Và D/A - CÔNG TY CỔ PHẦN FUNNY GROUP
-
D/A Là Gì? Điểm Khách Biệt Giữa Phương Thức Thanh Toán D/A Và D/P
-
Phương Thức Thanh Toán D/A - Xuất Nhập Khẩu
-
Phương Thức Thanh Toán D/A Là Gì? Phân Biệt Phương Thức Thanh ...
-
Chấp Nhận Thanh Toán Khi Có Chứng Từ D/A (DOCUMENTS ...
-
Thanh Toán D/P Là Gì? Quy Trình Và Rủi Ro Khi Thanh Toán DP?
-
Thanh Toán Quốc Tế – Wikipedia Tiếng Việt
-
THANH TOÁN QUỐC TẾ (PHẦN 1) - VILAS
-
Điều Kiện Và Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế - Công Ty Luật Hà Đô
-
CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ
-
Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Trong Xuất Nhập Khẩu
-
Thanh Toán Quốc Tế - Agribank
-
Thanh Toán Quốc Tế Trong Xuất Nhập Khẩu - Kiến Thức TỔNG HỢP