Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh Nằm Ngang Và Một Số Vấn Đề Mẹ Cần Lưu Ý

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bác sĩ Trần Thị Hương Lan

Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đặt lịch

Bạn thể bạn không biết nhưng dạ dày của trẻ sơ sinh vốn nằm ngang và ở vị trí cao hơn so với người trưởng thành. Do đó, bé rất dễ bị nôn trớ hoặc bị ọc sữa nếu mẹ không biết cách cho bú.

dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang
Dạ dày của trẻ sơ sinh vốn nằm ngang nên rất dễ bị nôn trớ và ọc sữa

Thông tin cơ bản về dạ dày của trẻ sơ sinh

Tìm hiểu một số thông tin cơ bản về dạ dày của trẻ sơ sinh để hiểu được mức độ, tần suất bú cũng như cách chăm sóc bé tốt nhất.

1. Dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang

Dạ dày của trẻ sơ sinh vốn nằm ngang và cao, các lớp cơ co thắc còn yếu, hoạt động chưa ổn định nên trẻ rất dễ bị nôn trớ khi bú sữa. Thành dạ dày của trẻ sơ sinh săn chắc tuy nhiên nó lại không căng như ở người trưởng thành. Do đó, bé chỉ có thể chứ được một lượng sữa rất ít sau khi chào đời.

Ở trẻ sơ sinh, cơ thắc giữa thực quản và dạ dày còn rất yếu và xốp cộng với việc đóng mở giữa hai đầu dạ dày không đều cũng gây nhiều phiền toái cho việc chăm sóc bé trong thời gian đầu.

2. Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh

Trước khi được sinh ra, trẻ không bao giờ cảm thấy đói và có nhu cầu cần được cho ăn. Bời vì trẻ luôn luôn được tiếp chất dinh dưỡng thông qua nhau thai của mẹ. Sau khi sinh, việc cho bé ăn nhiều bữa nhỏ có thể giúp dạ dày của bé thích nghi và dần dần mở rộng ra.

Kích thước dạ dày của trẻ sẽ thay đổi từng ngày và mẹ cần nắm bắt điều này để cấp cho trẻ lượng sữa đầy đủ.

  • 1 ngày tuổi: Dạ dày của trẻ khá nhỏ, có kích thước bằng một cái hạt dẻ. Do đó, lượng sữa mà bé cần khoảng 1 muỗng canh cho mỗi lần bú. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cho bé ăn thường xuyên hơn để bé không bị đói.
  • 2 ngày tuổi: Khi được 2 ngày tuổi, dạ dày của trẻ sẽ có kích thước bằng quả anh đào. Trẻ sẽ cần khoảng 14 ml sữa mỗi lần bú để cảm thấy no. Và tốt nhất mẹ nên cho bé bú sau mỗi 90 phút hoặc 2 giờ.
  • 3 ngày tuổi: Sau 3 ngày, dạ dày của bé sẽ to lên bằng quả óc chó và trẻ cần khoảng 22 – 27 ml sữa mỗi lần bú.
  • 5 – 6 ngày tuổi: Lúc này dạ dày của bé đã có kích thước gần bằng một quả mơ. Lúc này bé có thể tăng cân và cần khoảng 6 miếng tã lót mỗi ngày.
  • 10 ngày đến 2 tuần tuổi: Lúc này việc mở rộng dạ dày của bé sẽ chậm lại một chút. Tuy nhiên lúc này, dạ dày của bé có thể gần bằng một quả trứng gà lớn.
khi nào dạ dày trẻ sơ sinh hết nằm ngang
Khi trẻ biết đi thì dạ dày của bé sẽ chuyển sang cấu trúc dọc tương tự như ở người trưởng thành

Kích thước dạ dày của trẻ sẽ tiếp túc phát triển cho đến khi nó gần bằng một quả bóng mềm và có dung tích 1 – 4 lít.

3. Trẻ sơ sinh có thể bị giãn dạ dày

Trong những ngày đầu tiên, việc cho bé bú đúng cách rất quan trọng. Nếu bạn cho bé bú nhiều hơn lượng sữa mà bé cần thì dạ dày của bé có khả năng bị giãn ra dẫn đến hiện tượng trào ngược. Thậm chí nhiều bé còn có hiện tượng nghẹt thở, tím tái và người nhà cần phải đưa bé đến bệnh viện cấp cứu ngay.

XEM THÊM: Khám dạ dày cho bé ở đâu tốt nhất và lưu ý khi đi khám?

Khi nào dạ dày bé hết nằm ngang?

Trong nhưng năm tháng đầu đời, mẹ buộc phải có cách để chống lại các cơn nôn trớ hay trào ngược do dạ dày nằm ngang của bé mang lại. Tuy nhiên, khi bé trưởng thành thì hệ thống tiêu hóa sẽ hoạt động tốt và ổn định hơn.

Khi trẻ biết đi (tức là khoảng 9 đến 12 tháng) thì dạ dày của bé sẽ chuyển về tư thế nằm dọc và các triệu chứng nôn trớ hoặc trào ngược dạ dày ở trẻ sẽ giảm dần đi.

Nhìn chung là hệ tiêu hóa của bé phát triển chưa toàn diện và đầy đủ nên việc bú mẹ vẫn là thích hợp nhất. Hạn chế cho trẻ bú sữa công thức hay sữa bò khi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện.

Cách hạn chế trào ngược dạ dày ở trẻ

Như đã nói trên do dạ dày nhỏ, nằm ngang, co bóp kém cộng với chế độ ăn uống nhiều chất lỏng nên bé rất dễ bị trào ngược dạ dày. Do đó, trong lúc chờ đợi dạ dày của bé hết nằm ngang thì bạn không có cách nào khác là tìm cách để giảm thiểu tối đa hiện tượng nôn trớ của bé. Tham khảo một số gợi ý sau đây:

1. Cho bé ăn thường xuyên hơn

Dạ dày quá đầy sẽ khiến bé bị nôn trớ, do đó hãy răng tần suất cho ăn của bé. Điều này có nghĩa là giảm số lượng ở mỗi lần ăn để bé không quá no. Nếu bé dưới 6 tháng tuổi, thì người mẹ nên chú ý đến khẩu phần ăn để hạn chế một số chất có thể gây hại cho dạ dày của trẻ.

2. Kiểm tra kích thước bình và núm vú

Nếu bé của bạn bú bình thì bạn cần đảm bảo là núm vú luôn đầy sữa để tránh bé nuốt không khí vào bụng. Hãy thử nhiều loại núm vú khác nhau và tránh những cái núm vú có lỗ lớn để tránh sữa chảy quá nhanh sẽ khiến bé bị sặc.

3. Chú ý tư thế khi cho bé ăn

Tư thế đúng góp phần quan trọng trong việc hạn chế nôn trớ ở trẻ. Do đó, khi cho bé bú hoặc ăn, mẹ cần:

  • Giữ bé thẳng, không nghiêng vẹo
  • Kê đầu bé ở độ cao vừa phải
  • Không cho bé nằm hoặc ngủ ngay sau khi ăn xong

4. Cho bé ăn dặm

Với sự chấp thuận của bác sĩ nhi khoa, mẹ có thể thêm một lượng nhỏ ngũ cốc gạo vào sữa công thức hoặc sữa mẹ khi cho bé ăn. Điều này làm cho thức ăn đặc hơn và hạn chế việc nôn trớ của bé.

5. Giúp bé ợ sau khi ăn

Cho dù trẻ bú bình hay bú mẹ thì bạn cũng cần đảm bảo là trẻ ợ sau khi ăn. Ợ là dấu hiệu chứng tỏ sữa đã đi vào dạ dày của bé và làm hạn chế tình trạng nôn trớ, ọc sữa. Bạn có thể giúp bé ợ bằng cách bế đứng bé và vuốt nhẹ nhàng vào lưng cho đến khi bé ợ thì dừng.

Trên đây là một số thông tin xung quanh việc dạ dày của bé nằm ngang. Tuy nhiên, thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chỉ định hoặc lời khuyên của bác sĩ. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Các thuốc chống trào ngược dạ dày cho trẻ tốt nhất
  • Cách xử lý, chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Từ khóa » Cấu Tạo Dạ Dày Của Trẻ Sơ Sinh