Những điều Mẹ Chưa Biết Về Hệ Tiêu Hóa Của Bé - Bio-acimin
Có thể bạn quan tâm
Cơ thể bé cần thức ăn mỗi ngày để cung cấp năng lượng, bổ sung vitamin và khoáng chất. Bởi vậy, làm thế nào để chăm sóc tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của bé luôn là nỗi băn khoăn thường trực của không ít mẹ. Vì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh không chỉ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết mà còn quyết định đến sự phát triển trí não của bé. Mẹ hãy cùng các hiệp sĩ Bio-acimin khám phá những điều lý thú về đặc điểm và tính năng từng bộ phận của hệ tiêu hóa nhé!
Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của bé vẫn ở giai đoạn hoàn thiện cả về cấu trúc lẫn chức năng. Trong khi đó, nhu cầu về nguồn dinh dưỡng và năng lượng cung cấp của bé lại rất cao gây ra sự mẫu thuẫn giữa chức năng sinh lý và nhu cầu của cơ thể. Bởi vậy, việc mẹ hiểu rõ về những đặc điểm của hệ tiêu hóa chính là chìa khóa vàng giúp bé triển toàn diện và ngăn ngừa hiệu quả các vấn đề rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra.
Bộ máy tiêu hóa là một dây chuyền hoàn thiện bao gồm các cơ quan chính: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột, gan và tụy. Mỗi bộ phận lại đảm nhận một chức năng khác nhau nhưng đều có những “đóng góp” không thể thiếu vào sự phát triển toàn diện của hệ tiêu hóa.
Miệng
Cấu trúc xương hàm chưa hoàn thiện nên lúc này miệng của bé khá nhỏ, tuy nhiên phần lưỡi lại khá rộng so với miệng với gai lưỡi phát triển. Những đặc điểm kể trên giúp trẻ bú mút bầu vú của mẹ tốt hơn trong giai đoạn bú sữa mẹ. Ngoài ra, vùng niêm mạc khoang miệng khá mỏng và tập trung nhiều mạch máu nên rất dễ bị tổn thương, nhiễm nấm và nhiễm trùng. Do đó, lời khuyên dành cho mẹ là nên vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho bé thường xuyên. Đặc biệt, tuyến nước bọt ở trẻ sơ sinh cần 3 – 4 tháng mới hoàn thiện, vì thế thức ăn tốt nhất dành cho trẻ là sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Thực quản
Thực quản của bé có dạng hình phễu với cấu tạo thành rất mỏng và cơ co bóp phát triển yếu, đó là lý do vì sao trẻ con hay gặp hiện tượng nôn trớ. Theo độ tuổi phát triển của bé, chiều dài thực quản cũng có sự thay đổi về kích thước, cụ thể như sau:
– Trẻ sơ sinh: 10 – 11 cm
– Trẻ 1 tuổi: 12 cm
– Trẻ 5 tuổi: 16 cm
– Trẻ 10 tuổi: 18 cm
– Trẻ 15 tuổi: 20 cm
Đến khi phát triển hoàn chỉnh như một người trưởng thành, dạ dày của bé sẽ có kích thước khoảng 25 – 32 cm.
Dạ dày
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dạ dày có dạng hình tròn, tương đối cao và nằm ngang, tổ chức cơ còn ít nên bé rất dễ nôn trớ khi ăn quá nhiều. Do đó, các bữa ăn của bé nên cách nhau khoảng từ 2,5h – 3h. Ngoài ra, mẹ nên cho bé ăn thành nhiều bữa nhỏ và không nên ép trẻ ăn quá no vì dung tích dạ dày của bé còn nhỏ, đồng thời hệ thống tiết dịch chưa hoàn thiện gây ra những bất lợi cho quá trình tiêu hóa thức ăn.
Ruột
Một điều thú vị là ruột của bé dài hơn ruột của người lớn. Khi 6 tháng tuổi, ruột già của trẻ có chiều dài gấp 6 lần cơ thể, trong khi người lớn chỉ gấp 4 lần. Diện tích ống tiêu hóa của trẻ khá lớn những thành ruột lại rất mỏng, hệ thống mạch máu nhiều và có tính thẩm thấu cao. Do đó, trong những năm đầu đời, mẹ cần chăm sóc tốt cho hệ tiêu hóa của bé để “tận dụng” khả năng hấp thụ của ruột giúp tránh tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại.
Tụy
Các men do tụy tiết ra như Trypsin, Lipase, Amylase giúp bé chuyển hóa đạm, mỡ, đường, vi chất,… từ dạng phân tử phức tạp thành các phân tử đơn giản để cơ thể có thể hấp thu qua màng ruột. Trong những năm đầu, chức năng tụy còn chưa hoàn thiện nên sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất phù hợp với bé.
Gan
Kích thước gan ở trẻ sơ sinh khá lớn, chiếm tới 4,4% trọng lượng cơ thể với nhiều mạch máu, song các tế bào lại chưa phát triển đầy đủ. Cùng với các men từ tụy, dịch mật bài tiết từ gan cũng đóng góp một phần “sức lực” trong phân giải các hợp chất phức tạp chứa trong thức ăn thành các phân tử đơn giản hơn để cơ thể bé dễ hấp thu.
Hy vọng với những kiến thức về hệ tiêu hóa của bé, mẹ sẽ có chế độ dinh dưỡng phù hợp và cách xử lý đúng đắn trước những rối loạn tiêu hóa để giúp hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh, từ đó đảm bảo sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Trẻ hay ăn chóng lớn là mong muốn lớn nhất của các ông bố bà mẹ. Hiểu được điều đó, suốt hơn 1 thập kỷ qua, thương hiệu Bio-acimin đã không ngừng nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, nỗ lực đem đến giải pháp hiệu quả hỗ trợ chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ một cách tốt nhất. Với bộ sản phẩm bao gồm:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm vi sinh Bio-acimin Gold bổ sung men vi sinh và dưỡng chất hỗ trợ lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa, giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Từ đó hỗ trợ cải thiện chứng biếng ăn, khiến con ăn ngon hơn, hỗ trợ tăng cường hấp thu dưỡng chất và nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Fiber bổ sung chất xơ tự nhiên Synergy 1 và men vi sinh hỗ trợ cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón ở trẻ.
Bộ đôi sản phẩm mới Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Chew và Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Chew F dạng viên nhau với hương vị thơm ngon, dễ dàng sử dụng trực tiếp mọi lúc mọi nơi, khiến bé thêm yêu thích và tăng tính tiện dụng cho mẹ.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew hỗ trợ làm giảm tình trạng biếng ăn ở trẻ với thành phần chính là men vi sinh và các dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ tăng cường hệ vi sinh đường ruột và tăng cường tiêu hóa.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew F hỗ trợ làm giảm tình trạng táo bón bằng cách bổ sung chất xơ tự nhieenSynergy 1 và men vi sinh cho trẻ.
Nhãn hàng Bio-acimin sẵn sàng đồng hành cùng cha mẹ, hỗ trợ cải thiện chứng biếng ăn, rối loạn tiêu hóa và táo bón của trẻ bằng các giải pháp an toàn và hiệu quả.
Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa từng người
Số GPQC: 01305/2019/ATTP-XNQC
Hotline: 1900 6436
Website: bioacimin.com
Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM QD-MELIPHAR
Địa chỉ: Duyên Trường, Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội
Website: ww.duocmelinh.com
Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC
Địa chỉ: Lô B10/D6 khu đô thị Cầu Giấy, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Website: www.duocvietduc.com
Từ khóa » Cấu Tạo Dạ Dày Của Trẻ Sơ Sinh
-
Hệ Tiêu Hoá ở Trẻ Em Có đặc điểm Như Thế Nào? - Vinmec
-
Đặc điểm Hệ Tiêu Hoá ở Trẻ Em - Vinmec
-
Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh Nằm Ngang Và Một Số Vấn Đề Mẹ Cần Lưu Ý
-
Đặc điểm Hệ Tiêu Hoá Trẻ Em - Dieutri.Vn
-
ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HÓA TRẺ EM - SlideShare
-
Hệ Tiêu Hóa ở Trẻ Có Gì Khác Biệt So Với Người Lớn
-
Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh Nằm Ngang: Mẹ Làm Gì để Con Khỏe Mạnh
-
Dung Tích Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh Và Những Bí Mật Mẹ Chưa Biết - Fitobimbi
-
Hệ Tiêu Hóa Là Gì? Đặc Điểm Cấu Tạo Hệ Tiêu Hóa Của Trẻ Em
-
Tìm Hiểu Về Hệ Tiêu Hóa Của Bé Bú Mẹ - Care With Love
-
Khi Nào Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh Hết Nằm Ngang? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Hệ Tiêu Hóa Của Trẻ Hoạt động Như Thế Nào?| BS Hồ Thị Hồng Tho ...
-
Tổng Quan Về Bất Thường Bẩm Sinh đường Tiêu Hóa - Khoa Nhi