Hệ Tiêu Hóa Là Gì? Đặc Điểm Cấu Tạo Hệ Tiêu Hóa Của Trẻ Em
Có thể bạn quan tâm
Sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ. Để trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, trước hết mẹ cần hiểu rõ về sự khác biệt giữa hệ tiêu hóa của trẻ với người lớn. Qua đó, có kế hoạch cùng sự lựa chọn dinh dưỡng cho con yêu có hệ tiêu hóa tốt nhất để phát triển toàn diện. Cùng tìm hiểu chi tiết về hệ tiêu hóa của trẻ, sự khác biệt nói trên qua bài viết dưới đây.
Nội dung
- 1. Hệ tiêu hóa là gì?
- 2. Cấu tạo của hệ tiêu hóa
- 3. Hệ tiêu hóa hoạt động như thế nào?
- 4. Vai trò của hệ tiêu hóa đối với cơ thể
- 5. Các bệnh về hệ tiêu hóa
- 6. Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa
- 7. Giải pháp bảo vệ hệ tiêu hóa tốt hơn
- 8. Hệ tiêu hóa của trẻ khác với chúng ta như thế nào?
- 9. Làm gì để hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn, phát triển khỏe mạnh hơn
1. Hệ tiêu hóa là gì?
Hệ tiêu hóa là hệ thống các cơ quan của cơ thể, có nhiệm vụ ăn, tiêu hóa thức ăn để tách lấy năng lượng và chất dinh dưỡng, đồng thời đẩy các chất thải ra ngoài.
2. Cấu tạo của hệ tiêu hóa
Cấu tạo của hệ tiêu hóa bao gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. Ống tiêu hóa là đường đi thức ăn của hệ tiêu hóa gồm: khoang miệng, cổ họng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng và hậu môn. Tuyến tiêu hóa gồm hai loại lớn và nhỏ. Tuyến tiêu hóa lớn gồm: tuyến nước bọt, gan, tụy; tuyến tiêu hóa nhỏ nằm bên trong thành ống tiêu hóa lớn: dạ dày, tuyến ruột và tuyến ruột non.
Hình ảnh hệ tiêu hóa ở người
3. Hệ tiêu hóa hoạt động như thế nào?
Hoạt động tiêu hóa là một quá trình sinh lý phức tạp, được hoàn thành bởi tác dụng liên hoàn cơ năng hóa học, dưới sự điều tiết của thần kinh. Hệ tiêu hóa hoạt động gồm 2 dạng: tiêu hóa mang tính cơ năng và tiêu hóa mang tính hóa học.
- Miệng: Thức ăn được nghiền nhỏ, tinh bột được tiêu hóa một phần nhờ tác dụng của Enzyme Amylase (Ptyalin), thức ăn được trộn lẫn với nước bọt thành viên thức ăn mềm, trơn được lưỡi đưa xuống họng và thực quản.
- Khi thức ăn xuống dạ dày: Hoạt động co bóp tại dạ dày, dưới tác dụng của men tiêu hóa do dạ dày tiết ra, thức ăn được trộn lẫn với dịch vị, trong đó, một phần protein và tinh bột được tiêu hóa, chất béo hầu như chưa được tiêu hóa.
- Ruột non: Thức ăn từ dạ dày sẽ được đưa xuống ruột non. Tại ruột non, dưới tác dụng của dịch tụy, dịch ruột, muối mật và các chất dinh dưỡng: Protein, Lipid, Glucid (tinh bột/đường), vitamin, khoáng chất được tiêu hóa hoàn toàn và được hấp thu qua thành ruột để đi nuôi cơ thể.
- Ruột già (đại tràng): Sau khi dinh dưỡng được hấp thu, các chất cặn bã còn lại được đưa xuống ruột già. Tại đây, nước và một số chất khoáng được ruột già hấp thụ. Đại tràng hấp thu chất dịch và tạo chất phân lỏng. Một số Vitamin cũng được hấp thu qua đại tràng. Thông thường phải mất 36 giờ để phân có thể đi qua đại tràng. Thành phần chính của phân chủ yếu là mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn.
- Trực tràng: Là bộ phận kết nối đại tràng với hậu môn. Phần còn lại từ ruột già thành phân chuyển xuống trực tràng và được bài xuất ra ngoài qua hậu môn.
4. Vai trò của hệ tiêu hóa đối với cơ thể
Hệ tiêu hóa là một trong những bộ phận quan trọng bậc nhất của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng cơ thể. Hệ tiêu hóa tiếp nhận, hấp thu thức ăn và thải các chất không thể tiêu hóa ra ngoài, là nơi biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng, từ đó cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển, chữa lành các tế bào bị tổn thương.
Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là tiền đề cơ bản giúp cơ thể phát triển tốt nhất. Nó không chỉ đảm bảo chúng ta được ăn ngon, hấp thu tốt các dưỡng chất mà còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, tránh xa bệnh tật và kích thích phát triển trí não.
5. Các bệnh về hệ tiêu hóa
Táo bón
Táo bón là bệnh tiêu hóa thường gặp với các triệu chứng khó đi đại tiện, khó thải phân, phân cứng hoặc khô. Ngoài ra còn có các triệu chứng: chướng bụng, chảy máu trong hoặc sau đi đại tiện. Nguyên nhân phổ biến do không ăn đủ chất xơ, không uống đủ nước, căng thẳng, ít vận động...
Tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng với số lượng trên ba lần 1 ngày. Bệnh thường có triệu chứng đau bụng âm ỉ, phân bị lỏng, lượng phân nhiều, gây mất nước, chuột rút. Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể do nhiễm vi khuẩn, vi rút có hại từ thức ăn mất vệ sinh, uống nước ô nhiễm, ăn phải thực phẩm bẩn, sử dụng các sản phẩm có chất phụ gia,...
Trào ngược dạ dày thực quản
Tình trạng này xảy ra khi cơ trong thực quả của chúng ta mở ra và đóng lại không đúng lúc khi nuốt. Khi đó, thức ăn và dịch tiêu hóa có chứa axit sẽ chảy ngược vào thực quản. Trào ngược axit dạ dày có thể gây ra cảm giác nóng rát ở ngực, cổ họng, hay còn gọi là chứng ợ nóng.
Rối loạn tiêu hóa
- Hội chứng ruột kích thích (IBS): Chủ yếu ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 - 50, gây ra các triệu chứng như chuột rút, đầy hơi, phân có nhầy…
- Bệnh celiac: Những người mắc chứng bệnh này không thể dung nạp gluten - một loại protein được tìm thấy tự nhiên trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch. Khi ăn gluten, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng làm hỏng lớp lót của ruột non. Do vậy, các chất dinh dưỡng không thể được hấp thu đúng cách. Bệnh có thể gây tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, đau bụng và đầy hơi.
6. Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa
Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho hệ tiêu hóa với các mức độ khác nhau:
Vi khuẩn có hại:
Các loại vi khuẩn có hại gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến các bộ phận tiêu hóa. Răng có thể bị hư hại khi vi khuẩn lên men nơi các vết thức ăn tạo môi trường axit làm hỏng men và ngà răng. Dạ dày và tá tràng có thể bị viêm loét do hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori ký sinh ở lớp dưới niêm mạc của dạ dày và tá tràng. Các đoạn ruột khác nhau, các tuyến tiêu hóa cũng có thể bị viêm do nhiễm độc dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Các chất độc này có thể do thức ăn ôi thiu, vi khuẩn tả, thương hàn,... ký sinh trùng amip tiết ra.. Hoạt động tiêu hóa bị ngăn trở và giảm hiệu quả do giun sán kí sinh trong ruột.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Hoạt động tiêu hóa, hấp thụ kém hiệu quả do ăn uống không đúng cách. Hoạt động thải phân có thể gặp khó khăn do khẩu phần ăn không hợp lý, ít chất xơ, ăn uống quá nhiều chất chát….
7. Giải pháp bảo vệ hệ tiêu hóa tốt hơn
Sử dụng các biện pháp vệ sinh hệ tiêu hóa
- Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và cơ quan khác trong khoang miệng.
- Ăn uống hợp vệ sinh nhằm tránh các tác nhân gây hại cho cơ quan tiêu hóa.
- Cần thiết lập khẩu phần ăn hợp lý, đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.
- Ăn chậm, nhai kỹ: Ăn uống cần đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị,... sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý để tiêu hóa được hiểu quả.
Bổ sung thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa
Ăn những loại thực phẩm tốt giúp bảo vệ và cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả. Chúng ta nên bổ sung thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu chất xơ: rau, củ, quả… giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng, hạn chế táo bón. Đồng thời bổ sung thực phẩm chứa nhiều đạm Whey giàu alpha-lactalbumin, dễ tiêu hóa hấp thu.
Nên bổ sung thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu chất xơ: rau, củ, quả… giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng, hạn chế táo bón
Cung cấp lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa
Lợi khuẩn trong ruột có vai trò rất quan trọng, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Chúng hoạt động bằng cách thay đổi thành phần của vi khuẩn đường ruột hoặc hoạt động trao đổi chất của vi khuẩn. Các vi khuẩn tốt lấn át hại khuẩn trong ruột giúp ngăn chặn vi khuẩn xấu nhân lên và gây nhiễm trùng hoặc viêm. Chúng ta có thể cung cấp lợi khuẩn bằng việc bổ sung men vi sinh, ăn sữa chua, cung cấp thức ăn nuôi dưỡng lợi khuẩn: chuối, atiso, măng tây, thì là, tỏi, táo.
Sử dụng thực phẩm chức năng tốt cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Sử dụng thực phẩm chức năng nhằm bổ sung các lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột để phòng chống các bệnh về đường ruột, đồng thời tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa, giảm các tình trạng: đầy hơi, khó tiêu, giúp bữa ăn được ngon miệng và chất lượng hơn.
Trong trường hợp nếu bạn muốn sử dụng thuốc giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh ngoài sử dụng thực phẩm chức năng thì cần tham khảo và có sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
8. Hệ tiêu hóa của trẻ khác với chúng ta như thế nào?
Sự khác biệt đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi
- Sự khác biệt của khoang miệng
Miệng của trẻ dưới 6 tháng tuổi khác với người lớn như xương hàm trên phát triển, lợi có nhiều nếp nhăn, cơ môi phát triển mạnh, lưỡi tương đối dày và rộng, nhiều nang tân và gai lưỡi, giúp khoang miệng và lưỡi hoạt động như pít tông phục vụ cho động tác mút bú của trẻ.
Niêm mạc của trẻ mỏng, mềm mại, có nhiều mao mạch. Tuyến nước bọt của trẻ phát triển hoàn toàn khi trẻ được 3 - 4 tháng tuổi. Do vậy ở những tháng đầu sau sinh niêm mạc của trẻ thường khô, dễ tổn thương, nấm Candida albicance dễ phát triển gây hiện tượng tưa miệng.
Trẻ 4 - 6 tháng thường có hiện tượng chảy nước bọt sinh lý do mầm răng kích thích vào dây thần kinh V và trẻ chưa biết nuốt nước bọt. Trong nước bọt có men tiêu hoá tinh bột: amylase, maltase. Hoạt tính của men trong nước bọt tăng dần theo tuổi của trẻ.
- Sự khác biệt của dạ dày
Khi mới sinh, dạ dày của trẻ hình tròn, nằm cao và ngang. Cơ dạ dày của trẻ phát triển yếu, nhất là cơ thắt tâm vị. Dạ dày dễ bị biến dạng sau khi ăn trong khi cơ thắt môn vị phát triển khá tốt và đóng chặt nên trẻ dễ bị nôn trớ mỗi lần ăn xong.
Dạ dày của trẻ ở giai đoạn này bài tiết dịch vị như người lớn nhưng hàm lượng acid chlohydric, độ toan và các men tiêu hóa có nồng độ thấp hơn. Dịch vị của trẻ có các men: Pepsin, Labferment, Catepsin, Lipase để tiêu đạm và mỡ. Sự bài tiết các men phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khoẻ của trẻ.
Dạ dày của trẻ sơ sinh hình tròn, nằm ngang và cao, khác hẳn so với người lớn
Dạ dày của trẻ sơ sinh hình tròn, nằm ngang và cao, khác hẳn so với người lớn
- Sự khác biệt tại ruột
So với người lớn, ruột của trẻ tương đối dài, niêm mạc ruột có nhiều nếp nhăn, vi nhung mao và mạch máu nên trẻ dễ hấp thu các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, sự kết nối giữa các tế bào biểu mô ruột lỏng lẻo, vi khuẩn dễ xâm nhập gây các bệnh về rối loạn tiêu hóa.
Mạc treo ruột của trẻ dài, manh tràng ngắn, dễ di động nên dễ bị xoắn ruột. Vị trí ruột thừa của trẻ dưới 1 tuổi không cổ định nên việc chẩn đoán viêm ruột thừa khó khăn. Trực tràng của trẻ dài nhưng cơ yếu, niêm mạc lỏng lẻo nên dễ bị sa trực tràng khi ho hay rặn nhiều.
- Sự khác biệt ở những cơ quan khác thuộc hệ tiêu hóa
Ở trẻ, thức ăn được tiêu hóa ở ruột nhờ tác dụng của các men trong dịch ruột, dịch tụy, mật. Tuy nhiên, hàm lượng các men này đều thấp hơn người lớn nên trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa và kém hấp thu khi mắc bệnh.
Sự khác biệt đối với trẻ trên 1 tuổi
- Với trẻ trên 1 tuổi cấu trúc khoang miệng gần hoàn chỉnh. Khi trẻ 6 tuổi, răng vĩnh viễn bắt đầu mọc và thay thế dần răng sữa.
- Dạ dày của trẻ bắt đầu đứng dọc và không còn nằm ngang như lúc sơ sinh đồng thời có hình dài thuôn thuôn.
- Với trẻ, các cơ địa dạ dày còn yếu, nhất là cơ tâm vị và môn vị nên trẻ thường hay bị nôn trớ. Các tuyến tiết dịch tiêu hóa phát triển ít vì thế hệ tiêu hóa kém hấp thu hơn. Từ sau 2 tuổi, phần lớn các cấu trúc của của dạ dày phát triển và trở nên hoàn thiện hơn, gần giống với người lớn.
- Sau 7 tuổi trở lên, hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện và gần như tương đồng với người trưởng thành cả về giải phẫu và sinh lý, đặc biệt là hệ vi sinh vật đường ruột.
9. Làm gì để hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn, phát triển khỏe mạnh hơn
Hệ tiêu hóa có quan hệ mật thiết đến sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ. Hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, mẹ cần phải có kiến thức và kinh nghiệm giúp hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn, khỏe mạnh hơn. Để trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thu dinh dưỡng dễ dàng mẹ cần:
Mẹ tránh cho trẻ ăn thực phẩm khó tiêu và có thể gây dị ứng
Mẹ cần hết sức cẩn thận, tránh để trẻ ăn, uống những thực phẩm khó tiêu và có khả năng gây dị ứng. Khi cho trẻ ăn bất kỳ món gì mới nên bắt đầu từ lượng ít, sau đó mới tăng dần.
Không nên cho bé ăn quá nhiều loại thức ăn trong ngày, tránh việc trẻ bị dị ứng và khó xác định nguyên nhân từ loại thực phẩm nào. Không nên cho trẻ ăn quá sớm các loại hải sản, thực phẩm nguyên hạt, nhiều đạm, tinh bột… vì hệ tiêu hóa của trẻ sẽ quá tải và dẫn đến bị rối loạn.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ
Cơ thể trẻ rất cần chất xơ. Một khi chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ trẻ rất dễ bị táo bón. Thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp thức ăn di chuyển dễ dàng qua đường tiêu hóa, hạn chế chứng táo bón, ngăn ngừa và điều trị hiệu quả các triệu chứng tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu.... giúp cân bằng nguồn dinh dưỡng cho trẻ.
Vì thế mẹ nên bổ sung vào bữa ăn dặm và bữa ăn chính của trẻ các loại thực phẩm giàu chất xơ: táo, chuối, đu đủ, bí đỏ, ngũ cốc, trái cây, rau, đậu…..
Chọn các loại dinh dưỡng dễ hấp thu
Chọn các loại dinh dưỡng dễ hấp thu như Sữa, các sản phẩm tăn cường nhiều đạm Whey dễ tiêu hóa hấp thu. Bên cạnh đó, cải thiện chỉ số acid amin tryptophan giúp bé ngủ ngon, giúp phát triển não bộ cho bé.
Cho trẻ uống đủ nước
Nước rất cần thiết cho cơ thể và hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ cần nhắc nhở và tạo thói quen cho trẻ uống nước đều đặn để cải thiện hệ tiêu hóa vì nước làm thức ăn loãng ra, dễ dàng di chuyển trong hệ tiêu hóa.
Mẹ nên chế biến thực phẩm đúng cách
Mẹ cần chế biến và bảo vệ thực phẩm đúng cách để tránh việc thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Thức ăn của trẻ cần chọn nguyên liệu sạch, tươi ngon, và phải chế biến ngay. Cho trẻ ăn dứt điểm từng bữa, hạn chế việc hâm lại thức ăn nhiều lần.
Cần thận trọng khi hâm bằng lò vi sóng vì lượng nhiệt có thể phân bổ không đều khiến thức ăn chưa chín hẳn, dễ bị nhiễm khuẩn. Nấu mềm và nghiền nhuyễn các nguyên liệu thay vì hầm lấy nước. Đặc biệt, mẹ nên chọn các loại sữa phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ, đồng thời đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất giúp trẻ phát triển toàn diện.
Bổ sung sữa tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì thế mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Trong sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cấu trúc và chức năng đường tiêu hóa của trẻ nhanh chóng hoàn thiện và khỏe mạnh hơn.
Nếu trẻ không được bú sữa mẹ vì một lý do như sữa mẹ rất ít hoặc mẹ bị bệnh thì hãy bảo vệ đường tiêu hóa cho trẻ bằng cách chọn sữa có bổ sung những yếu tố có lợi cho đường tiêu hóa như:
- Nguồn sữa dễ hấp thu như Sữa dê, sữa giàu thành phần whey protein, chất béo MCT.
- Chất xơ hòa tan (FOS) giúp cân bằng hệ men vi sinh đường ruột
- Vitamin và khoáng chất
Vậy sữa nào tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ?
Calokid Gold của Công ty Cổ phần sữa VitaDairy Việt Nam, giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt, hấp thu khỏe nhờ thành phần đạm Whey thủy phân và hàm lượng chất xơ hoà tan FOS, giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thu tốt, hạn chế các vấn đề về tiêu hóa như: táo bón, khó tiêu, đầy hơi, hấp thu kém.
Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu luôn tươi mới, tinh khiết, hương vị sản phẩm Calokid Gold thơm ngon, dễ uống, phù hợp với khẩu vị trẻ Việt nên được nhiều mẹ tin yêu, lựa chọn cho con yêu.
Như vậy, cấu tạo và hoạt động của hệ tiêu hoá ở trẻ em có rất nhiều điểm khác với hệ tiêu hóa của người lớn nên việc chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ cũng rất khác. Việc hiểu rõ về hệ tiêu hóa của trẻ mẹ sẽ có được cách chăm hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn, đồng thời cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh.
Cảm ơn mẹ đã đồng hành và theo dõi bài viết. Vitadairy luôn đồng hành cùng mẹ trên hành trình giúp con yêu khôn lớn và phát triển khỏe mạnh.
Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt dành cho trẻ trên 2 tuổi Calokid Gold Calokid Gold - Công thức dinh dưỡng khoa học, chuyên biệt, đặc chế, dành cho trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn, chậm tăng cân, được bổ sung các dưỡng chất thiết yếu và đặc biệt bổ sung 2'FL - HMO & ColosIgG 24h giàu kháng thể miễn dịch IgG nhằm tăng cường miễn dịch đường ruột, giúp bé tăng cân khoa học, tiêu hóa tốt cũng như phát triển vượt trội về chiều cao, trí não và miễn dịch. Tăng cân khoa học Đậm độ dinh dưỡng linh hoạt từ 1.0 - 1.2kcal/ml đảm bảo cung cấp tới 600kcal-720kcal/ngày, giúp tăng cường dinh dưỡng hiệu quả để bé tăng cân khoa học ở từng giai đoạn phát triển. Kết hợp phức hợp đạm có giá trị sinh học cao Đạm Whey thủy phân, Whey cô đặc và Đạm sữa giúp bé duy trì cân nặng ổn định và phát triển khỏe mạnh Tiêu hóa tốt MCT - chất béo chuyển hóa nhanh & WPH - Đạm Whey thủy phân giúp bé hấp thu dinh dưỡng hiệu quả. Thành phần sữa non cao cấp ColosIgG24h kết hợp 2'FL - HMO giúp tăng cường miễn dịch đường tiêu hóa. Chất xơ hòa tan FOS cho hệ tiêu hóa ổn định và phòng ngừa táo bón Phát triển trí não DHA, Choline cần thiết cho sự hoàn thiện và phát triển cấu trúc não bộ, thị giác, giúp bé nhanh nhẹn và thông minh Tăng cường miễn dịch 2'FL - HMO kết hợp Sữa non ColosIgG 24h giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh, giúp bé khỏe mạnh và giảm tỷ lệ ốm bệnh. Kẽm, Selen, Vitamin A giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch hiệu quả Phát triển chiều cao Canxi, Photpho, Vitamin D3 và đặc biệt MK-7 giúp tăng cường sự chắc khỏe của xương và kích thích sự phát triển chiều cao vượt trội Thông tin liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VITADAIRY VIỆT NAM 99 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành, quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tel/Fax: (028) 39152 111 Hotline: 1900 633 559 Website: www.vitadairy.vn Facebook: https://www.facebook.com/vitadairy.vn/ Website: www.vitadairy.vn Facebook: https://www.facebook.com/vitadairy.vn/ |
Từ khóa » Cấu Tạo Dạ Dày Của Trẻ Sơ Sinh
-
Hệ Tiêu Hoá ở Trẻ Em Có đặc điểm Như Thế Nào? - Vinmec
-
Đặc điểm Hệ Tiêu Hoá ở Trẻ Em - Vinmec
-
Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh Nằm Ngang Và Một Số Vấn Đề Mẹ Cần Lưu Ý
-
Đặc điểm Hệ Tiêu Hoá Trẻ Em - Dieutri.Vn
-
Những điều Mẹ Chưa Biết Về Hệ Tiêu Hóa Của Bé - Bio-acimin
-
ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HÓA TRẺ EM - SlideShare
-
Hệ Tiêu Hóa ở Trẻ Có Gì Khác Biệt So Với Người Lớn
-
Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh Nằm Ngang: Mẹ Làm Gì để Con Khỏe Mạnh
-
Dung Tích Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh Và Những Bí Mật Mẹ Chưa Biết - Fitobimbi
-
Tìm Hiểu Về Hệ Tiêu Hóa Của Bé Bú Mẹ - Care With Love
-
Khi Nào Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh Hết Nằm Ngang? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Hệ Tiêu Hóa Của Trẻ Hoạt động Như Thế Nào?| BS Hồ Thị Hồng Tho ...
-
Tổng Quan Về Bất Thường Bẩm Sinh đường Tiêu Hóa - Khoa Nhi