Đặc điểm, Bảng Giá & Quy Trình Thi Công - Sơn Phủ Epoxy

Sơn phủ Epoxy là một trong những dòng sơn được ưa chuộng nhất hiện nay. Với nhiều ưu điểm vượt trội như bền màu, khả năng bám dính tốt trên nhiều bề mặt và chống ăn mòn cao. Hiện nay, dòng sơn này đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, xây dựng. Để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm, đặc điểm cũng như quy trình thi công sơn phủ cho sàn nhà xưởng, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Table of Contents

Toggle
  • Sơn phủ Epoxy là gì?
  • Đặc điểm nổi bật của sơn phủ epoxy
  • Ứng dụng của sơn phủ Epoxy
  • Sơn phủ epoxy gồm những loại nào?
  • Quy trình thi công sơn phủ sàn Epoxy nhà xưởng 
    • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sàn nhà xưởng
    • Bước 2: Thi công lớp sơn lót Epoxy
    • Bước 3: Thi công lớp sơn phủ Epoxy hoàn thiện
    • Bước 4: Nghiệm thu thi công và bàn giao
  • Top 6 sơn phủ epoxy tốt nhất hiện nay
    • Sơn Epoxy Đại Bàng
    • Sơn Epoxy KCC
    • Sơn Jotun
    • Sơn Suka
    • Sơn phủ Benzo
    • Sơn phủ KLC

Sơn phủ Epoxy là gì?

Sơn epoxy được chia thành hai dòng chính: sơn phủ epoxy và sơn lót epoxy.

Trong đó, sơn phủ Epoxy là loại sơn epoxy hai thành phần, được sử dụng làm lớp sơn cuối cùng trong quá trình thi công. Sơn phủ bao gồm các chất hóa học đó là Epichlorohydrin, Bisphenol – A và Polymide. Chức năng chính của nó là bảo vệ bề mặt và tăng tính thẩm mỹ cho công trình sau khi đã được sơn.

Sơn phủ Epoxy cho nền bê tông
Sơn phủ Epoxy cho nền bê tông

Đặc điểm nổi bật của sơn phủ epoxy

Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của sơn phủ:

  • Có sự đa dạng về màu sắc như xanh, đỏ, trắng, vàng,…
  • Khả năng bám dính tốt trên nhiều bề mặt khác nhau như: kim loại, bê tông,…
  • Chịu được trong môi trường muối biển, hóa chất, đặc biệt là kiềm.
  • Khả năng chống ăn mòn và chống thấm nước cực tốt.
  • Sơn không có mùi.
  • Sơn khô nhanh.
  • Bề mặt công trình được sơn phủ bằng Epoxy bền màu, dễ dàng vệ sinh, lau chùi.
  • Chống trơn trượt và chống tĩnh điện tốt.
  • Là dòng sơn công nghiệp cao cấp.
  • Chịu tải trọng cao.
  • Chịu lực và phản ứng cơ học cao, nâng cao tuổi thọ bề mặt.
  • Hàm lượng chất rắn cao, hàm lượng bay hơi thấp, không gây hại cho sức khỏe và môi trường.
  • Khả năng chịu nhiệt độ lên đến 120℃.
  • Yêu cầu kỹ thuật cao trong quá trình thi công.

Ứng dụng của sơn phủ Epoxy

Với nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội, hiện nay sơn phủ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Cụ thể như:

  • Sơn phủ sàn bê tông: sơn epoxy nền nhà sàn công nghiệp, nền sàn nhà xưởng, sân bóng tập tennis, siêu thị, showroom, bệnh viện….
  • Sơn tàu thuyền: Sơn tàu thuyền bằng sắt và bằng gỗ.
  • Nhà máy sản xuất điện, chế biến hải sản.
  • Sơn phủ ứng dụng trong ngành xây dựng cầu đường, giao thông vận tải, công nghiệp cơ khí.
  • Sơn phủ còn được dùng trong các bể chứa nước, nhà máy lọc hóa dầu.
  • Sơn phủ trong sản xuất, đặc biệt là cho linh kiện điện tử và máy tính.
Sơn phủ Epoxy được dùng để sơn tàu thuyền
Sơn phủ Epoxy được dùng để sơn tàu thuyền

Sơn phủ epoxy gồm những loại nào?

Trên thị trường hiện nay, sơn phủ bằng epoxy được phân loại theo thành phần dung môi và phương pháp thi công, mang đến nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng. Dưới đây là phân loại chi tiết:

Theo thành phần:

  1. Sơn epoxy gốc dầu: Loại sơn này có thể được pha loãng bằng dung môi trong quá trình thi công.
  2. Sơn epoxy không dung môi: Sơn này được sử dụng nguyên chất mà không cần pha loãng dung môi trong quá trình thi công.
  3. Sơn epoxy gốc nước: Loại sơn này được pha loãng bằng nước sạch trong quá trình thi công sơn nước.
  4. Sơn epoxy chịu axit: Loại sơn này được đặc chế để chống chịu với các loại axit, hóa chất mạnh, thường được sử dụng trong các môi trường công nghiệp khắc nghiệt.

Theo phương pháp thi công:

  1. Sơn epoxy hệ lăn: Loại sơn này được thi công bằng cách sử dụng rulo lăn sơn. Quy trình thường bao gồm 3 lớp: 1 lớp lót và 2 lớp phủ, với chiều dày hoàn thiện thường đạt 0,3mm.
  2. Sơn nền epoxy tự san phẳng: Loại sơn này được thi công bằng cách sử dụng bàn cào để đảm bảo sơn phủ đều trên bề mặt. Loại sơn này có chiều dày từ 1mm đến 3mm.

Mỗi loại sơn sẽ đáp ứng nhu cầu và yêu cầu cụ thể của các dự án. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường, mục đích sử dụng, và yêu cầu về chiều dày của lớp sơn.

Quy trình thi công sơn phủ sàn Epoxy nhà xưởng 

Khi thi công sơn phủ, quy trình thi công được phân loại tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Có hai loại chính là: sơn phủ cho sàn nhà xưởng và sơn phủ cho kết cấu thép. Với mỗi loại sơn, chúng tôi áp dụng các quy trình thi công riêng biệt để đảm bảo hiệu suất và độ bền tối ưu. Trong bài viết này, Dailysonepoxy sẽ tập trung chia sẻ chi tiết về quy trình thi công sơn phủ Epoxy cho sàn nhà xưởng, giúp bạn nắm rõ cách thức thực hiện một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.

Quy trình thi công sơn Epoxy
Quy trình thi công sơn Epoxy

Dưới đây là quy trình thi công các bước đúng kỹ thuật:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sàn nhà xưởng

Trước khi thi công cần vệ sinh sạch sẽ sàn nhà xưởng để giúp sơn phủ có khả năng bám dính tốt nhất. Đối với khu vực bê tông lồi lõm, các bạn hãy dùng bột trét chuyên dụng để lấp đầy.

Sau đó chà nhám toàn bộ bề mặt nền bê tông. Cuối cùng, dùng máy hút bụi công nghiệp để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất và bụi bẩn bám trên bề mặt sàn.

Riêng đối với bề mặt nền đã có lớp sica đánh bóng, làm sạch lớp sica và đảm bảo bề mặt không chứa hóa chất hoặc chất tẩy rửa dư thừa.

Bước 2: Thi công lớp sơn lót Epoxy

Sau khi vệ sinh về mặt thi công, bạn tiến hành lăn một lớp sơn lót epoxy. Đây là lớp trung gian giúp chống thấm cho bề mặt sàn. Đồng thời tạo sự liên kết giữa sàn bê tông và lớp sơn phủ Epoxy.

Bước 3: Thi công lớp sơn phủ Epoxy hoàn thiện

Để trộn sơn phủ một cách hiệu quả, bạn cần tuân thủ tỷ lệ chính xác giữa hai thành phần chính là sơn gốc và chất đóng rắn, theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sử dụng máy trộn sơn công nghiệp để khuấy đều từng thành phần riêng lẻ của sơn.

Sau đó, hãy đổ từng thành phần vào nhau và tiếp tục khuấy hỗn hợp trong khoảng 2-3 phút. Để đảm bảo sự pha trộn đồng đều, sau khi khuấy, hãy cho sơn sàn công nghiệp epoxy nghỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Rồi ta tiến hành sơn phủ:

Đối với hệ sơn lăn:

  • Sử dụng Rulo chuyên dụng cho sơn epoxy để thi công. Rulo thông thường sử dụng cho sơn nước dân dụng không phù hợp với epoxy.
  • Lăn 2 lớp sơn, lớp 1 lăn ngang và lớp 2 lăn dọc để đảm bảo sơn đều.
  • Mỗi lớp cách nhau 4-8 giờ, tuỳ thuộc vào đặc tính của vật liệu sơn và điều kiện thời tiết. Thời gian đóng rắn có thể thay đổi.

Đối với hệ tự san phẳng:

  • Bả hoặc lăn một lớp sơn epoxy phủ lên bề mặt sơn lót để ngăn chặn hút sơn.
  • Sử dụng công cụ đổ sơn, bàn cào, Rulo phá bọt, và guốc đinh để di chuyển khi đổ sơn.
  • Tiến hành đổ sơn tự san phẳng với định mức 1 lit sơn cho 1m2. Có thể đổ 1 hoặc 2 lần tùy thuộc vào chiều dày lớp sơn yêu cầu của chủ đầu tư (1mm, 2mm, 3mm).
  • Đối với quá trình này, cần ít nhất 3 người để hoàn thành nhiệm vụ: một người đổ sơn, một người gạt sơn, và một người sử dụng lu lăn gai epoxy để phá bọt khí.
Thi công lớp sơn phủ Epoxy hoàn thiện
Thi công lớp sơn phủ Epoxy hoàn thiện

Bước 4: Nghiệm thu thi công và bàn giao

Công trình thi công sơn phủ hoàn thiện và đạt chất lượng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Nền sơn đều màu, không bị loang lổ hay bất kỳ khuyết tật nào.
  • Bề mặt sơn nhẵn, phẳng.
  • Lớp sơn phủ phải khô hoàn toàn trong vòng 24 giờ và có khả năng chịu tải trọng theo yêu cầu.
  • Bề mặt phải có khả năng chống trơn trượt tốt, giảm nguy cơ tai nạn khi di chuyển.
  • Đảm bảo sự cứng cáp và ổn định của bề mặt sơn.
  • Sau khi lớp sơn phủ hoàn thiện và khô hoàn toàn, thực hiện nghiệm thu bằng cách di chuyển người và vật nhẹ trên bề mặt. Đảm bảo tính linh hoạt và an toàn của sàn.

Top 6 sơn phủ epoxy tốt nhất hiện nay

Sau đây là top 6 sơn phủ mà đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng Dailysonepoxy đánh giá tốt nhất:

Sơn Epoxy Đại Bàng

  • Gồm 2 thành phần chính: sơn gốc S.EP-P1 và chất đóng rắn CĐR.EP-P1.
  • Được sử dụng rộng rãi cho lớp sơn phủ trang trí và bảo vệ trên bề mặt kim loại và bê tông.
  • Sản phẩm phổ biến là: sơn phủ sàn EPOXY hệ nước S.EP.WB-F-L2. Nó phù hợp cho việc sử dụng trên các loại nền nhà xưởng, nhà kho, phòng thí nghiệm, sân thể thao, và tầng hầm. Sơn này đặc biệt thích hợp cho các nền chịu độ nén cơ học không vượt quá 400 KG/cm2.

Sơn phủ epoxy Đại Bàng

Sơn Epoxy KCC

  • Giá thành hợp lý
  • Dễ thi công
  • Khả năng chống chịu tốt
  • Bảng màu đa dạng
  • Một số sản phẩm sơn phủ phổ biến của thương hiệu KCC là: UT6581 – Sơn phủ Polyurethane ngoài trời, EH2351/EH2350 cho hồ nước thải, ET5775 cho hồ nước sinh hoạt,…

Sơn phủ epoxy KCC

Sơn Jotun

  • Thương hiệu uy tín, chất lượng cao
  • Độ bền cao, chịu mài mòn tốt
  • Chống thấm nước, hóa chất tốt
  • Bảng màu sơn phủ đa dạng

Sơn phủ epoxy Jotun

Sơn Suka

Sơn phủ Suka là sản phẩm được ứng dụng để phủ lên các bề mặt như gỗ, sắt, thép, bê tông, v.v. Đặc điểm nổi bật của sản phẩm là khả năng chịu đựng các yếu tố thay đổi thời tiết. Bao gồm khả năng chống nước, chống nhiệt độ, chống độ ẩm và khả năng chống axit cao.

Do đó, sản phẩm thích hợp cho việc sử dụng trong những môi trường như nhà xưởng, công trình, và các ứng dụng khác.

Sơn phủ Benzo

Sơn phủ Benzo được ứng dụng như một lớp phủ bảo vệ và trang trí trên bề mặt kim loại. Đặc biệt là trên các bề mặt đã được sơn lót để sơn epoxy chống rỉ. Sản phẩm này được thiết kế để đáp ứng nhu cầu bảo vệ và duy trì vẻ đẹp của bề mặt trong điều kiện lâu dài bên trong hoặc trong môi trường khắc nghiệt. Nó phù hợp cho việc bảo vệ cấu trúc thép, nền bê tông trong nhà xưởng, các thiết bị máy móc, cầu tháp, tàu thuyền, và nhiều ứng dụng khác.

Sơn phủ này thường xuyên phải đối mặt với các yếu tố như nước, dầu mỡ, axit, nhiệt độ cao và nóng. Và nó đã được thiết kế để chống lại những tác động này. Đồng thời, sản phẩm cũng đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền cho bề mặt được bảo vệ.

Sơn phủ epoxy Benzo

Sơn phủ KLC

Đây là một dạng sơn phủ hai thành phần được chế tạo từ Polyurethane. Sản phẩm này không chỉ mang lại độ bóng và độ bền màu xuất sắc. Mà còn là loại sơn Polyurethane tráng men với chất màu không có tông vàng, phù hợp cho việc sử dụng ngoài trời. Nó được ứng dụng như một lớp phủ ngoài cùng trên các hệ sơn epoxy hoặc epoxy mastic. Đặc biệt là trong trường hợp cần một lớp sơn hoàn thiện với độ bền và độ bóng cao trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Sản phẩm này được thiết kế đặc biệt để đáp ứng các yêu cầu của các công trình kết cấu thép, xe cộ, cầu đường, tàu biển, nhà máy điện, nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa chất, và nền nhà xưởng.

Sơn phủ epoxy KLC

 

Trên đây là cập nhật đầy đủ thông tin về sơn phủ Epoxy. Nếu có nhu cầu thi công sơn phủ, quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÍ HÀO

Địa chỉ: 606/76/4, Quốc Lộ 13, P.Hiệp Bình Phước, TP.THủ Đức, Tp.HCM

Hotline: 0818 21 22 26

Hotline Campuchia: 855 12868178 / 855 70868178

Số điện thoại: 028 626 757 76

 Nguyễn Thanh Sang

Tôi là Nguyễn Thanh Sang giám đốc công ty Chí Hào Group là đơn vị chuyên thiết kế và thi công các công trình xây dựng với nhiều công ty con đảm nhiệm các lĩnh vực khác nhau như: thiết kế nội thất, thi công điện nước, lắp đặt camera, điện mạng, thi công công trình sân thể thao, cung cấp phân phối các sản phẩm sơn, vật liệu xây dựng…

Từ khóa » đặc Tính Kỹ Thuật Sơn Epoxy