Sơn Epoxy

Chào mừng bạn đến với website Solcom, chúng tôi chuyên thi công sơn nền epoxy, sơn sàn epoxy, sơn sàn nhà xưởng - khi bạn ghé thăm chúng tôi bạn sẽ nhận được một số lợi ích sau đây:

+ Là nơi đáp ứng nhu cầu tìm kiếm Sơn Epoxy, thiết kế, phân tích chuyên sâu về chức năng, quy trình, kỹ thuật Sơn Epoxy

+ Cung cấp đầy đủ dữ liệu như data, bảng màu, chức năng sản phẩm…

+ Đầy đủ từ bảng giá thi công sơn epoxy,bảng giá bán lẻ và bảng giá phân phối sỉ các dòng epoxy

+ Khi bạn có nhu cầu tư vấn hoặc mua sản phẩm hoặc muốn trực tiếp chúng tôi thi công Sơn Epoxy thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi.

1. Sơn epoxy là gì?

Sơn epoxy là loại sơn được tạo thành bởi 2 thành phần, phần A là phần sơn, phần B là chất đóng rắn. Phần A là epoxy được trộn với các hạt tạo màu siêu mịn, chất gia cường, chất hoạt động bề mặt, dung môi và phụ gia… để sơn có màu sắc và sơn tốt. Khi pha trộn thành phần B là chất đóng rắn với thành phần A chúng sẽ tạo ra liên kết bền vững trong mạng lưới các phân tử epoxy.

Sơn epoxy có thành phần chất đóng rắn tạo nên mức độ liên kết màng sơn rất tốt, bề mặt sơn có khả năng chịu lực nên nó thường được sử dụng trong môi trường khắc nghiệt hơn các loại sơn thông thường như sơn nước và sơn dầu. Sơn epoxy được sử dụng sơn sàn bê tông để chịu tải trọng, mài mòn, sơn trên kết cấu thép để chống ăn mòn, chống rỉ, chống môi trường nước mặt axid. Có một số dòng sơn đặc chủng như sơn epoxy chống cháy, chống tĩnh điện, chống hóa chất, chịu được nhiệt độ cao…

Khi tiến hành thi công sơn epoxy sàn nền nhà xưởng ta chỉ việc tiến hành trộn hai thành phần này với nhau theo tỷ lệ trộn nhất định ( thường là 4:1) đã được nhà sản xuất quy định.

2.Tỷ lệ pha sơn epoxy

Sơn epoxy được pha theo công thức mà mỗi nhà sản xuất đã quy định cho mỗi dòng sản phẩm. Khi sử dụng nhất định phải pha theo đúng tỷ lệ quy định của nhà sản xuất, nếu chênh lệch ít thì phải mất vài ngày mới khô cứng, nếu chênh lệch quá nhiều sẽ không đông cứng được.

3. Phân loại sơn epoxy

son epoxy

Có nhiều cách phân loại sơn epoxy nhưng phổ biến là các cách phân loại theo thành phần cấu tạo, phân loại theo chức năng, phân loại mục lĩnh vực sử dụng

Phân loại sơn epoxy theo thành phần cấu tạo:

- Sơn epoxy gốc nước

- Sơn epoxy gốc dầu (gốc dung môi)

- Sơn epoxy không dung môi

Mỗi dòng sơn đều có những đặc tính và cách thức sử dụng phù hợp với từng điều kiện thực tế riêng nhưng về cơ bản chúng đều có các đặc tính về chống chịu cơ lý và chống chịu hóa học rất tốt.

Sự khác nhau căn bản giữa 2 loại này ở thành phần cấu tạo nên nó, hệ gốc nước thì an toàn cho người sử dụng và thi công, hệ gốc dung môi độc hại hơn hệ gốc nước nhưng độ bóng và độ bám dính tốt hơn nhiều sơn với gốc nước

Sơn epoxy gốc nước có thể sơn được trên bề mặt ẩm ướt mà không cần lớp chống ẩm từ dưới lên hoặc trong ra.

Nếu nền bê tông bị ẩm ướt thì chắc chắn phải chống ẩm từ dưới lên rồi mới phủ epoxy hoàn thiện. Từ kinh nghiệm thực tế và quy trình chuẩn nhất mà 2 hãng sơn gốc nước Sika, Kova khuyến cáo cho sản phẩm của mình, nếu sàn bị ẩm mà không chống ẩm thì thời gian sử dụng dưới 6 tháng

Phân loại sơn epoxy theo thành phần chức năng:

Sơn epoxy có 2 dạng cơ bản đó là:

- Hệ epoxy lớp mỏng( thi công bằng ru lô hoặc phun), mỗi lớp dày tối đa là 0.05 mm(50µm).

- Hệ epoxy lớp dày hay hệ sơn epoxy tự san phẳng, tự cân bằng( thi công bằng bàn cao răng cưa) chỉ sử dụng cho bề mặt phẳng chứ bề mặt đứng loại này không sử dụng được. Sơn theo chiều dày khác nhau tùy vào mục đích sử dụng và tiềm lực tài chính, độ dày chuẩn nhất là 3mm(3000µm)

Phân loại sơn epoxy theo lĩnh vực sử dụng:

Sơn epoxy được sử dụng nhiều cho những bề mặt có khả năng chịu tải trọng, chịu va đập hay mài mòn… Theo lĩnh vực sử dụng sơn epoxy được sử dụng nhiều nhất cho các lĩnh vực sau:

- Sơn epoxy cho sàn bê tông( sơn nền nhà xưởng, nhà kho, tầng hầm…) :

Sau khi 28 ngày đổ bê tông (tức là khi bê tông đạt cường độ và hơi nước trong bê tông bay hết) thì ta tiến hành sơn phủ epoxy.Nếu sàn bê tông bị hơi ẩm(≥5%) từ dưới lên thì bắt buộc ta phải chống ẩm trước rồi mới sơn sàn epoxy lên. Nhược điểm duy nhất mà sơn nền epoxy mắc phải là sơn bị bung nếu gặp hơi ẩm từ trong ra hoặc từ dưới lên( kể cả hệ gốc nước và gốc dung môi).

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại sơn chống ẩm nhưng có 2 loại được nhà thầu ưa chuộng nhất và chống ẩm hiệu quả nhất đó là Epocem 75(Sika), Chống thấm CT11A(Kova). Hai sản phẩm này vừa có chức năng chống thẩm thấu ngược lại có tác dụng thay thế lớp sơn lót epoxy luôn, chỉ cần sơn epoxy hoàn thiện trên bề mặt đã chống ẩm… là đảm bảo.

- Sơn epoxy cho kết cấu sắt thép(sàn thép, khung kèo thép, tàu biển, máy móc):

Những công trình đòi hỏi độ bề cao, khả năng chịu va đập, chịu thời tiết, chịu nước mặn thì phải sử dụng epoxy 2 thành phần chứ không thể sử dụng sơn dầu Alkyd được. Ta phải sơn lót epoxy chống rỉ 2 thành phần trước khi phủ lớp sơn hoàn thiện epoxy này lên, sau đó mới phủ hoàn thiện. Đối với những bề mặt ngoài trời thì dùng sơn gốc urethane ( sơn polyurethane).

- Sơn epoxy chống thấm:

Sơn epoxy dùng chống thẩm bể nước sạch, bể nước thải bằng bê tông hoặc bằng kim loại, bể chứa hóa chất. Ngoài ra sơn epoxy chống thấm còn dùng chống thấm cho sàn mái không lộ thiên và lộ thiên.

Từ khóa » đặc Tính Kỹ Thuật Sơn Epoxy