Đặc Tính Kỹ Thuật Và Quy Trình Thi Công Sơn Epoxy Giàu Kẽm

Sơn epoxy giàu kẽm là loại sơn đặc biệt, nó được dùng chủ yếu trong ngành công nghiệp kết cấu thép. Bạn đang băn khoăn về tác dụng, đặc điểm kỹ thuật và quy trình thi công của loại sơn giàu kẽm này như nào? Bài viết sau đây, Sơn nền Sơn Anh sẽ giải đáp toàn bộ những thắc mắc trên giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn.

Đặc tính kỹ thuật của sơn epoxy giàu kẽm

Sơn epoxy giàu kẽm là loại sơn bao gồm hai thành phần giàu kẽm có gốc epoxy và được đóng rắn bằng polyamide. Sơn giàu kẽm có khả năng chống ăn mòn rất tốt bởi chúng có hàng lượng kẽm và phần trăm thể tích chất rắn rất cao.

Sơn epoxy giàu kẽm được khẳng định là loại sơn chống rỉ trong môi trường có độ ăn mòn lớn, hơn nữa, nó còn có tác dụng là sơn phủ trên bề mặt thép cacbon hoặc bề mặt của các kim loại chôn dưới đất hay ngâm dưới nước.

Ưu điểm nổi bật của loại sơn này chính là khả năng thi công được trong nhiệt độ thấp tới 0 độ C.

Sơn epoxy giàu kẽm có khả năng chống ăn mòn và chống rỉ kim loại bằng điện hóa. Các màng sơn epoxy là bột màu xảy ra phản ứng với hơi nước hình thành lên một lớp bảo vệ trên bề mặt của kim loại.

Bột kẽm có sẵn trong sơn epoxy giàu kẽm tạo nên mật độ kết dính và bám sâu vào bề mặt của sắt thép. Do đó, chúng được dùng để bảo vệ cho kết cấu sắt thép ở môi trường có độ ăn mòn lớn.

Sơn epoxy giàu kẽm là loại sơn bao gồm hai thành phần giàu kẽm

Sơn epoxy giàu kẽm là loại sơn bao gồm hai thành phần giàu kẽm

Có thể bạn quan tâm:

  • Sơn kẽm 2 thành phần là gì? Các loại sơn kẽm 2 thành phần sử dụng rộng rãi
  • Sơn epoxy giàu kẽm là gì? Công dụng và chức năng của sơn epoxy giàu kẽm
  • Khám phá quy trình phun sơn kết cấu sắt thép đạt chuẩn 2020

Ứng dụng thực tế của sơn giàu kẽm

Sơn epoxy giàu kẽm được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp kết cấu thép và hệ thống ống dẫn có trong môi trường với độ ăn mòn cao. Sơn giàu kẽm sẽ có độ bảo vệ ở mức C5M hoặc C5I và đạt tiêu chuẩn ISO 12944-2, vì thế chúng được sử dụng ở các lĩnh vực sau:

  • Môi trường nước mặn (biển): Giúp bảo vệ tàu thuyền hay các nhà giàn…
  • Dùng cho các loại máy móc hay khung thép của máy lọc dầu, máy nhiệt điện hay hầm mỏ…
  • Sơn epoxy được dùng cho các kết cấu thép của cầu dây văng, các dầm thép hay các công trình cao tầng…
  • Chúng còn được sử dụng để bảo vệ cho các thiết bị khai thác mỏ...

Quy trình thi công sơn epoxy giàu kẽm

Quy trình thi công sơn epoxy giàu kẽm giống với các loại sơn chống rỉ khác, tuy nhiên, khâu pha sơn sẽ có sự khác biệt.

Vì sơn epoxy là sơn chống rỉ với hai thành phần, do đó trước khi sử dụng sơn bạn cần thực hiện quá trình pha chế chúng theo chuẩn hướng dẫn mà nhà sản xuất đã in lên trên bao bì. Khi pha xong, bạn cần phải thi công luôn bởi khi để quá thời gian sơn sẽ tự đóng rắn lại khiến không thể thi công được.

Quy trình thi công sơn giàu kẽm và ứng dụng thực tế

Quy trình thi công sơn giàu kẽm và ứng dụng thực tế

Quy trình thi công sơn giàu kẽm gồm các bước sau:

Bước 1: Xử lý bề mặt của kết cấu sắt thép

Đối với các loại bề mặt kết cấu thép có kích thước bề mặt nhỏ như cửa sắt hay cổng sắt của gia đình thì phương pháp làm sạch bề mặt dễ nhất chính là sử dụng bàn chải sắt hay giấy nhám.

Nếu những bề mặt có kích thước lớn trong các khu xí nghiệp, bạn nên dùng cách làm sạch bề mặt bằng máy phun cát hay máy phun bi.

Bước 2: Chuẩn bị những dụng cụ thi công sơn epoxy giàu kẽm

Hiện tại sẽ có đa dạng các loại dụng cụ để thi công sản phẩm sơn này như: Súng phun sơn hoặc cọ lăn… dựa theo diện tích, quy mô bề mặt của kết cấu thép mà bạn sẽ dễ dàng chọn lựa được dụng cụ sơn thích hợp.

Bước 3: Sơn phủ bề mặt cho kết cấu sắt thép

Hãy cho sơn vào các thiết bị phun sơn hoặc quét lớp sơn thứ nhất vào mặt kết cấu rồi chờ khoảng 5 tiếng để sơn khô sau đó tiếp tục sơn thêm một lớp nữa.

Trên đây là bài viết chia sẻ về đặc tính kỹ thuật và quy trình thi công sơn epoxy giàu kẽm. Hi vọng rằng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình thi công chúng cho các bề mặt kết cấu sắt thép. Chúc quý khách thành công!

Từ khóa » đặc Tính Kỹ Thuật Sơn Epoxy