Đặc điểm, Cấu Tạo Của Bần Và Thụ Bì - Dược Liệu
Có thể bạn quan tâm
1. Đặc điểm, cấu tạo của bần và thụ bì
Bần và thụ bì là một trong hai loại mô che chở quan trọng của thực vật.
1.1. Bần
Cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào chết, bao bọc các phần già của cây. Tất cả các vách tế bào đã biến thành chất bần (suberin) không thấm nước và khí, có tính co dãn, do đó tế bào bần là những tế bào chết, chứa đầy không khí cho nên có tác dụng bảo vệ cây chống lạnh hiệu quả.
Bần được tạo thành bởi tầng sinh bần cho nên có cấu tạo bởi những tế bào hình chữ nhật xếp rất đều thành dãy xuyên tâm và vòng tròn đồng tâm.
Lớp bần của cây Quercus suber ở Angieri được dùng làm nút chai, vật cách nhiệt, thường được gọi là lie.
1.2. Thụ bì
Lớp bần sau khi được tạo thành, ngăn cách các mô ở phía ngoài lớp bần đó với các mô ở phía trong làm cho các mô ở phía ngoài khô héo dần rồi chết, tạo thành thụ bì là một lớp mô che chở phủ thêm lên mặt ngoài lớp bần.
Người ta gọi bần và các mô đã chết ở phía ngoài là vỏ chết. Vỏ chết có thể rộp lên rồi bong ra như ở cây Ổi (Psidium guajava L.), Bạch đàn (Eucalyptus spp.), hoặc có thể vẫn dính vào cây nhưng lại nứt nẻ ra thành từng đám nhỏ, đặc trưng cho từng loại cây.
Chẳng hạn như ở vỏ chết của các cây Long não (Cinnamomum camphora L. Presl.), Nhội (Bischofia javanica Bl.) đều khác hẳn nhau về hình dạng các chỗ nứt nẻ, màu sắc, v.v… do đó trong lâm nghiệp người ta có thể nhìn vỏ cây mà nhận ra được các cây gỗ
1.3. Chu bì
Tập hợp của ba lớp: Bần, tầng sinh bần và lục bì. Những loài có tầng sinh bần hoạt động một thời gian rồi được thay bằng tầng sinh bần mới thì cứ mỗi tầng sinh bần và các mô bần bên ngoài cùng với lục bì bên trong nó được gọi là chu bì.
2. Sự trao đổi khí
Sự trao đổi khí xảy ra qua những khe hở gọi là lỗ vỏ chứa đầy tế bào tròn gọi là tế bào bổ sung.
Các lỗ vỏ này tạo thành những nốt sần ở ngoài mặt vỏ cây, dễ dàng trông thấy bằng mắt thường rất rõ ở các cây Đa (Ficus spp.), Dâu tằm (Morus alba L.), Bồ kếp (Gleditsia fera Merr.), Dướng (Broussonetia papyrifera (L.) L’Hér. ex. Vent.).
Hình dạng và màu sắc của các lỗ vỏ có thể góp phần vào việc kiểm nghiệm các vỏ cây thuốc.
Bần và thụ bì./.
Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn
Từ khóa » Bần được Sinh Ra đồng Thời Với Mô Nào
-
[PDF] MÔ THỰC VẬT
-
THỰC VẬT DƯỢC: MÔ THỰC VẬT - DƯỢC LIÊN THÔNG
-
Thực Vật Dược Thi Trắc Nghiệm - 1. “Nhiều Lớp Tế Bào Chết, Che Chở ...
-
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
-
Thực Vật Dược- Chương 2 Mô Thực Vật Flashcards | Quizlet
-
THỰC VẬT: Mô Flashcards | Quizlet
-
Cấu Tạo Cấp 1 Của Rễ Cây Lớp Hành | Thực Vật Dược Liệu
-
Trắc Nghiệm Sinh 11 Bài 34 Có đáp án (Phần 2) - TopLoigiai
-
Lý Thuyết Sinh Học 11-: Bài 34: Sinh Trưởng ở Thực Vật
-
Phân Biệt Sinh Trưởng Sơ Cấp Và Thứ Cấp Chi Tiết Nhất
-
Tai Lieu Thuc Vat - SlideShare
-
Hình Thái Giải Phẫu - Mô Thực Vật - Tài Liệu Text - 123doc
-
[PDF] Sinh Bần Vỏ Lục Còn Gọi Là Tầng Phát Sinh Vỏ, Và Trong ... - TaiLieu.VN
-
Mô Thực Vật - Đại Học Y Cần Thơ