Lý Thuyết Sinh Học 11-: Bài 34: Sinh Trưởng ở Thực Vật

                  BÀI 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT

 

A- KIẾN THỨC CƠ BẢN

I) KHÁI NIỆM

          - Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượngkích thước tế bào.

 

II) SINH TRƯỞNG SƠ CẤP VÀ SINH TRƯỞNG THỨ CẤP

1. Các mô phân sinh

     - Mô phân sinh là các nhóm tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân

(*) Bảng phân loại các mô phân sinh:

Phân loại

Có ở nhóm thực vật

Vị trí phân bố

Chức năng

MPS đỉnh

- 1 lá mầm

- 2 lá mầm

- Chồi đỉnh, nách

- Đỉnh rễ

- Giúp thân, rễ tăng chiều dài

MPS bên

- 2 lá mầm

- Ở thân, rễ

- Giúp thân, rễ tăng đường kính

MPS lóng

- 1 lá mầm

- Mắt của thân

- Giúp tăng chiều dài của thân

 

 

2. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

 

Sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng thứ cấp

- Là hình thức sinh trưởng làm cho cây lớn và cao lên do sự phân chia tế bào của mô phân sinh đỉnh

- Là hình thức sinh trưởng làm cho thân cây to ra do sự phân chia tế bào của mô phân sinh bên

- Có ở cây 1 lá mầm và

cây 2 lá mầm.

- Chỉ có ở cây 2 lá mầm.

- Diễn ra ở đỉnh thân, đỉnh chồi, đỉnh rễ

- Diễn ra ở thân cây

- Hoạt động của tầng sinh mạch tạo ra gỗ lõi, gỗ dác

- Hoạt động tầng sinh bần tạo ra tầng bần và vỏ.

 

 

 

 

- Gỗ lõi (màu sẫm): các lớp tế bào mạch gỗ thứ cấp già, có chức năng vận chuyển nước và ion khoáng trong thời gian ngắn, làm giá đỡ cho cây.

- Gỗ dác (màu sáng): các tế bào mạch gỗ thứ cấp trẻ, là mô mạch chính vận chuyển nước và ion khoáng.

- Tầng sinh bần phát triển thành vỏ và bần.

 
 

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng

a) Nhân tố bên trong

- Đặc điểm di truyền, thời kì sinh trưởng của giống, loài cây.

   Ví dụ: Tốc độ sinh trưởng của cây tre nhanh hơn cây lim.

- Hoocmon thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng của cây.

   Ví dụ: auxin kích thích sinh trưởng còn axit abxixic kìm hãm sinh trưởng của cây.

b) Nhân tố bên ngoài.

(1) Nhiệt độ: ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng, nhất là giai đoạn nảy mầm của hạt, chồi. Mỗi loài cây có khoảng nhiệt độ sinh trưởng khác nhau

(2) Nước: nước là nguyên liệu quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cây, ảnh hưởng đến hầu hết các giai đoạn sinh trưởng. Tế bào chỉ có thể sinh trưởng trong điều kiện độ no nước   95%.

(3) Ánh sáng: ảnh hưởng đến quang hợp và sự biến đổi hình thái của cây.

(4) Oxi: oxi rất cần thiết cho sự sinh trưởng. Nồng độ oxi giảm xuống dưới 5% thì sinh trưởng bị ức chế.

(5) Dinh dưỡng khoáng: thiếu dinh dưỡng khoáng, cây còi cọc, sinh trưởng kém, thậm chí là chết.

 

B- BÀI TẬP VÍ DỤ.

Câu 1:  Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là

A.  làm tăng kích thước chiều dài của cây

B. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần

C. diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm

D. diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh

Đáp án: B

Hoạt động của tầng sinh bần là ở sinh trưởng thứ cấp

Câu 2:  Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là

A. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm

B. mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm

C. mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm

D. mô phân sinh bên và mô phân sinh nóng có ở thân cây Hai lá mầm

Đáp án: C

Theo lý thuyết cơ bản.

Câu 3: Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây

A. do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra

B. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra

C. do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra

D. do mô phân sinh lóng của cây tạo ra

Đáp án: B

Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên, chỉ có ở cây hai lá mầm (thường là cây thân gỗ,..)

Câu 4: Ở thực vật hai lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của:

         A. mô phân sinh long.

         B. mô phân sinh bên.

         C. mô phân sinh đỉnh.

         D. mô phân sinh cành.

         Đáp án: C

         Hoạt động phân chia của các tế bào mô phân sinh đỉnh giúp thân và rễ dài ra ở cả. cây hai lá mầm và cây một lá mầm

Câu 5: Sinh trưởng ở thực vật là:

         A. Quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước và số lượng tế bào.

         B. Quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về các mô và số lượng tế bào

         C. Quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước tế bào và các mô.

         D. Quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước và phân hóa tế bào.

         Đáp án: A

         Theo lý thuyết cơ bản.

 

C- BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1: Quan sát  mặt cắt ngang thân,  sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là

A. Bần → tầng sinh bần → mạch rây thứ cấp → tầng phân sinh bên → gỗ dác → gỗ lõi

B. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp

C. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → gỗ sơ cấp → gỗ thứ cấp

D. Tầng sinh bần → bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → tủy

Câu 2:  Cho các bộ phận sau:

(1) đỉnh rễ                      (2) Thân               (3) chồi nách                 

(4) Chồi đỉnh                 (5) Hoa                 (6) Lá

Mô phân sinh đỉnh không có ở

A. (1), (2) và (3)                       B. (2), (3) và (4)

C. (3), (4) và (5)                       D. (2), (5) và (6)

Câu 3: Ở cây Hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự:

A. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên →  mô phân sinh đỉnh rễ

B. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ →  mô phân sinh bên

C. mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên →  mô phân sinh bên

D. mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh ngọn →  mô phân sinh đỉnh rễ

Câu 4: Xét  các đặc điểm sau:

(1) làm tăng kích thước chiều ngang của cây

(2) diễn ra chủ yếu ở cây Một lá mầm và hạn chế ở cây Hai lá mầm

(3) diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch

(4) diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ)

(5) chỉ làm tăng chiều dài của dây

Những đặc điểm trên không có ở sinh trưởng thứ cấp là

A. (1) và (4)                   B. (2) và (5)

C. (1), (3) và (5)             D. (2), (3) và (5)

Câu 5: Cho các nhận định sau:

(1) sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày(đường kính)  của cây do hoạt động của mô phân sinh bên ( tầng phát sinh)  gây nên,  còn sinh trưởng  sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân  và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên

(2) sinh trưởng thứ cấp làm tăng chiều dài của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh (tầng phát sinh)  gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp  làm tăng bề dày của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên

(3) sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên,  còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên

(4) Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên,  còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh bên phân chia tạo nên

(5) sinh trưởng sơ cấp ở thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành

(6) sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở thực vật Một và Mai lá mầm,  sinh trưởng thứ cấp xảy ra chủ yếu ở thực vật Hai lá mầm

Những nhận định đúng về sự khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp là

A. (2), (3) à (4)               B. (1), (2) và (4)

C. (3), (4) và (6)             D. (1), (5) và (6)

Câu 6: Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?

         A. Đỉnh thân.                 B. Đỉnh rễ.           C. Chồi nách.                 D. Thân cây

Câu 7: Lấy tủy làm tâm, sự phân bố của mạch gỗ sơ cấp và thứ cấp trong sinh trưởng thứ cấp như thế nào?

         A. Cả hai đều nằm ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong, gỗ sơ cấp nằm phía ngoài.

         B. Cả hai đều nằm ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài, gỗ sơ cấp nằm phía trong.

          C. Cả hai đều nằm trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong, gỗ sơ cấp nằm phía ngoài.

         D. Cả hai đều nằm trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài, gỗ sơ cấp nằm phía trong.

Câu 8: Lấy tủy làm tâm, sự phân bố của mạch rây sơ cấp và thứ cấp trong sinh trưởng thứ cấp như thế nào?

         A. Cả hai đều nằm ngoài tầng sinh mạch, trong đó mạch rây thứ cấp nằm phía trong, mạch rây sơ cấp nằm phía ngoài.

         B. Cả hai đều nằm ngoài tầng sinh mạch, trong đó mạch rây thứ cấp nằm phía ngoài, mạch rây sơ cấp nằm phía trong.

         C. Cả hai đều nằm trong tầng sinh mạch, trong đó mạch rây thứ cấp nằm phía trong, mạch rây sơ cấp nằm phía ngoài.

         D. Cả hai đều nằm trong tầng sinh mạch, trong đó mạch rây thứ cấp nằm phía ngoài, mạch rây sơ cấp nằm phía trong.

Câu 9: Yếu tố ngoại cảnh không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây là:

         A. Nước.               B. pH đất.            C. Nhiệt độ.                   D. Ánh sáng.

Câu 10: Kết quả sinh trưởng thứ cấp của cây hai lá mầm là:

         A. Làm tăng diện tích bề mặt (độ dày của thân).

         B. Làm tăng chiều dài của thân.

         C. Làm tăng chiều dài của rễ.

         D. Làm tăng chiều dài của lá.

Câu 11: Các lớp ngoài cùng của vỏ thân cây gỗ được sinh ra từ:

         A. Lớp mạch rây sơ cấp.

         B. Lớp mạch gỗ sơ cấp.

         C. Tầng sinh bần.

         D. Tầng sinh mạch.

Câu 12: Sinh trưởng thứ cấp của cây là:

         A. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu trình sống, bao gồm sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái.

         B. Quá trình tăng kích thước cơ thể (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.

         C. Sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài của mô phân sinh đỉnh.

         D. Sinh trưởng theo đường kính làm tăng bề ngang của thân và rễ do hoạt động của mô phân sinh bên.

Câu 13: Giải phẫu mặt cắt ngang ở thân của sinh trưởng sơ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong là:

         A. Vỏ => biểu bì => mạch rây sơ cấp => tầng sinh mạch => gỗ sơ cấp => tủy.

         B. biểu bì => Vỏ => mạch rây sơ cấp => tầng sinh mạch => gỗ sơ cấp => tủy.

         C. biểu bì => Vỏ => gỗ sơ cấp => tầng sinh mạch => mạch rây sơ cấp =>tủy.

         D. Vỏ => biểu bì => tầng sinh mạch => mạch rây sơ cấp => gỗ sơ cấp => tủy.

Câu 14: Cây ngô sinh trưởng nhanh ở nhiệt độ khoảng?

         A. 10 – 37 độ C.  B. 37 – 44 độ C.   C. 44 – 50 độ C.   D. 5 – 10 độ C.

Câu 15: Nồng độ oxi làm sinh trưởng bị ức chế là:

         A. 4%.                  B. 6%.                  C. 10%.                D. 8%.

 

Đáp án

1-A

2-D

3-A

4-B

5-D

6-D

7-D

8-A

9-B

10-A

11-C

12-D

13-B

14-B

15-A

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết gợi ý:

1. Lý thuyết sinh học 11-Loga.vn: Bài 30: Truyền tin qua xinap

2. Lý thuyết Sinh11 - Loga.vn: Bài 32: Tập Tính Của Động Vật (Tiếp Theo)

3. Lý thuyết Sinh11 - Loga.vn: Bài 31: Tập Tính Của Động Vật

4. Lý thuyết Sinh học 11- Loga.vn: Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4, VÀ CAM (TIẾP)

5. LÝ THUYẾT SINH HỌC 11 - Loga.vn: BÀI 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT (TIẾP THEO)

6. LÝ THUYẾT SINH HỌC 11 - Loga.vn: BÀI 26: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

7. Lý thuyết Sinh11 - Loga.vn: Bài 29: Điện Thế Hoạt Động Và Sự Lan Truyền Xung Thần Kinh

Từ khóa » Bần được Sinh Ra đồng Thời Với Mô Nào