Đặc điểm Thực Vật, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Lựu - Thuốc Biệt Dược
Có thể bạn quan tâm
Cây lựu Tên khoa học là: Punica granatum L. Thuộc họ Lựu – Punicaceae.
Contents
- 1 Đặc điểm thực vật:
- 2 Phân bố, trồng trọt:
- 3 Thu hái:
- 4 Bộ phận dùng:
- 5 Chế biến:
- 6 Thành phần hoá học:
- 7 Tác dụng, công dụng:
Đặc điểm thực vật:
Lựu là loại cây thân gỗ, cao khoảng 3 – 4 m, cây nhỏ, cành, mềm, có thể có gai. Lá lựu dài, nhỏ,mép lá nguyên, cuống lá ngắn, lá mọc đối hoặc so le. Hoa 5 cánh màu đỏ, giống hình cái loa; có thứ hoa hoa màu trắng, mọc riêng hoặc thành xim; cuống hoa ngắn. Đế hoa hình chuông, mang lá đài đỏ, đầu tiên mọc đứng rồi xoè sang 2 bên sau khi hoa nở. Quả hình cầu, to bằng quả cam; ở đầu quả vẫn còn lá đài tồn tại (4 -5 lá). Vỏ quả dày, lúc chín có màu vàng đỏ, lốm đốm. Trong quả được chia làm 8 ngăn, xếp làm 2 tầng; tầng dưới 3 ngăn, tầng trên 5 ngăn, các ngăn cách nhau bởi lớp màng mỏng. Hạt hình 5 cạnh, có màu trắng hồng.
Phân bố, trồng trọt:
Cây có nguồn gốc ở các nước khu vực nam Á, đặc biệt là những nước có khí hậu ấm. Cây được trồng để lấy quả hoặc để làm cảnh. Cách trồng: giâm cành.
Thu hái:
Vỏ quả lấy vào mùa hè; vỏ thân, vỏ rễ lấy quanh năm.
Bộ phận dùng:
Quả để ăn. Vỏ rễ, vỏ thân,vỏ quả.
Chế biến:
Vỏ rễ: lấy rễ về rửa sạch, bóc lấy vỏ rồi đem phơi hay sấy khô. Vỏ thân lựu : bóc lấy vỏ, rồi đem phơi hoặc sấy khô. Vỏ quả: bỏ lớp màng bên trong, thái mỏng rồi đem phơi khô.
Thành phần hoá học:
Tanin,triterpen tự do các chất sterin, acid ursolic, acid betulic, beta sitosterin. Vỏ thân, vỏ rễ, cành lựu chứa alcaloid.
Tác dụng, công dụng:
Tanin làm săn da và sát khuẩn mạnh. Muối isopelletierin giúp tẩy sán, làm co mạch, tăng huyết áp. Nước sắc vỏ quả pha loãng trong ống nghiệm với nồng độ 1/2560 gây ức chế vi khuẩn Bacillus diphtheriae, ở nồng độ 1/1280 ức chế cầu khuẩn, ức chế vi khuẩn lỵ Bacillus dysenteriae và vi khuẩn biến hình. Vỏ rễ, vỏ thân cây lựu được dùng làm thuốc chữa sán. Chú ý: phụ nữ có thai và trẻ em không nên dùng. Lấy vỏ mới đào về sẽ chứa nhiều Alcaloid tác dụng mạnh, người ta cho rằng, vỏ khô thuốc ít hiệu quả. Dạng dùng thuốc sắc, từ 20 -60 g. Nước sắc vỏ rễ và vỏ thân ngậm miệng để chữa đau răng. Nước sắc vở quả,giúp chữa lỵ, kinh nguyệt ra nhiều.
Từ khóa » Bộ Rễ Cây Lựu
-
Vị Thuốc Lựu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
12 Tác Dụng Chữa Bệnh Từ Cây Lựu - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Loài Punica Granatum L. (Cây Lựu)
-
Cách để Trồng Cây Lựu - WikiHow
-
Cây Thạch Lựu - Dược Tính Và Các Công Dụng Trị Bệnh
-
Cây Lựu - Bài Thuốc Chữa Bệnh Hữu ích Từ Thiên Nhiên
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lựu | Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Cây Thạch Lựu - Dieutri.Vn
-
Lựu - Dược Liệu Hoàng Thành - Vỏ Quả, Vỏ Thân, Vỏ Rễ
-
Cây Lựu - Đặc điểm Thực Vật, Công Dụng, Thành Phần Hóa Học
-
NTO - Cây Thạch Lựu - Bao Ninh Thuan
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Lựu - Nuibavi
-
Vị Thuốc Thạch Lựu Bì
-
Thạch Lựu Bì: Thảo Dược Dân Gian Giúp Trị Giun Sàn, Kiết Lỵ
-
Dr. Khỏe - Tập 1268: Rễ Cây Lựu Diệt Giun Sán | THVL - YouTube
-
Cây Lựu Chữa Giun Sán? - Hànộimới