Lựu - Dược Liệu Hoàng Thành - Vỏ Quả, Vỏ Thân, Vỏ Rễ

LỰU

DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID CÓ NHÂN PYRIDIN

Tên khoa học: Punica granatum L.

Họ Lựu: Puniaceae

Bộ phận dùng
  • Ta có thể dùng vỏ rễ (Cortex Granati), vỏ thân, vỏ cành của Lựu
  • Đặc biệt, vỏ quả (Pericarpium Granati) theo tên Đông y là Thạc lựu căn hay An thạch lựu hay Thạch lựu bì. Punica do chữ latin Punicus = đỏ và Grannatum = nhiều hạt vì quả đỏ và nhiều hạt
Mô tả cây Lựu
  • Cây Lựu là một cây thuộc loài mộc. Cao chừng 3 – 4 m. Cây nhỏ, cành mềm, vỏ ngoài sắc xám, cũng có khi có gai.
  • Lá dài, nhỏ, mềm, mỏng, màu lục, mọc đối chiếu, đơn và nguyên.
  • Mùa hạ có hoa hình như cái hoa, 5 cánh, sắc đỏ tươi; cũng có thứu hoa trắng (Bạch lựu) hoạc mọc riêng, hoặc thành xim 3 hoa một.
  • Quả to bằng nắm tay. Đầu quả nhô ra 4 – 5 cái tai. Vỏ dày, phần ngoài màu lục, lúc chín có màu vàng đỏ, lốm đốm.
  • Loại hoa trắng có quả chín sắc trắng vàng, ở đầu có đốm đỏ.
  • Trong ruột có ngăn cách bằng màng mỏng; trong những ngăn có nhiều hạt hình 5 cạnh, sắc hồng quả. Quả bổ ra để một lúc có màu xám đen.
  • Trồng vào tháng 2

Quả Lựu

Mô tả vỏ Lựu
  • Vỏ rễ hay vỏ thân làm thuốc chữa sán. Quả để ăn. Vỏ rễ Lựu hái vào bất cứ lúc nào; nhưng tốt nhất vỏ thân hái vào mùi hạ, vỏ rễ hái vào mùa thu dễ để dành hơn.
  • Phơi hay sao khô. Nên dùng ngay.
  • Vỏ rễ Lựu khô, trình bày thành miếng dày chừng 1 – 2 mm, to nhỏ không đều.
  • Mặt ngoài xám vàng nhạt hay nâu, sù sì, ít khi nhẵn (nếu non thì nhẵn) có sube sắn và các khí khổng.
  • Mặt trong nhẵn, màu vàng cam. Bẻ gãy không bị xơ, vết bẻ màu vàng nhạt trừ chỗ sube.
  • Vị chát, hơi đắng làm nước dãi có màu vàng; nhỏ một giọt FeCl3 sẽ có màu lam đen. Sát vào một tờ giấy trắng sẽ có một vệt vàng; thêm FeCl3 sẽ ngâu màu đen.
  • Ít nhất phải có 0,25% alcaloid toàn phần.
  • Phản ứng hóa học: Pha một dung dịch có 1% vỏ rễ Lựu: Ngâm trong 1 giờ 1 gam bột vào 100 ml nước có pha thêm 2 đến 3 giọt HCl 10%. Lọc, ta sẽ có một dung dịch màu vàng.

+ Lấy 1 ml dung dịch trên thêm 2 – 3 giọt dung dịch FeCl3 (TT) sẽ có màu lam đen

+ 1 ml dung dịch trên, thêm 5 pần nước vôi trong sẽ cho kết tủa màu vàng cam. Để yên, kết tủa sẽ lắng xuống, nước trên trở thành trong suốt và không màu

Vi phẫu vỏ Lựu

Vi phẫu vỏ rễ và vỏ thân căn bản giống nhau. Tuy nhiên tia ruột ở vỏ rễ loe ra thành hình phễu ở mô vỏ, còn ở vỏ thân tia ruột không loe rộng ra. Từ ngoài vào trong ta thấy:

  • Sube dày mỏng tùy thứ
  • Nhu mô vỏ dày mỏng tùy theo tuổi; cỏ càng già càng mỏng. Có nhiều hạt tinh bột nhỏ, có khi có các tinh thể oxalat canxi hình cầu gai.
  • Libe dày chiếm 4/5 vỏ, rất đặc biệt: gồm các tế bào nhỏ, vuông, xếp thẳng.

Tia ruột mỏng, thường gồm một hàng tế bào, ít khi có 2 hàng.

Tế bào có tinh bột và tế bào có tinh thể canxi oxalat hình cầu gai đều nhiều cả, và được phân phối rất đặc biệt. Tinh bột và canxi oxalat được xếp thành hàng ngang. Có một hàng có tế bào tinh bột lại đến một hay hai hàng tế bào có canxi oxalat. Cách một quãng lại có tia ruột.

Trong libe và có khi trong nhu mô vỏ có những mảnh cương mô lớn thành dày, vòng đồng tâm, lỗ rất nhỏ.

Các tia ruột cũng có những tế bào đầy tinh bột.

Nhìn qua kính hiển vi bội số nhỏ vi phẫu một mẫu vỏ rễ nhâm trực tiếp trong nước, ta thấy trong libe có các hàng trắng (tế bào tinh bột) và đen (tế bào canxi oxalat, vì không có khí ngâm vào các khe).

Ngược lại, nếu ta lấy hết không khí và cho thêm iot các hàng canxi oxalat sẽ thành trắng, các hàng tinh bột sẽ có màu tím đen.

Nếu ta dùng Kali clorua và iod tinh bột có màu tím đen, tanh tế bào có màu nâu, cương mô có màu vàng.

Bột vỏ lựu màu đỏ nâu, vị chát, có các đặc điểm sau đây: Mảng nu mô có các hàng oxalat canxi. Vài cương mô to thành dày có vòng đồng tâm. Hạt tinh bột rất nhỏ: đường kính 1 – 2 µm.

Thành phần hóa học
  • Tanin rất nhiều: 22%; đại bộ phận là axit punico tanic, thủy phân cho axit ellagic.
  • Từ năm 1877 – 1879, Tanret đã lấy ra ở vỏ rễ Lựu 4 ancaloit: Pelletierin, Isopelletierin (2 alc này không bị NaHCO3 đẩy vì là alc có N bậc II); Metylpelletierin, Pseudopelletierin (2 alc này bị NaHCO3 đẩy vì là alc có N bậc III).
  • Tanret đặt tên là pelletierin để tưởng nhớ người thầy dạy học của mình: Pelletier.
  • Pelletierin và Isopelletierin là hai chất đồng phân có công thức chung: C8H15NO.

Vỏ quả Lựu

Tác dụng sinh lý của vỏ Lựu

Tác dụng sinh lý chỉ thí nghiệm với các alcaloid

Theo thí nghiệm, chỉ pelletierin và isopelletierin mới có tác dụng chữa sán. Còn methyl và pseudo pelletierin không có hiệu lực gì.

Theo Dujardin-Beaumetz và Derochemure, với liều lượng cao, chất pelletierin là một chất độc, gây tê liệt đối với các dây thần kinh vận động, ha nói cho đúng hơn đối với các tấm vận động, thới thịt vẫn giữu tính chất co; thần kinh cảm giảm không bị thương tổn.

Tiffeneau (1920) nghiên cứu pelletierin về mặt tác dụng đối với tim mạch máu thấy tác dụng gần giống như adrenalin: tiêm mạch máu 1mg cho 1 kg chó sẽ gây co mạch máu rất mạng và kèm theo một sự tăng huyết áp đột nhiên và tạm thời, cùng một lúc có thể giảm thể tích thận.

Tác dụng làm tê liệt và tác dụng co mạch máu của isopelletierin cũng y hệt nhưng thấp hơn.

Đối với người. ta nhận thấy chóng mặt, hoa mắt, kiến bò, sỉu, yếu, chuột rút. Đối với giống không xương sống giảm sức co của bắp thịt.

Thử trên sinh vật: Ngâm con sán tenia serrata vào một dung dịch muối có 1/10.000 pelletierin. Nó sẽ tôi cử động trong vòng 5 – 6 phút; lấy ra và cho lại vào một dung dịch 1% mưới và 0,1% Na2CO3; sau 15 – 30 phút, nó sẽ ljai cử động.

Nếu ngâm con sán quá 10 phút trong dung dịch pelletierin, con sán chết hẳn. Thí nghiệm trên các giống giun đũa, gin mỏ (alkylostome) cũng có những kết quả tốt. Tóm lại: Vỏ lựu là thuốc trừ sán tốt, nhưng phải cẩn thận. Ancaloit dùng phải cẩn thận hơn nữa, không nên dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em.

Công dụng

Hoặc dùng pelletierin, hoặc dùng vỏ lựu. Thường nên dùng vỏ Lựu hơn vì các alcaloid trong vỏ được kết hợp với tanin, ít qua cơ thể người, chỉ tác động đến con sán.

Vỏ rễ, thân, cành: Diệt sán

Vỏ rễ sắc uống ngày 20 – 60g, thường dùng vỏ tươi vì có nhiều alcaloid. Chú ý: Không dùng vỏ rễ cho phụ nữ có thai và trẻ em.

Vỏ quả chữa lỵ, bạch đới, kinh nguyệt quá nhiều, nước sắc dùng ngậm chữa viêm amidan. Sắc uống mỗi ngày 10 – 15g.

Chỉ tiếc rằng dùng dưới dạng vỏ, thuốc rất khó uống: buồn nôn, đau bụng và đi ngoài, nhưng chóng hết. Thuốc sán rất tốt, nếu dùng thật đúng. Nên kèm thoe thuốc tẩy để tống con sán ra, vì nhiều khi con sán chỉ say. Nên dùng cỏ tươi, để khô hiệu lực bị giảm (alcaloid bị giảm)

Chất pelletierin dùng dưới dạng sulfat (0,3 – 0,5 gam)

Hỗn hợp gồm khối lượng bằng nhau sulfat pelletierin và sunfat isopelletierin rồi thêm 0,5 gam tanin để giảm đột thấm của pelletierin.

Bệnh nhân có thể chóng mặt, hoa mắt, cho bệnh nhân năm fnghir, mắt nhắm. Phải nhớ rằng với liều điều trị cũng có những trường hợp ngộ độc chết, cho nên pelletierin là một thuốc sán thuốc, nhưng phải cẩn thận.

Không nên dùng cho đàn bà có thai, trẻ con. Trong trường hợp này không nên dùng vỏ lựu:

Công dụng khác để tham khảo ngoài công dụng chữa sán, trong Đông y còn kêt các công dụng sau đây:

  • Yên Quyền thời nhà Đường: dùng rễ Thạch lựu để nhuộm râu cho đen.
  • Tô tụng Đò kinh bản thảo đời Tống nói rễ Thạch lựu có tác dụng chữa các cứng đau răng.
  • Lý Thời Trân: rễ Thạch lựu chữa được chứng lỵ.

 

 

Từ khóa » Bộ Rễ Cây Lựu