ĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP

ĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶPDownload as DOC, PDF5 likes4,534 viewsSoMSoMFollow

NỘI TỔNG QUÁTRead less

Read more1 of 10Download nowDownloaded 20 timesĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP ThS. BS. VÕ ĐỨC TRÍ MỤC TIÊU: 1. Nêu được các đặc điểm phát triển thể chất ở trẻ nhũ nhi. 2. Nêu được các đặc điểm phát triển tâm thần, vận động ở trẻ nhũ nhi 3. Trình bày nhu cầu đạm, đường, chất béo, nước, khoáng chất và vitamin ở trẻ nhũ nhi 4. Nêu được các vấn đề thường gặp ở trẻ nhũ nhi. NỘI DUNG I. ĐẠI CƯƠNG: Cơ thể trẻ em có những đặc điểm riêng về cấu tạo và sinh lý. Từ lúc thụ thai đến trưởng thành trẻ phải trải qua 2 giai đoạn: sự tăng trưởng (phát triển về số lượng và kích thước tế bào ở các mô) và sau đó là sự trưởng thành (thay đổi về chất, cấu trúc các bộ phận dẫn đến thay đổi chức năng tế bào). Quá trình lớn lên và phát triển của trẻ có tính chất toàn diện cả về thể chất, tâm thần và vận động. Tốc độ phát triển phải nhịp nhàng, hài hòa. Giai đoạn trước chuẩn bị cho giai đoạn sau. Mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng về sinh lý và bệnh lý. Có thể phân sự phát triển của trẻ thành 6 thời kỳ: bào thai, sơ sinh, nhũ nhi, răng sữa, thiếu niên, dậy thì. Bài này nói về một giai đoạn là thời kỳ nhũ nhi và những vấn đề thường gặp. II. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ: Mốc thời gian: từ tháng thứ 2 đến tháng 12. Về thể chất: 12 tháng: Cân nặng: gấp 3 lúc sanh. Chiều dài tăng 25 cm (75cm). Vòng đầu tăng 10 cm (44cm). Tổ chức não 75% so người lớn (300g lúc sanh tăng đến 900g). Vỏ não trưỡng thành dần. Mỡ dưới da phát triển mạnh. Các globulin miễn dịch mẹ truyền qua nhau thai (IgG) giúp trẻ tránh bệnh: sởi, bạch hầu, thủy đậu, thương hàn) trước 6 tháng tuổi. Nhu cầu năng lượng: cao gấp 3 người lớn 120 – 130 kcal/kg/ngày. Quá trình đồng hóa chiếm ưu thế. Sau 6 tháng cho ăn dặm. Về vận động, tâm thần: Bò, đứng, đi, cười, nói, chơi và giao tiếp với mọi người xung quanh. Về tâm lý: quan hệ mẹ con hình thành và phát triển. Giao tiếp xúc cảm với người lớn, bắt chước hành vi, ngôn ngữ.  III. ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ: Nhu cầu năng lượng cao nhưng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh: rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng đặc biệt trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ và cho ăn đặm đúng cách. Hệ thần kinh chưa được myelin hóa đầy đủ, quá trình ức chế và hưng phấn có xu hướng lan tỏa nên các yếu tố gây bệnh dễ có phản ứng toàn thân như: sốt cao co giật, phản ứng não màng não. Sau 6 tháng các chất miễn dịch mẹ cho đã cạn, nhưng khả năng sản suất miễn dịch của trẻ chưa đầy đủ nên khả năng nhiễm trùng tăng cao. Trẻ hiếu động nên dễ bị tai nạn như chết đuối, điện giật, ngộ độc. Mẹ trầm cảm thì tính tình con thất thường. IV. SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT: 1. Cân nặng: trong những ngày đầu sau sanh trẻ có hiện tượng sụt cân sinh lý, không quá 10% cân nặng lúc sanh. Càng ít sụt cân nếu trẻ được bú sữa non ngay trong giờ đầu. Sau một tuần trẻ lấy lại cân nặng lúc sanh, càng chậm nếu trẻ sanh non. Trong 3 tháng đầu trẻ tăng cân 25g/ngày, 3 – 6 tháng tăng 20g/ngày, sau 7 tháng tăng 15g/ngày. Cân nặng gấp đôi lúc 5 tháng, gấp 3 lúc 12 tháng. 2. Chiều cao: Khi sanh dài 48 – 50 cm. 3 tháng đầu 60 cm (tăng 10 – 12 cm). 9 tháng 70 cm. 12 tháng 75 cm. Trung bình trong năm đầu tăng 20 – 25 cm. 3. Sự phát triển của não: phát triển nhanh và sớm từ trong bào thai. Đo vòng đầu cho phép đánh giá khối lượng của não. Khi sanh vòng đầu 35 cm. 12 tháng 45 cm, não nặng 900g. Não gần như hoàn chỉnh nhưng hoạt động chưa cân bằng. Năng lực của não còn phụ thuộc rất nhiều vào vào cách kích thích và sử dụng qua giáo dục. 4. Sự phát triển phần mềm: khối lượng các bắp thịt phản ánh tình trạng dinh dưỡng. 5. Sự phát triển các chi: Chân tay dài ra với thời gian. Độ dài của chân tay có thể được phản ánh bằng tỉ lệ của phần trên so phần dưới. Phần trên được đo từ xương mu trở lên, phần dưới được tính bằng cách lấy chiều cao chung trừ đi phần trên. Tỉ lệ này 1,7 lúc mới sanh, 1,5 lúc một 1 tuổi và giảm dần còn 1 lúc trẻ trưởng thành. 6. Sự phát triển của răng: Mầm răng được hình thành trong ba tháng đầu của bào thai. Khi đẻ, răng hãy còn nằm trong xương hàm và chỉ nhú lên khi trẻ được 6 tháng. Những răng mọc lên đầu tiên được gọi là răng sữa. Đây là răng tạm thời, được mọc theo thứ tự nhất định: 6 -12 tháng: 8 răng cửa (4 trên, 4 dưới). Răng mọc đầu tiên là 2 răng cửa hàm dưới. V. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VẬN ĐỘNG: 1. Trẻ 2 tháng: Vận động: ngủ duỗi chân hết cở. Cường cơ cổ tăng dần nên trẻ có thể giữ đầu trong chốc lát khi đặt nằm sấp. Nhìn vật trước mặt. Ngủ ít dần, có những lúc thức chơi và làm quen môi trường xung quanh. Vẫn còn phản xạ nguyên phát. Khéo léo phối hợp các động tác: chưa.  Sự phát triển của lời nói: chưa. Quan hệ với người xung quanh: biết cười mỉm thể hiện sự thích thú. Nhận ra mẹ và củng cố quan hệ này thông qua quá trình bú. 2. Trẻ 3 tháng: Vận động: chống 2 tay khi nằm sấp, giữ đầu và vai thẳng. Cường cơ lưng còn yếu nên lưng cong khi đặt ngồi. Thời gian thức và chơi tăng dần, mất một số phản xạ nguyên phát: phản xạ nắm, tự động bước và thì thứ 2 phản xạ Moro. Thị giác: có thể nhìn theo một vật di động theo mọi hướng. Sự khéo léo phối hợp các động tác: nhìn chăm chú vật nắm trong tay, đưa lên miệng. có thể cầm lấy đồ vật người khác đưa như chai sữa và đưa lên miệng bú. Sự phát triển lời nói: thỏ thẻ, ríu rít những tiếng sơ khởi. Quan hệ với người xung quanh: cười ra tiếng. 3. Trẻ 6 tháng: Vận động: cường cơ đầu đã hoàn thiện, trẻ có thể tự ngóc đầu và giữ thẳng ở mọi phía. Cột sống khá vững, trẻ có thể ngồi dựa. Cường cơ chi giảm dần, trẻ có thể đứng được trong chốc lát nếu được xốc nách. Xoay tròn, trườn lật khi nằm sấp. Mất hết phản xạ nguyên phát trừ phản xạ nắm ở bàn chân. Sự khéo léo phối hợp các động tác: đưa vật gì trẻ chụp lấy rất nhanh, giữ trong tay khá lâu, đồng thời có thể chuyển từ tay này sang tay kia rất chính xác. Sự phát triển lời nói: thỏ thẻ, ríu rít những tiếng sơ khởi. Quan hệ với người xung quanh: biết lạ quen, biết mẹ, buồn khi xa mẹ. 4. Trẻ 9 tháng: Vận động: tự ngồi không cần tựa, biết lấy, trườn, bò giỏi và nhanh. Có thể tự vịn vào bàn ghế tự đứng dậy hoặc lần đi. Sự khéo léo phối hợp các động tác: Nhặt bi bằng 2 ngón tay, đập vật vào nhau gây tiếng động, bỏ một cái lấy cái thứ 3. Sự phát triển lời nói: nói đơn âm: ba, má, bà. Quan hệ người xung quanh: bắt chước vẫy tay chân, vẫy tay hoan hô, tham gia trò chơi cúc bắt. 5. Trẻ 12 tháng: Bắt đầu tập đi lần theo ghế hoặc nếu được dắt một tay, cột sống bắt đầu có chiều cong ở thắt lưng. Sự khéo léo phối hợp các động tác: do có khái niệm vể không gian 3 chiều nên có thể chồng hai khối vuông gỗ lên nhau hình thành tháp. Biết nhặt nhiều hòn bi cho vào tách. Sự phát triển của lời nói: phát được 2 âm: ba ơi, má đâu, nhắc được một số âm do người lớn dạy. Quan hệ với người xung quanh: phân biệt lời khen, lời cấm đoán, biết chỉ tay vào vật ưa thích. Thích đập đồ chơi vào bàn tay hay thích ném xuống đất.  VI. NHU CẦU ĂN UỐNG TRẺ NHŨ NHI: 1. Nhu cầu năng lượng: a. Trẻ bình thường: Sơ sinh – 3 tháng: 110 Kcal/kg/ngày (80Kcal nhu cầu cơ bản, 30 Kcal tăng trưởng). 3 – 6 tháng: 100 Kcal/kg/ngày 6 – 12 tháng: 100 Kcal/kg/ngày. b. Trẻ thiếu tháng: trong tuần đầu 80 Kcal/kg/ngày (50 Kcal/kg/ngày cho nhu cầu cơ bản, 30 Kcal/kg/ngày cho tăng trưởng). Từ ruần thứ 2 trở đi: 120 Kcal/kg/ngày. c. Phân bố tỉ lệ calo giữa các chất: Đạm: 13% Béo: 27% Đường: 60% 2. Nhu cầu về đạm: Protein chiếm 20% thể trọng. Có 24 loại acid amin cấu trúc thành các loại protein. Trong số này có 9 loại acid amin thiết yếu cho trẻ em: theonin, valin, leucin, isoleucin, lysin, tryptophan, phenyalanin, methionin và histidine. Ngoài ra arginin, cystine và taurin còn là acid amin thiết yếu cho trẻ đẻ non. Các acid amin không thiết yếu có thể tự tổng hợp và không cần phải cung cấp từ thức ăn. a. Vai trò chất đạm: Thành phần cơ bản của tế bào Cấu tạo của nội tiết tố, các men Tổng hợp các kháng thể 1 gr đạm cho 4 Kcal Nếu thiếu ăn đạm sẽ đưa đến suy dinh dưỡng thể phù đưa đến thoái hóa mỡ ở gan, teo các tuyến tiêu hóa, dễ bị các bệnh nhiễm trùng. b. Nguồn gốc chất đạm: Động vật: thịt, cá, trứng, sữa (động vật, người) Thực vật: đậu nành, các loại đậu, ngũ cốc. Đạm thực vật thiếu một số acid amin thiết yếu. c. Khẩu phần về lượng: Trẻ bú mẹ: 2 – 2,5 g/kg/ngày. 1- 3 tuổi: 4 – 4,5 g/kg/ngày. 3. Nhu cầu về chất béo: a. Vai trò chất béo: Con người không tổng hợp được acid linoleic và acid alpha linoleic. Cả hai chất này phải được cung cấp từ thức ăn, do đó là các acid béo thiết yếu. Các acid béo không no là các acid béo chứa nối đôi. Cacbon trong công thức acid béo chứa nối đôi đầu tiên gọi là carbon omega. Số thứ tự cacbon omega tính từ đầu methyl của công thức acid béo. Acid linoleic, tiền chất của acid arachidonic là một acid omega 6 (có 18 carbon, 2 nối đôi và carbon omega ở vị trí carbon thứ 6. Các chất chuyển hóa của acid archidonic là một loạt các acid omega 6 của  prostaglandine và leucotrien. Acid alpha linoleic (có 18 carbon, 3 nối đôi và carbon omega ở vị trí carbon thứ 3), là một acid omega, có chức năng điều hòa sản xuất archidonic là tiền chất trực tiếp của một loạt các acid omega 3, protaglandin và các acid béo chuổi dài như DHA (acid decohexanoic) và acid eicosapentanoic. Acid linoleic ảnh hưởng đến cấu trúc của thần kinh não bộ và dẫn truyền thần kinh. Acid béo thiết yếu cần thiết cho sự tăng trưởng, cấu trúc da, tóc, điều hòa chuyển hóa cholesterol, giảm kết dính tiểu cầu và cần thiết cho sự sinh sản. Tóm tắt vai trò của chất béo như sau: Cung cấp năng lượng 1g cho 9 kcal. Cung cấp acid béo thiết yếu Cung cấp các sinh tố tan trong dầu: A, D, E, K b. Nguồn gốc chất béo: Mỡ động vật Bơ trong sữa Dầu thực vật c. Khẩu phần chất béo: 3 – 4 g/kg/ngày Dầu thực vật chứa các acid béo không no, dễ tiêu hóa. 4. Nhu cầu về đường: a. Vai trò của chất đường: Cung cấp năng lượng. Tham gia vào quá trình cấu trúc tế bào Tham gia vào chuyển hóa của cơ thể 1 g đường cho 4 Kcal b. Nguồn gốc chất đường: Sữa (lactose) Mía, củ cải: sarcharose Bột Hoa, quả c. Khẩu phần về đường: Gấp 3 – 4 lần chất đạm: 10 – 12g/kg/ngày. 5. Nhu cầu về nước: a. Nhu cầu Nước trong cơ thể được phân chia như sau: 8% dành cho sự nảy nở và dự trữ tế bào, 59% cho sự bài tiết ở thận, 33% cho sự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. 1 - ≤ 6 tháng: 150 ml/kg/ngày 6 - ≤ 6 tháng: 120 ml/kg/ngày 6 – ≤12 tháng: 100 ml/kg/ngày b. Nguồn gốc nước:  Thức ăn và nước uống đưa vào Oxy hóa các chất chuyển hóa 100g béo cho 107 g nước 100g đường cho 55,5 g nước 100g đạm cho 31,5 g nước 6. Nhu cầu muối khoáng: Cần thiết để bù lại số muối khoáng bị thải ra và cấu tạo các chất trong cơ thể. Ca, P để cấu tạo xương, P cần cho cấu trúc hệ thần kinh, Ca cần cho hoạt động hệ cơ đặc biệt cơ tim, Fe cần cho cấu tạo hồng cầu, Iod cần cho tuyến giáp trạng, K và Na cần để duy trì lượng nước trong cơ thể. Nguồn gốc: Thức ăn hàng ngày. Nhu cầu NaCl 0,1g/kg (Na 2 meq/kg) Ca 0,3 – 0,6 g P 0,15 – 0,3g Tỉ lệ Ca/P = 2 thì sự hấp thu mới dễ dàng K 50 – 80 mg/kg (1,5 meq/kg) Fe 1mg/kg Sữa mẹ cũng như sữa bò đều thiếu sắt, nên từ tháng 4 – 5 trở đi cần cho trẻ ăn thức ăn hỗn hợp, uống thêm sắt. 7. Nhu cầu sinh tố: Tham gia quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể. Tăng cường chống đỡ bệnh tật Nhu cầu hàng ngày: Vitamin A 2000 đơn vị, B1 0,6 mg, B12 1mg, PP 6 mg, C 35 mg, D 400 đơn vị. VII. CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP: 1. Tiêu chảy: Tiêu lỏng trên 3 lần trở lên trong vòng 24 giờ. Tiêu chảy cấp là tiêu chảy dưới 15 ngày. Tiêu chảy kéo dài khi hơn 14 ngày, tiêu chảy mạn tính khi hơn 30 ngày. Hỏi bệnh sử: thời gian tiêu chảy, đặc tính phân (số lần, máu trong phân, độ đặc của phân). Liên quan chế độ ăn: sữa, nước trái cây. Triệu chứng đi kèm: nôn ói, đau bụng, sốt, ho, sỗ mũi. Thuốc đã dùng: kháng sinh, cầm tiêu chảy, nhuận trường. Ở vùng dịch tể tả, nhiều người cùng bị (ngộ độc thức ăn, dịch bệnh). Thăm khám: Dấu hiệu mất nước: mắt trủng, khát nước, kích thích hay li bì, dấu véo da mất chậm hay rất chậm. Tình trạng dinh dưỡng: suy dinh dưỡng, béo phì.  Chẩn đoán: tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài, lỵ (có máu trong phân), mức độ mật nước (không mất nước, có mất nước, mất nước nặng). Biến chứng: bụng chướng, hạ đường huyết, rối loạn toan kiềm, điện giải, suy thận. Điều trị: Bù nước Điều trị đặc hiệu tùy theo nguyên nhân Hỗ trợ dinh dưỡng: loại bỏ thực phẩm gây tiêu chảy, ăn chế độ ăn phù hợp lứa tuổi, nấu nhừ, chia nhiều cử. Phòng ngừa: Vắc xin ngừa Rota vi-rút Rửa tay, ăn chín, uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm 2. Sốt: Khi nhiệt độ đo ở hậu môn hoặc màng nhĩ từ 38o c trở lên. Nhiệt độ ở nách hay miệng có thể thấp hơn 0,5o C. Thân nhiệt trên 40o C gọi là sốt rất cao. Nguyên nhân gây sốt thường gặp: Dấu hiệu nghĩ đến Chẩn đoán nghĩ đến Tổng trạng tốt, sốt < 7 ngày, không dấu nhiễm trùng tại chổ Nhiễm siêu vi Sống hoặc lui tới vùng dịch tể sốt rét, thiếu máu, lách to Sốt rét Xuất huyết dưới da, ban máu hoại tử Não mô cầu Đau khi đi tiểu, tiểu nhiều hơn bình thường Nhiễm trùng tiểu Ho, thở nhanh, khó thở Viêm phổi Có ổ nhiễm khuẩn tại chổ Áp xe, viêm tai giữa, viêm xương khớp. Dấu màng não, thóp phồng Viêm màng não Chấm xuất huyết da, ói máu, tiêu ra máu, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đau bụng, gan to Sốc Sốt xuất huyết Loét họng, hồng ban ở tay, chân, miệng Bệnh tay chân miệng Trẻ 6 tháng – 6 tuổi, sốt, co giật toàn thân, sau cơn giật tỉnh táo và không dấu thần kinh khu trú. Sốt cao co giật Điều trị: Hạ nhiệt: uống nhiều nước, nằm nơi thoáng. Thuốc giảm sốt và lau mát hạ sốt dùng khi có chỉ định. Điều trị nguyên nhân 3. Nhiễm trùng hô hấp:  a. Viêm thanh khí phế quản cấp: Xảy ra ở trẻ 3 tháng tới 6 tuổi. Đỉnh 1 -2 tuổi. Sốt nhẹ, ho ong ỏng, khàn giọng, thở rít thanh quản. 75% do parainfluenza virus. Điều trị tùy thuộc mức độ khó thở thanh quản. • Nhẹ: ăn uống chơi bình thường. Thở rít khi gắng sức, không có khi nằm yên. Không rút lỏm ngực. • Vừa: thở rít khi nằm yên, thở nhanh, rút lỏm ngực. Trẻ hoạt động, ăn uống được. • Nặng: kèm tím tái, bứt rứt, lơ mơ. b. Viêm phổi: Sốt, ho, khó thở Viêm phổi rất nặng Ho hoặc khó thở kèm: • Tím trung ương • Không uống được • Các dấu hiệu suy hô hấp nặng khác Viêm phổi nặng Ho hoặc khó thở Kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau: • Thở rút lỏm lồng ngực • Cánh mũi phập phồng • Rên rĩ • Và không có dấu hiệu nguy hiểm Viêm phổi Ho hoặc khó thở kèm thở nhanh Không có dấu hiệu viêm phổi nặng hoặc rất nặng. 4. Táo bón: Táo bón chức năng: bao gồm các tiêu chuẩn sau: Đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần Phân to cứng Đau hoặc khó đi tiêu Không có bất thường về giải phẩu, sinh lý. Táo bón do nguyên nhân thực thể: bệnh Hirssprung, hẹp hậu môn, u vùng chậu, bất thường cột sống, chấn thương cột sống, suy giáp, tăng canxi máu, hạ kali máu. Táo bón do thuốc: phenobarbital, antacid, sucrfate, anticholinergic. Điều trị: Thuốc nhuận trường Giáo dục bệnh nhân về chế độ dinh dưỡng và lối sống: cung cấp đủ nước, đủ chất xơ, tập thói quen đi tiêu, nâng đỡ tâm lý, tái khám 2 -4 tuần. 5. Thiếu máu thiếu sắt: Do không đủ chất sắt tổng hợp huyết sắc tố. Tiền sử: sanh non nhẹ cân, sanh đôi, trẻ nhũ nhi nuôi bằng sữa đặc có đường, ăn dặm thiếu thực phẩm giàu chất sắt. Quấy khóc, biếng ăn, niêm mạc nhợt, lòng bàn tay nhợt.  Điều trị: Bổ sung sắt đường uống Tăng cường chế độ ăn dặm giàu chất sắt. 6. Lồng ruột cấp ở nhũ nhi: Là trạng thái được tạo nên do một đoạn ruột chui vào một đoạn ruột kế cận tạo nên một hội chứng tắc ruột theo hai cơ chế bít nút và thắt nghẽn. Lâm sàng: Khóc thét từng cơn do đau bụng: triệu chứng chủ yếu và đánh giá thời điểm lồng ruột. Bỏ bú, nôn ói Tiêu máu mũi nhầy sau đau bụng 6 – 12 giờ. Khối lồng: chắc, bầu dục, di động dọc theo khung đại tràng, có phản ứng thành bụng khi sờ chạm. Thăm trực tràng có máu theo găng hoặc thông, có thể sờ thấy đầu khối lồng. Siêu âm: giá trị chẩn đoán hầu như tuyệt đối khi người siêu âm kinh nghiệm. Hình bia, trên diện cắt ngang, hình sandwich trên diện cắt dọc. Phân biệt: Lỵ: lưu ý khi trẻ nhũ nhi có tiêu máu nhầy thì không được chẩn đoán và điều trị như bệnh lý nội khoa khi chưa loại trừ được chẩn đoán lồng ruột bằng siêu âm hay Xquang. Xuất huyết não màng não 7. Khóc cơn: Khóc cơn nhũ nhi xuất hiện trong tháng đầu đời sau sanh có thể kéo dài đến 3 – 4 tháng có khi tới một tuổi. Đây là tình trạng khóc thét hoặc khóc kèm những dấu hiệu bất ổn (co cứng người, bứt rứt, ưỡn người) nhiều lần trong một khoảng thời gian dài mà không có nguyên nhân rõ rệt. Nguyên nhân: bất dung nạp sữa, chướng bụng, co thắt ở ruột chưa trưởng thành, loạn khuẩn ruột, tâm lý, môi trường (nhiệt độ, âm thanh, khói thuốc lá), hạ can xi máu. Cần phân biệt: xuất huyết não, lồng ruột. Xử trí: trấn an gia đình, tránh làm trẻ bị tổn thương khi chăm sóc trẻ. Để trẻ nơi yên tĩnh. Tránh khói thuốc lá. Sữa thủy phân. 8. Chấn thương, tai nạn: Chấn thương đầu do té, tai nạn giao thông hay bạo hành. Cần tìm dấu hiệu: hôn mê, co giật, dấu thần kinh khu trú, tăng áp lực nội sọ, vỡ sàn sọ, vế thương xuyên sọ để nhập viện. Chấn thương phần mềm, gãy tay, chân. Bỏng ở trẻ. Uống nhầm thuốc, dầu hôi.  Điều trị: Bổ sung sắt đường uống Tăng cường chế độ ăn dặm giàu chất sắt. 6. Lồng ruột cấp ở nhũ nhi: Là trạng thái được tạo nên do một đoạn ruột chui vào một đoạn ruột kế cận tạo nên một hội chứng tắc ruột theo hai cơ chế bít nút và thắt nghẽn. Lâm sàng: Khóc thét từng cơn do đau bụng: triệu chứng chủ yếu và đánh giá thời điểm lồng ruột. Bỏ bú, nôn ói Tiêu máu mũi nhầy sau đau bụng 6 – 12 giờ. Khối lồng: chắc, bầu dục, di động dọc theo khung đại tràng, có phản ứng thành bụng khi sờ chạm. Thăm trực tràng có máu theo găng hoặc thông, có thể sờ thấy đầu khối lồng. Siêu âm: giá trị chẩn đoán hầu như tuyệt đối khi người siêu âm kinh nghiệm. Hình bia, trên diện cắt ngang, hình sandwich trên diện cắt dọc. Phân biệt: Lỵ: lưu ý khi trẻ nhũ nhi có tiêu máu nhầy thì không được chẩn đoán và điều trị như bệnh lý nội khoa khi chưa loại trừ được chẩn đoán lồng ruột bằng siêu âm hay Xquang. Xuất huyết não màng não 7. Khóc cơn: Khóc cơn nhũ nhi xuất hiện trong tháng đầu đời sau sanh có thể kéo dài đến 3 – 4 tháng có khi tới một tuổi. Đây là tình trạng khóc thét hoặc khóc kèm những dấu hiệu bất ổn (co cứng người, bứt rứt, ưỡn người) nhiều lần trong một khoảng thời gian dài mà không có nguyên nhân rõ rệt. Nguyên nhân: bất dung nạp sữa, chướng bụng, co thắt ở ruột chưa trưởng thành, loạn khuẩn ruột, tâm lý, môi trường (nhiệt độ, âm thanh, khói thuốc lá), hạ can xi máu. Cần phân biệt: xuất huyết não, lồng ruột. Xử trí: trấn an gia đình, tránh làm trẻ bị tổn thương khi chăm sóc trẻ. Để trẻ nơi yên tĩnh. Tránh khói thuốc lá. Sữa thủy phân. 8. Chấn thương, tai nạn: Chấn thương đầu do té, tai nạn giao thông hay bạo hành. Cần tìm dấu hiệu: hôn mê, co giật, dấu thần kinh khu trú, tăng áp lực nội sọ, vỡ sàn sọ, vế thương xuyên sọ để nhập viện. Chấn thương phần mềm, gãy tay, chân. Bỏng ở trẻ. Uống nhầm thuốc, dầu hôi.

More Related Content

ĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP

  • 1. ĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP ThS. BS. VÕ ĐỨC TRÍ MỤC TIÊU: 1. Nêu được các đặc điểm phát triển thể chất ở trẻ nhũ nhi. 2. Nêu được các đặc điểm phát triển tâm thần, vận động ở trẻ nhũ nhi 3. Trình bày nhu cầu đạm, đường, chất béo, nước, khoáng chất và vitamin ở trẻ nhũ nhi 4. Nêu được các vấn đề thường gặp ở trẻ nhũ nhi. NỘI DUNG I. ĐẠI CƯƠNG: Cơ thể trẻ em có những đặc điểm riêng về cấu tạo và sinh lý. Từ lúc thụ thai đến trưởng thành trẻ phải trải qua 2 giai đoạn: sự tăng trưởng (phát triển về số lượng và kích thước tế bào ở các mô) và sau đó là sự trưởng thành (thay đổi về chất, cấu trúc các bộ phận dẫn đến thay đổi chức năng tế bào). Quá trình lớn lên và phát triển của trẻ có tính chất toàn diện cả về thể chất, tâm thần và vận động. Tốc độ phát triển phải nhịp nhàng, hài hòa. Giai đoạn trước chuẩn bị cho giai đoạn sau. Mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng về sinh lý và bệnh lý. Có thể phân sự phát triển của trẻ thành 6 thời kỳ: bào thai, sơ sinh, nhũ nhi, răng sữa, thiếu niên, dậy thì. Bài này nói về một giai đoạn là thời kỳ nhũ nhi và những vấn đề thường gặp. II. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ: Mốc thời gian: từ tháng thứ 2 đến tháng 12. Về thể chất: 12 tháng: Cân nặng: gấp 3 lúc sanh. Chiều dài tăng 25 cm (75cm). Vòng đầu tăng 10 cm (44cm). Tổ chức não 75% so người lớn (300g lúc sanh tăng đến 900g). Vỏ não trưỡng thành dần. Mỡ dưới da phát triển mạnh. Các globulin miễn dịch mẹ truyền qua nhau thai (IgG) giúp trẻ tránh bệnh: sởi, bạch hầu, thủy đậu, thương hàn) trước 6 tháng tuổi. Nhu cầu năng lượng: cao gấp 3 người lớn 120 – 130 kcal/kg/ngày. Quá trình đồng hóa chiếm ưu thế. Sau 6 tháng cho ăn dặm. Về vận động, tâm thần: Bò, đứng, đi, cười, nói, chơi và giao tiếp với mọi người xung quanh. Về tâm lý: quan hệ mẹ con hình thành và phát triển. Giao tiếp xúc cảm với người lớn, bắt chước hành vi, ngôn ngữ.
  • 2. III. ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ: Nhu cầu năng lượng cao nhưng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh: rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng đặc biệt trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ và cho ăn đặm đúng cách. Hệ thần kinh chưa được myelin hóa đầy đủ, quá trình ức chế và hưng phấn có xu hướng lan tỏa nên các yếu tố gây bệnh dễ có phản ứng toàn thân như: sốt cao co giật, phản ứng não màng não. Sau 6 tháng các chất miễn dịch mẹ cho đã cạn, nhưng khả năng sản suất miễn dịch của trẻ chưa đầy đủ nên khả năng nhiễm trùng tăng cao. Trẻ hiếu động nên dễ bị tai nạn như chết đuối, điện giật, ngộ độc. Mẹ trầm cảm thì tính tình con thất thường. IV. SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT: 1. Cân nặng: trong những ngày đầu sau sanh trẻ có hiện tượng sụt cân sinh lý, không quá 10% cân nặng lúc sanh. Càng ít sụt cân nếu trẻ được bú sữa non ngay trong giờ đầu. Sau một tuần trẻ lấy lại cân nặng lúc sanh, càng chậm nếu trẻ sanh non. Trong 3 tháng đầu trẻ tăng cân 25g/ngày, 3 – 6 tháng tăng 20g/ngày, sau 7 tháng tăng 15g/ngày. Cân nặng gấp đôi lúc 5 tháng, gấp 3 lúc 12 tháng. 2. Chiều cao: Khi sanh dài 48 – 50 cm. 3 tháng đầu 60 cm (tăng 10 – 12 cm). 9 tháng 70 cm. 12 tháng 75 cm. Trung bình trong năm đầu tăng 20 – 25 cm. 3. Sự phát triển của não: phát triển nhanh và sớm từ trong bào thai. Đo vòng đầu cho phép đánh giá khối lượng của não. Khi sanh vòng đầu 35 cm. 12 tháng 45 cm, não nặng 900g. Não gần như hoàn chỉnh nhưng hoạt động chưa cân bằng. Năng lực của não còn phụ thuộc rất nhiều vào vào cách kích thích và sử dụng qua giáo dục. 4. Sự phát triển phần mềm: khối lượng các bắp thịt phản ánh tình trạng dinh dưỡng. 5. Sự phát triển các chi: Chân tay dài ra với thời gian. Độ dài của chân tay có thể được phản ánh bằng tỉ lệ của phần trên so phần dưới. Phần trên được đo từ xương mu trở lên, phần dưới được tính bằng cách lấy chiều cao chung trừ đi phần trên. Tỉ lệ này 1,7 lúc mới sanh, 1,5 lúc một 1 tuổi và giảm dần còn 1 lúc trẻ trưởng thành. 6. Sự phát triển của răng: Mầm răng được hình thành trong ba tháng đầu của bào thai. Khi đẻ, răng hãy còn nằm trong xương hàm và chỉ nhú lên khi trẻ được 6 tháng. Những răng mọc lên đầu tiên được gọi là răng sữa. Đây là răng tạm thời, được mọc theo thứ tự nhất định: 6 -12 tháng: 8 răng cửa (4 trên, 4 dưới). Răng mọc đầu tiên là 2 răng cửa hàm dưới. V. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VẬN ĐỘNG: 1. Trẻ 2 tháng: Vận động: ngủ duỗi chân hết cở. Cường cơ cổ tăng dần nên trẻ có thể giữ đầu trong chốc lát khi đặt nằm sấp. Nhìn vật trước mặt. Ngủ ít dần, có những lúc thức chơi và làm quen môi trường xung quanh. Vẫn còn phản xạ nguyên phát. Khéo léo phối hợp các động tác: chưa.
  • 3. Sự phát triển của lời nói: chưa. Quan hệ với người xung quanh: biết cười mỉm thể hiện sự thích thú. Nhận ra mẹ và củng cố quan hệ này thông qua quá trình bú. 2. Trẻ 3 tháng: Vận động: chống 2 tay khi nằm sấp, giữ đầu và vai thẳng. Cường cơ lưng còn yếu nên lưng cong khi đặt ngồi. Thời gian thức và chơi tăng dần, mất một số phản xạ nguyên phát: phản xạ nắm, tự động bước và thì thứ 2 phản xạ Moro. Thị giác: có thể nhìn theo một vật di động theo mọi hướng. Sự khéo léo phối hợp các động tác: nhìn chăm chú vật nắm trong tay, đưa lên miệng. có thể cầm lấy đồ vật người khác đưa như chai sữa và đưa lên miệng bú. Sự phát triển lời nói: thỏ thẻ, ríu rít những tiếng sơ khởi. Quan hệ với người xung quanh: cười ra tiếng. 3. Trẻ 6 tháng: Vận động: cường cơ đầu đã hoàn thiện, trẻ có thể tự ngóc đầu và giữ thẳng ở mọi phía. Cột sống khá vững, trẻ có thể ngồi dựa. Cường cơ chi giảm dần, trẻ có thể đứng được trong chốc lát nếu được xốc nách. Xoay tròn, trườn lật khi nằm sấp. Mất hết phản xạ nguyên phát trừ phản xạ nắm ở bàn chân. Sự khéo léo phối hợp các động tác: đưa vật gì trẻ chụp lấy rất nhanh, giữ trong tay khá lâu, đồng thời có thể chuyển từ tay này sang tay kia rất chính xác. Sự phát triển lời nói: thỏ thẻ, ríu rít những tiếng sơ khởi. Quan hệ với người xung quanh: biết lạ quen, biết mẹ, buồn khi xa mẹ. 4. Trẻ 9 tháng: Vận động: tự ngồi không cần tựa, biết lấy, trườn, bò giỏi và nhanh. Có thể tự vịn vào bàn ghế tự đứng dậy hoặc lần đi. Sự khéo léo phối hợp các động tác: Nhặt bi bằng 2 ngón tay, đập vật vào nhau gây tiếng động, bỏ một cái lấy cái thứ 3. Sự phát triển lời nói: nói đơn âm: ba, má, bà. Quan hệ người xung quanh: bắt chước vẫy tay chân, vẫy tay hoan hô, tham gia trò chơi cúc bắt. 5. Trẻ 12 tháng: Bắt đầu tập đi lần theo ghế hoặc nếu được dắt một tay, cột sống bắt đầu có chiều cong ở thắt lưng. Sự khéo léo phối hợp các động tác: do có khái niệm vể không gian 3 chiều nên có thể chồng hai khối vuông gỗ lên nhau hình thành tháp. Biết nhặt nhiều hòn bi cho vào tách. Sự phát triển của lời nói: phát được 2 âm: ba ơi, má đâu, nhắc được một số âm do người lớn dạy. Quan hệ với người xung quanh: phân biệt lời khen, lời cấm đoán, biết chỉ tay vào vật ưa thích. Thích đập đồ chơi vào bàn tay hay thích ném xuống đất.
  • 4. VI. NHU CẦU ĂN UỐNG TRẺ NHŨ NHI: 1. Nhu cầu năng lượng: a. Trẻ bình thường: Sơ sinh – 3 tháng: 110 Kcal/kg/ngày (80Kcal nhu cầu cơ bản, 30 Kcal tăng trưởng). 3 – 6 tháng: 100 Kcal/kg/ngày 6 – 12 tháng: 100 Kcal/kg/ngày. b. Trẻ thiếu tháng: trong tuần đầu 80 Kcal/kg/ngày (50 Kcal/kg/ngày cho nhu cầu cơ bản, 30 Kcal/kg/ngày cho tăng trưởng). Từ ruần thứ 2 trở đi: 120 Kcal/kg/ngày. c. Phân bố tỉ lệ calo giữa các chất: Đạm: 13% Béo: 27% Đường: 60% 2. Nhu cầu về đạm: Protein chiếm 20% thể trọng. Có 24 loại acid amin cấu trúc thành các loại protein. Trong số này có 9 loại acid amin thiết yếu cho trẻ em: theonin, valin, leucin, isoleucin, lysin, tryptophan, phenyalanin, methionin và histidine. Ngoài ra arginin, cystine và taurin còn là acid amin thiết yếu cho trẻ đẻ non. Các acid amin không thiết yếu có thể tự tổng hợp và không cần phải cung cấp từ thức ăn. a. Vai trò chất đạm: Thành phần cơ bản của tế bào Cấu tạo của nội tiết tố, các men Tổng hợp các kháng thể 1 gr đạm cho 4 Kcal Nếu thiếu ăn đạm sẽ đưa đến suy dinh dưỡng thể phù đưa đến thoái hóa mỡ ở gan, teo các tuyến tiêu hóa, dễ bị các bệnh nhiễm trùng. b. Nguồn gốc chất đạm: Động vật: thịt, cá, trứng, sữa (động vật, người) Thực vật: đậu nành, các loại đậu, ngũ cốc. Đạm thực vật thiếu một số acid amin thiết yếu. c. Khẩu phần về lượng: Trẻ bú mẹ: 2 – 2,5 g/kg/ngày. 1- 3 tuổi: 4 – 4,5 g/kg/ngày. 3. Nhu cầu về chất béo: a. Vai trò chất béo: Con người không tổng hợp được acid linoleic và acid alpha linoleic. Cả hai chất này phải được cung cấp từ thức ăn, do đó là các acid béo thiết yếu. Các acid béo không no là các acid béo chứa nối đôi. Cacbon trong công thức acid béo chứa nối đôi đầu tiên gọi là carbon omega. Số thứ tự cacbon omega tính từ đầu methyl của công thức acid béo. Acid linoleic, tiền chất của acid arachidonic là một acid omega 6 (có 18 carbon, 2 nối đôi và carbon omega ở vị trí carbon thứ 6. Các chất chuyển hóa của acid archidonic là một loạt các acid omega 6 của
  • 5. prostaglandine và leucotrien. Acid alpha linoleic (có 18 carbon, 3 nối đôi và carbon omega ở vị trí carbon thứ 3), là một acid omega, có chức năng điều hòa sản xuất archidonic là tiền chất trực tiếp của một loạt các acid omega 3, protaglandin và các acid béo chuổi dài như DHA (acid decohexanoic) và acid eicosapentanoic. Acid linoleic ảnh hưởng đến cấu trúc của thần kinh não bộ và dẫn truyền thần kinh. Acid béo thiết yếu cần thiết cho sự tăng trưởng, cấu trúc da, tóc, điều hòa chuyển hóa cholesterol, giảm kết dính tiểu cầu và cần thiết cho sự sinh sản. Tóm tắt vai trò của chất béo như sau: Cung cấp năng lượng 1g cho 9 kcal. Cung cấp acid béo thiết yếu Cung cấp các sinh tố tan trong dầu: A, D, E, K b. Nguồn gốc chất béo: Mỡ động vật Bơ trong sữa Dầu thực vật c. Khẩu phần chất béo: 3 – 4 g/kg/ngày Dầu thực vật chứa các acid béo không no, dễ tiêu hóa. 4. Nhu cầu về đường: a. Vai trò của chất đường: Cung cấp năng lượng. Tham gia vào quá trình cấu trúc tế bào Tham gia vào chuyển hóa của cơ thể 1 g đường cho 4 Kcal b. Nguồn gốc chất đường: Sữa (lactose) Mía, củ cải: sarcharose Bột Hoa, quả c. Khẩu phần về đường: Gấp 3 – 4 lần chất đạm: 10 – 12g/kg/ngày. 5. Nhu cầu về nước: a. Nhu cầu Nước trong cơ thể được phân chia như sau: 8% dành cho sự nảy nở và dự trữ tế bào, 59% cho sự bài tiết ở thận, 33% cho sự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. 1 - ≤ 6 tháng: 150 ml/kg/ngày 6 - ≤ 6 tháng: 120 ml/kg/ngày 6 – ≤12 tháng: 100 ml/kg/ngày b. Nguồn gốc nước:
  • 6. Thức ăn và nước uống đưa vào Oxy hóa các chất chuyển hóa 100g béo cho 107 g nước 100g đường cho 55,5 g nước 100g đạm cho 31,5 g nước 6. Nhu cầu muối khoáng: Cần thiết để bù lại số muối khoáng bị thải ra và cấu tạo các chất trong cơ thể. Ca, P để cấu tạo xương, P cần cho cấu trúc hệ thần kinh, Ca cần cho hoạt động hệ cơ đặc biệt cơ tim, Fe cần cho cấu tạo hồng cầu, Iod cần cho tuyến giáp trạng, K và Na cần để duy trì lượng nước trong cơ thể. Nguồn gốc: Thức ăn hàng ngày. Nhu cầu NaCl 0,1g/kg (Na 2 meq/kg) Ca 0,3 – 0,6 g P 0,15 – 0,3g Tỉ lệ Ca/P = 2 thì sự hấp thu mới dễ dàng K 50 – 80 mg/kg (1,5 meq/kg) Fe 1mg/kg Sữa mẹ cũng như sữa bò đều thiếu sắt, nên từ tháng 4 – 5 trở đi cần cho trẻ ăn thức ăn hỗn hợp, uống thêm sắt. 7. Nhu cầu sinh tố: Tham gia quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể. Tăng cường chống đỡ bệnh tật Nhu cầu hàng ngày: Vitamin A 2000 đơn vị, B1 0,6 mg, B12 1mg, PP 6 mg, C 35 mg, D 400 đơn vị. VII. CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP: 1. Tiêu chảy: Tiêu lỏng trên 3 lần trở lên trong vòng 24 giờ. Tiêu chảy cấp là tiêu chảy dưới 15 ngày. Tiêu chảy kéo dài khi hơn 14 ngày, tiêu chảy mạn tính khi hơn 30 ngày. Hỏi bệnh sử: thời gian tiêu chảy, đặc tính phân (số lần, máu trong phân, độ đặc của phân). Liên quan chế độ ăn: sữa, nước trái cây. Triệu chứng đi kèm: nôn ói, đau bụng, sốt, ho, sỗ mũi. Thuốc đã dùng: kháng sinh, cầm tiêu chảy, nhuận trường. Ở vùng dịch tể tả, nhiều người cùng bị (ngộ độc thức ăn, dịch bệnh). Thăm khám: Dấu hiệu mất nước: mắt trủng, khát nước, kích thích hay li bì, dấu véo da mất chậm hay rất chậm. Tình trạng dinh dưỡng: suy dinh dưỡng, béo phì.
  • 7. Chẩn đoán: tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài, lỵ (có máu trong phân), mức độ mật nước (không mất nước, có mất nước, mất nước nặng). Biến chứng: bụng chướng, hạ đường huyết, rối loạn toan kiềm, điện giải, suy thận. Điều trị: Bù nước Điều trị đặc hiệu tùy theo nguyên nhân Hỗ trợ dinh dưỡng: loại bỏ thực phẩm gây tiêu chảy, ăn chế độ ăn phù hợp lứa tuổi, nấu nhừ, chia nhiều cử. Phòng ngừa: Vắc xin ngừa Rota vi-rút Rửa tay, ăn chín, uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm 2. Sốt: Khi nhiệt độ đo ở hậu môn hoặc màng nhĩ từ 38o c trở lên. Nhiệt độ ở nách hay miệng có thể thấp hơn 0,5o C. Thân nhiệt trên 40o C gọi là sốt rất cao. Nguyên nhân gây sốt thường gặp: Dấu hiệu nghĩ đến Chẩn đoán nghĩ đến Tổng trạng tốt, sốt < 7 ngày, không dấu nhiễm trùng tại chổ Nhiễm siêu vi Sống hoặc lui tới vùng dịch tể sốt rét, thiếu máu, lách to Sốt rét Xuất huyết dưới da, ban máu hoại tử Não mô cầu Đau khi đi tiểu, tiểu nhiều hơn bình thường Nhiễm trùng tiểu Ho, thở nhanh, khó thở Viêm phổi Có ổ nhiễm khuẩn tại chổ Áp xe, viêm tai giữa, viêm xương khớp. Dấu màng não, thóp phồng Viêm màng não Chấm xuất huyết da, ói máu, tiêu ra máu, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đau bụng, gan to Sốc Sốt xuất huyết Loét họng, hồng ban ở tay, chân, miệng Bệnh tay chân miệng Trẻ 6 tháng – 6 tuổi, sốt, co giật toàn thân, sau cơn giật tỉnh táo và không dấu thần kinh khu trú. Sốt cao co giật Điều trị: Hạ nhiệt: uống nhiều nước, nằm nơi thoáng. Thuốc giảm sốt và lau mát hạ sốt dùng khi có chỉ định. Điều trị nguyên nhân 3. Nhiễm trùng hô hấp:
  • 8. a. Viêm thanh khí phế quản cấp: Xảy ra ở trẻ 3 tháng tới 6 tuổi. Đỉnh 1 -2 tuổi. Sốt nhẹ, ho ong ỏng, khàn giọng, thở rít thanh quản. 75% do parainfluenza virus. Điều trị tùy thuộc mức độ khó thở thanh quản. • Nhẹ: ăn uống chơi bình thường. Thở rít khi gắng sức, không có khi nằm yên. Không rút lỏm ngực. • Vừa: thở rít khi nằm yên, thở nhanh, rút lỏm ngực. Trẻ hoạt động, ăn uống được. • Nặng: kèm tím tái, bứt rứt, lơ mơ. b. Viêm phổi: Sốt, ho, khó thở Viêm phổi rất nặng Ho hoặc khó thở kèm: • Tím trung ương • Không uống được • Các dấu hiệu suy hô hấp nặng khác Viêm phổi nặng Ho hoặc khó thở Kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau: • Thở rút lỏm lồng ngực • Cánh mũi phập phồng • Rên rĩ • Và không có dấu hiệu nguy hiểm Viêm phổi Ho hoặc khó thở kèm thở nhanh Không có dấu hiệu viêm phổi nặng hoặc rất nặng. 4. Táo bón: Táo bón chức năng: bao gồm các tiêu chuẩn sau: Đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần Phân to cứng Đau hoặc khó đi tiêu Không có bất thường về giải phẩu, sinh lý. Táo bón do nguyên nhân thực thể: bệnh Hirssprung, hẹp hậu môn, u vùng chậu, bất thường cột sống, chấn thương cột sống, suy giáp, tăng canxi máu, hạ kali máu. Táo bón do thuốc: phenobarbital, antacid, sucrfate, anticholinergic. Điều trị: Thuốc nhuận trường Giáo dục bệnh nhân về chế độ dinh dưỡng và lối sống: cung cấp đủ nước, đủ chất xơ, tập thói quen đi tiêu, nâng đỡ tâm lý, tái khám 2 -4 tuần. 5. Thiếu máu thiếu sắt: Do không đủ chất sắt tổng hợp huyết sắc tố. Tiền sử: sanh non nhẹ cân, sanh đôi, trẻ nhũ nhi nuôi bằng sữa đặc có đường, ăn dặm thiếu thực phẩm giàu chất sắt. Quấy khóc, biếng ăn, niêm mạc nhợt, lòng bàn tay nhợt.
  • 9. Điều trị: Bổ sung sắt đường uống Tăng cường chế độ ăn dặm giàu chất sắt. 6. Lồng ruột cấp ở nhũ nhi: Là trạng thái được tạo nên do một đoạn ruột chui vào một đoạn ruột kế cận tạo nên một hội chứng tắc ruột theo hai cơ chế bít nút và thắt nghẽn. Lâm sàng: Khóc thét từng cơn do đau bụng: triệu chứng chủ yếu và đánh giá thời điểm lồng ruột. Bỏ bú, nôn ói Tiêu máu mũi nhầy sau đau bụng 6 – 12 giờ. Khối lồng: chắc, bầu dục, di động dọc theo khung đại tràng, có phản ứng thành bụng khi sờ chạm. Thăm trực tràng có máu theo găng hoặc thông, có thể sờ thấy đầu khối lồng. Siêu âm: giá trị chẩn đoán hầu như tuyệt đối khi người siêu âm kinh nghiệm. Hình bia, trên diện cắt ngang, hình sandwich trên diện cắt dọc. Phân biệt: Lỵ: lưu ý khi trẻ nhũ nhi có tiêu máu nhầy thì không được chẩn đoán và điều trị như bệnh lý nội khoa khi chưa loại trừ được chẩn đoán lồng ruột bằng siêu âm hay Xquang. Xuất huyết não màng não 7. Khóc cơn: Khóc cơn nhũ nhi xuất hiện trong tháng đầu đời sau sanh có thể kéo dài đến 3 – 4 tháng có khi tới một tuổi. Đây là tình trạng khóc thét hoặc khóc kèm những dấu hiệu bất ổn (co cứng người, bứt rứt, ưỡn người) nhiều lần trong một khoảng thời gian dài mà không có nguyên nhân rõ rệt. Nguyên nhân: bất dung nạp sữa, chướng bụng, co thắt ở ruột chưa trưởng thành, loạn khuẩn ruột, tâm lý, môi trường (nhiệt độ, âm thanh, khói thuốc lá), hạ can xi máu. Cần phân biệt: xuất huyết não, lồng ruột. Xử trí: trấn an gia đình, tránh làm trẻ bị tổn thương khi chăm sóc trẻ. Để trẻ nơi yên tĩnh. Tránh khói thuốc lá. Sữa thủy phân. 8. Chấn thương, tai nạn: Chấn thương đầu do té, tai nạn giao thông hay bạo hành. Cần tìm dấu hiệu: hôn mê, co giật, dấu thần kinh khu trú, tăng áp lực nội sọ, vỡ sàn sọ, vế thương xuyên sọ để nhập viện. Chấn thương phần mềm, gãy tay, chân. Bỏng ở trẻ. Uống nhầm thuốc, dầu hôi.
  • 10. Điều trị: Bổ sung sắt đường uống Tăng cường chế độ ăn dặm giàu chất sắt. 6. Lồng ruột cấp ở nhũ nhi: Là trạng thái được tạo nên do một đoạn ruột chui vào một đoạn ruột kế cận tạo nên một hội chứng tắc ruột theo hai cơ chế bít nút và thắt nghẽn. Lâm sàng: Khóc thét từng cơn do đau bụng: triệu chứng chủ yếu và đánh giá thời điểm lồng ruột. Bỏ bú, nôn ói Tiêu máu mũi nhầy sau đau bụng 6 – 12 giờ. Khối lồng: chắc, bầu dục, di động dọc theo khung đại tràng, có phản ứng thành bụng khi sờ chạm. Thăm trực tràng có máu theo găng hoặc thông, có thể sờ thấy đầu khối lồng. Siêu âm: giá trị chẩn đoán hầu như tuyệt đối khi người siêu âm kinh nghiệm. Hình bia, trên diện cắt ngang, hình sandwich trên diện cắt dọc. Phân biệt: Lỵ: lưu ý khi trẻ nhũ nhi có tiêu máu nhầy thì không được chẩn đoán và điều trị như bệnh lý nội khoa khi chưa loại trừ được chẩn đoán lồng ruột bằng siêu âm hay Xquang. Xuất huyết não màng não 7. Khóc cơn: Khóc cơn nhũ nhi xuất hiện trong tháng đầu đời sau sanh có thể kéo dài đến 3 – 4 tháng có khi tới một tuổi. Đây là tình trạng khóc thét hoặc khóc kèm những dấu hiệu bất ổn (co cứng người, bứt rứt, ưỡn người) nhiều lần trong một khoảng thời gian dài mà không có nguyên nhân rõ rệt. Nguyên nhân: bất dung nạp sữa, chướng bụng, co thắt ở ruột chưa trưởng thành, loạn khuẩn ruột, tâm lý, môi trường (nhiệt độ, âm thanh, khói thuốc lá), hạ can xi máu. Cần phân biệt: xuất huyết não, lồng ruột. Xử trí: trấn an gia đình, tránh làm trẻ bị tổn thương khi chăm sóc trẻ. Để trẻ nơi yên tĩnh. Tránh khói thuốc lá. Sữa thủy phân. 8. Chấn thương, tai nạn: Chấn thương đầu do té, tai nạn giao thông hay bạo hành. Cần tìm dấu hiệu: hôn mê, co giật, dấu thần kinh khu trú, tăng áp lực nội sọ, vỡ sàn sọ, vế thương xuyên sọ để nhập viện. Chấn thương phần mềm, gãy tay, chân. Bỏng ở trẻ. Uống nhầm thuốc, dầu hôi.
Download

Từ khóa » đặc điểm Sinh Lý Của Thời Kỳ Răng Sữa