Top 6 Thời Kỳ Phát Triển Của Trẻ
Có thể bạn quan tâm
- DANH MỤC Mới nhất Hot tuần này Hot tuần trước Hot tháng này Hot tháng trước Du Lịch Phim Sức Khỏe Làm Đẹp Ẩm Thực Tết Thời Trang Tình Yêu Giải Trí Shop Dịch Vụ Đặc Sản Mua Sắm Valentine Công Nghệ Văn Hóa Thế Giới Việt Nam Đà Nẵng Tp Hồ Chí Minh Hải Phòng Huế Cần Thơ Nghệ An Hà Giang Thái Bình Vũng Tàu Nam Định Quảng Ninh Sapa Bắc Giang Vĩnh Long Đẹp Nhất Tốt Nhất Hay Nhất Ngon Nhất Nhất Thế Giới Nhất Việt Nam Hiệu Quả Nhất Thú Vị Nhất Rẻ Nhất Phim Hay Nhất Bánh Ngon Nhất Nhà Đẹp Nhất Xinh Đẹp Nhất Nhạc Hay Nhất Truyện Hay Nhất
- FB
- YT
- TIC
- Viết bài
- Đăng nhập bằng Facebook
Trong mỗi thời kỳ phát triển khác nhau trẻ sẽ có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau. Các mẹ hãy cùng đọc và tìm hiểu để biết trong mỗi thời kỳ con mình cần ... xem thêm...gì? Và làm gì để giúp con phát triển thể chất và tinh thần tốt hơn nhé. Trẻ trải qua 6 thời kỳ phát triển như sau:
-
Thời kỳ bào thai
24Thời kỳ bào thai hay còn gọi là thời kỳ phát triển trong tử cung được tính từ khi thụ thai đến khi trẻ ra đời. Từ lúc thụ thai cho đến khi đẻ. Sự phát triển bình thường từ 280 - 290 ngày, tính từ ngày đầu tiên của kì kinh nguyệt cuối cùng. Thời kì này chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn phát triển phôi: 3 tháng đầu, dành cho sự hình thành và biệt hoá bộ phận (organogenesis). Vào tuần thứ 8, phôi nặng khoảng lg và dài 2,5cm; đến tuần thứ 12, nặng 14g và dài khoảng 7,5cm. Như vậy trong giai đoạn này thai tăng cân ít, chủ yếu phát triển chiều dài, đến cuối thời kì này tất cả các bộ phận đã hình thành đầy đủ để tạo nên một con người thật sự. Nếu có những yếu tố độc hại (hóa chất dioxin, viruts, một số thuốc…) có thể gây rối loạn hoặc cản trở sự hình thành các bộ phận, sẽ gây quái thai hoặc các dị tật sau này.
Sự hình thành và phát triển của thai nhi giai đoạn này liên quan chặt chẽ đến sức khỏe và dinh dưỡng bà mẹ. Trong giai đoạn này bà mẹ cần quản lý thai nghén tốt, phát hiện sớm và điều trị những bệnh mắc phải.
-
Thời kỳ sơ sinh
23Thời kỳ sơ sinh được tính từ khi trẻ cất tiếng khóc chào đời đến 4 tuần sau đẻ. Lúc này trẻ đã có sự thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung. Trẻ bắt đầu thở bằng phổi, tiếng khóc chào đời là nhịp thở đầu tiên. Ngay sau khi đẻ, vòng tuần hoàn chính thức hoạt động, thay thế cho vòng tuần hoàn rau thai.
Bộ máy tiêu hóa cũng bắt đầu làm việc, trẻ tự bú, nuốt và hấp thu sữa mẹ. Hệ thần kinh của trẻ còn non yếu, do đó mọi kích thích đều quá sức đối với trẻ nên trẻ ngủ suốt ngày. Các bộ phận khác cũng bắt đầu hoạt động và thích nghi dần. Ngoài ra, do thay đổi môi trường sống nên trẻ có một số hiện tượng sinh lý như vàng da, bong da, sụt cân sinh lý, thay đổi thân nhiệt, rụng rốn.
-
Thời kỳ bú mẹ
23Thời kỳ bú mẹ được tính từ tiếp theo thời kỳ sơ sinh đến khi trẻ được 12 tháng. Lúc này chức năng các bộ phận của trẻ phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện. Trẻ lớn nhanh, 6 tháng đầu trọng lượng tăng gấp hai lần lúc đẻ, cuối năm đầu trọng lượng tăng gấp ba, chiều cao tăng gấp rưỡi. Nhu cầu dinh dưỡng cao, cần đảm bảo cho trẻ bú sữa mẹ, khi tròn 6 tháng thì cho trẻ ăn sam.
Song song với sự phát triển về thể chất, sự phát triển tinh thần, vận động cũng phát triển nhanh. Từ lúc mới đẻ trẻ chỉ có một số phản xạ bẩm sinh đến cuối thời kỳ bú mẹ trẻ đã có thể biết nói, biết đi, hiểu được nhiều điều, tiếp xúc vui chơi với những người xung quanh mình.
-
Thời kỳ răng sữa
23Thời kỳ răng sữa được tính từ 1 đến 6 tuổi. So với thời kỳ bú mẹ thì thời kỳ răng sữa trẻ chậm lớn hơn, chức năng của các bộ phận hoàn thiện dần. Chức năng vận động phát triển nhanh.
Về tinh thần cũng bắt đầu phát triển mạnh, trẻ ham học, hay tò mò, hay có nhận xét với ngoại cảnh, vì vậy môi trường xung quanh có tác động rất lớn đến sự phát triển tinh thần của trẻ. Hệ thống thần kinh trung ương phát triển mạnh nhất là lời nói, tiếp thu giáo dục tốt, trẻ bắt đầu đi học vào cuối thời kỳ này.
-
Thời kỳ thiếu niên
23Thời kỳ thiếu niên được tính từ 7 đến 15 tuổi. Lúc này cấu tạo và chức phận các bộ phận của trẻ đã phát triển hoàn chỉnh giống người lớn. Trẻ có khả năng tiếp thu nhanh các kiến thức, biết suy nghĩ và phán đoán, phát triển trí tuệ thông minh.
Khi trẻ được 10 tuổi trở lên đặc biệt vào thời kỳ tiền dậy thì đã bắt đầu phân biệt tâm sinh lý giới tính, hệ thống cơ phát triển mạnh, trẻ phát triển nhanh về mặt thể chất.
-
Thời kỳ dậy thì
23Con gái dậy thì từ lúc 9 đến 12 tuổi và kết thúc lúc 17 đến 18 tuổi. Con trai dậy thì từ 10 đến 12 tuổi và kết thúc lúc 19 đến 20 tuổi. Ở thời kỳ này trẻ lớn nhanh, biến đổi nhiều về tâm sinh lý. Hoạt động nội tiết và sinh dục chiếm ưu thế. Chức năng sinh dục đã trưởng thành.
Do có biến động nhiều về tâm sinh lý, sự phát triển về tinh thần và nội tiết chưa ổn định nên trẻ dễ thay đổi tính tình, dễ lạc quan, dễ thất vọng, do đó dễ có những hành vi thiếu suy nghĩ như tự tử, hành vi phạm tội... Trẻ dễ bị rối loạn tâm thần, rối loạn tim mạch.
Sự thay đổi và phát triển ở các thời kì phụ thuộc vào nhiều yếu tố di truyền và môi trường sống (dinh dưỡng, gia đình, xã hội, vãn hoá, giáo dục..). Vì vậy ranh giới các thời kì không cố định, có thể sớm hay muộn, tuỳ theo từng đứa trẻ, nhưng mọi trẻ đều trải qua các thời kì phát triển trên. Cần nắm vững những đặc điểm sinh bệnh học của từng thời kì của trẻ em để vận dụng vào công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ em.
Chia sẻ lên facebook Báo lỗi toplist thời kỳ phát triển trẻ em thú vị nhất y học nhi khoa mẹ và béĐăng nhập bằng Facebook
Các bình luận
Click the image to close ×Top 5 Bài văn phân tích bài "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em"
3932 0Top 5 Bài soạn: "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" hay nhất
295 0Top 11 Bài văn nghị luận xã hội về sự phát triển của trí tuệ nhân tạo hay nhất
2159 0Top 10 Thói quen của mẹ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi
402 0Top 6 Bài soạn "Sự phát triển của từ vựng" (tiếp theo) lớp 9 hay nhất
1143 0Top 6 Bài soạn "Sự phát triển của từ vựng" lớp 9 hay nhất
1030 0Top 5 Cách massage cho trẻ sơ sinh để thúc đẩy sự phát triển của trẻ mà mẹ nên biết
183 0Top 20 Món cháo ăn dặm cực tốt cho sự phát triển của bé mà mẹ nên biết
4396 1Top 6 Kỹ năng quan trọng phát triển nhận thức cho trẻ mầm non
31 0Top 10 Cách phát triển tư duy sáng tạo cho trẻ hiệu quả nhất
30 0Top 11 Loại sữa giúp bé phát triển toàn diện cả về chiều cao và trí não
3889 0Top 8 Thực phẩm chức năng tốt nhất giúp bé phát triển não bộ
1207 0Top 10 Cuốn sách phát triển tư duy cho trẻ hay nhất mà các bậc phụ huynh nên đọc
4354 0Top 10 Bài học cho bé 3 tuổi giúp phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện
24 0Top 9 Đồ chơi cho trẻ sơ sinh tốt nhất cho sự phát triển toàn diện những năm tháng đầu đời
84 0Top 12 Kỹ năng sống thiết yếu để phát triển toàn diện dành cho trẻ mầm non
141 0Top 10 Kẹo bổ sung vitamin tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của bé
10484 0Top 10 Thực phẩm bổ sung đạm cho trẻ phát triển toàn diện tốt nhất
12 0 Top 6 Thời kỳ phát triển của trẻKhách quan đầy đủ chính xác
Là top 3 tiêu chí mà Toplist.vn luôn luôn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích nhất cho cộng đồng
- Giới thiệu
- Mobile: 0369132468
- Hướng dẫn
- Bản quyền
- FB Group
- FB fan page
- Kênh youtube
- Chủ đề
- Liên hệ
Từ khóa » đặc điểm Sinh Lý Của Thời Kỳ Răng Sữa
-
Các Thời Kỳ Của Tuổi Trẻ - Báo Đồng Tháp
-
CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ - Health Việt Nam
-
Các Thời Kỳ Phát Triển Của Trẻ Em - Dieutri.Vn
-
IV. THỜI KÌ RĂNG SỮA - Tài Liệu Text - 123doc
-
CÁC THỜI KÌ CỦA TRẺ EM ĐẶC ĐIỀM SINH HỌC
-
ĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
-
Đặc điểm Sinh Học Và Bệnh Lý Từng Thời Kỳ Phát Triển Cơ Thể Của Trẻ ...
-
Thời Kỳ Răng Sữa Và Sự Phát Triển Của Trẻ - Shop Trẻ Thơ
-
Top 15 đặc điểm Sinh Lý Của Thời Kỳ Răng Sữa
-
Chăm Sóc Các Giai đoạn Phát Triển Của Cơ Thể - Ebook Y Học - Y Khoa
-
CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM. | Kho Tài Liệu Y Khoa
-
Đặc điểm Tâm Sinh Lý Của Trẻ 0 - 6 Tuổi - Trường Mầm Non Yên Hòa
-
Răng Sữa Của Bé Hình Thành Từ Khi Nào? - Vinmec