Đại Ca - Đam Mỹ Mới Hoàn

Đại ca

20161006

Tên gốc: 大哥

Tác giả: Priest

Thể loại: Hiện đại, niên hạ, ngụy huynh đệ, cường cường; Nữ vương thụ vs trung khuyển công mỗi tháng hóa cuồng khuyển vài ngày.

Chuyển ngữ: QT đại hiệp

Edit: Yển (thuyluunien.wordpress.com)

Beta: Thần Mông Quảng Đại (10 chương đầu) Những chương sau bạn Yển ôm

Tình trạng: Hoàn (69c+2PN) (11/10/2016)

————-

Giới thiệu

Gã thiếu niên Ngụy Khiêm, mười ba mười bốn tuổi không cha không mẹ, đèo bòng thêm con em cùng mẹ khác cha, cuộc sống khó khăn, đã thế lại còn nhặt được một thằng nhãi lang thang mặt dày bám dính lấy mình, đặt tên là Tiểu Viễn.

Ngụy Khiêm ngay cả nằm mơ cũng muốn trở nên nổi bật, là người coi tiền hơn mạng sống, nửa đời trước mình đồng da sắt cố lội ngược dòng, lấy công thành danh toại làm nhiệm vụ quan trọng nhất, vất vả lắm mới ngóc đầu lên được, tưởng rằng đã nhìn thấy bình minh của vận mệnh, ai ngờ Tiểu Viễn đột nhiên bị bệnh thần kinh – đặc biệt thích nam giới, còn chuyên môn dõi theo mình, quẹt thêm hai nét bút “bị – đại nghịch bất đạo” và “bị – dĩ hạ phạm thượng” cực kỳ bắt mắt trong cái cuộc đời chết tiệt này.

————-

Review (yanmai.wordpress.com)

Ờ, lại một bộ nữa của Pi đại: ))

Thực lòng thì mình rất thích Pi đại, thích cách chị ý xây dựng cốt truyện, thích những nhân vật muôn màu muôn vẻ của chị ý, thích hết =)) Nhưng vì trong bài review Sát Phá Lang mình đã nói quá nhiều rồi cho nên giờ mình chỉ focus on Đại ca thôi nhé.

Đầu tiên phải nói đây là một bộ chậm nhiệt văn. Tức là, ừm, nó không dành cho những bạn nào thích tình cảm nồng nhiệt bỏng cháy, ngược chết đi sống lại hay là hường phấn tung tóe. Đây là một câu chuyện thật, rất thật về một chàng trai tên là Ngụy Khiêm và hành trình giãy dụa muốn thoát khỏi vũng bùn của chàng trai ấy. Mình đã đọc kha khá truyện về người nghèo, nhưng chưa có bộ nào để lại cho mình ấn tượng sâu đậm như Đại ca. Bối cảnh Pi đại dựng lên có vẻ không đặc biệt, vẫn là một khu chung cư trát cứt gà sáp nghèo tơi nghèo tả, cũng là một số phận đời cay nghiệt khổ sở: mẹ là gái điếm, tuổi thơ bất hạnh do bị mẹ hành hạ, một tâm hồn sứt sẹo méo mó mang tâm lí phản xã hội….Thế nhưng cái cách Pi đại miêu tả lại đêm lại một cảm nhận rất khác. Cái bất hạnh nghèo khổ đau đớn của Ngụy Khiêm không chỉ được nói lên bằng mấy từ chung chung đơn giản, mà nó hiện lên, phản ánh qua từng suy nghĩ, từng hành động, từng thói quen của nhân vật. Cái nghèo ấy cũng không phải là nghèo thê thảm tang thương mà là nghèo đến cười ra nước mắt, cái chật vật khổ sở ấy giống như một bức màn đen để làm nổi bật lên những đức tính, những tình cảm cao đẹp của nhân vật. Đó là Ngụy Khiêm liên tục bì giày xéo như giun nhưng không bao giờ chịu đầu hàng mà luôn giãy dụa đứng dậy, đó là Ngụy Chi Viễn luôn ép mình phải lớn lên để gánh vác thay anh hai, đó là Tống Tiểu Bảo bình thường luôn ngốc nghếch nhưng lúc cần thiết lại rất hiểu chuyện, đó là Tam Béo nghĩa khí, là lão Hùng sợ vợ, à, còn cả bà Tống miệng lưỡi chua ngoa và “Thần Quy chân nhân” Mã Xuân Minh nữa. Qua ngòi bút thần sầu của Pi đại, những nhân vật đó hiện ra chân thực và sống động đến bất ngờ, hình thành nên một xã hội với đủ các mối quan hệ và tình cảm khác nhau, những mối quan hệ và tình cảm ấy giống như những sợi to mỏng, rất mỏng, đan cài vào nhau, hợp lí và logic đến không ngờ.

Lần này, thay vì nói nhân vật, mình thích nói đến những tình tiết, vì mình cảm thấy tính cách nhân vật trong truyện của Pi đại khá là sinh động, nó có sự vận động theo thời gian và tuổi tác, do vậy rất khó để khái quát lại được, mà trong khi đó, qua tình tiết, mình lại dễ cảm nhận được tính cách đó hơn. Ví dụ như đoạn Ngụy Khiêm gặp Ngụy Chi Viễn, khi đó Ngụy Chi Viễn chỉ là một đứa trẻ lang thang, đói rách đến mức phải giành đồ ăn của chó. Mình cứ tưởng Ngụy Khiêm sẽ động lòng trắc ẩn sau đó đưa Ngụy Chi Viên về nuôi, nhưng mà mình nhầm to. Ngụy Khiêm không hề thích Ngụy Chi Viễn, thậm chí khi Ngụy Chi Viễn theo về nhà thì còn chửi mắng thô tục, đánh đuổi em nó, không cho em nó bước vào nhà: < Nhưng đó mới đúng là tình cách của Ngụy Khiêm. Gã quá nghèo, gã quá khổ, sự khổ sở của gã không cho phép lương tâm gã thức tình. Hơn nữa, Ngụy Khiêm cũng thừa biết, gã không đèo bòng thêm ai khác được nữa. Nhưng một khi gã chấp nhận Ngụy Chi Viễn vào nhà rồi, thì gã coi cậu cũng y như em gái gã, đối xử hai đứa công bằng, không thiên vị người nào. Và cả đoạn cô giáo tìm đến muốn Ngụy Khiêm đi học lại, mặc dù vô cùng khao khát, khao khát muốn được tiếp tục theo học để vươn lên ánh sáng, rời khỏi con đường lao động chân tay để mặc áo blouse trắng, làm việc trong phòng thí nghiệm, nhưng Ngụy Khiêm lại từ chối, chỉ vì bốn chữ cơm áo gạo tiền. Gã không muốn ích kỉ cho mình mà làm khổ đến hai đứa em, không muốn chỉ vì con chữ của riêng mình mà hai em phải chịu đói rách. Ôi đọc đến đoạn ý mà muốn khóc lắm, thương lắm: < Mỗi một chi tiết trong truyện dù là rất nhỏ đều cảm động chết đi được, thật đấy, giọng văn không phải kiểu thảm thiết nặng nề mà là nhẹ nhàng, đôi lúc tưng tửng, nhưng đằng sau cái sự hài hước lại là sự chua xót đắng cay không nói nên lời.

So với hai nhân vật chính, không hiểu sao mình lại rất ấn tượng với nhân vật bà Tống. Lúc đầu khi bà ấy xuất hiện mình phải nói là cực cực kì ghét. Bà là bà nội của Tống Tiểu Bảo, từ quê lên, vốn là định nhờ cậy con trai nhưng lại phát hiện con trai đã chết, bà chỉ còn cách sống nhờ nhà Ngụy Khiêm. Bà thấy Ngụy Khiêm là lưu manh côn đồ, vì thế vô cùng ghét gã, bà luôn rủ rỉ dụ dỗ Tống Tiểu Bảo, nói bóng nói gió mỉa mai Ngụy Khiêm trước mặt con bé, bà muốn con bé ghét Ngụy Khiêm để dễ bề đưa con bé đi. Ngụy Khiêm lúc nào cũng nhịn, à không phải nhịn, mà là không thèm chấp, nhưng đến một lần bà chửi đến mẹ Ngụy Khiêm thì gã không chịu được nữa mà nhảy vào bóp cổ bà, sau đó bà dứt khoát đưa Tống Tiểu Bảo đi luôn. Ôi đm thề lúc ý mình lộn ruột ý, âm thầm rùa xả bà già này độc ác quá này nọ, ghét cả con bé Tiểu Bảo sao lại nỡ dứt áo phản bội ông anh nuôi nấng mình ngần ấy năm. Thế mà lúc sau tất cả bực tức ấy lại được Pi đại hóa giải một cách lạ kì. Tống Tiểu Bảo trốn về, sau đó bà Tống cũng về theo. Ngụy Khiêm nhường bà một nước, bà cũng nhường Ngụy Khiêm một nước. Bình bình đạm đạm sống cùng với nhau, dần dần cảm thông cho nhau và hình thành một thứ gọi là “gia đình.” Bà Tống hiểu được Ngụy Khiêm không phải là lưu manh côn đồ, ngoài miệng gã độc ác thế thôi nhưng thực chất trong lòng thương yêu các em nhiều lắm, bản thân gã cũng muốn thoát khỏi vũng bùn này để trở thành một con người. Còn Ngụy Khiêm cũng nhận ra bà Tống chỉ là một bà già nhà quê, cổ hủ, thương con thương cháu quá mà thôi. Bà ác miệng nhưng không ác lòng, sống với ba anh em, bà cũng biết chạy đôn chạy đáo bươn chải lo toan, biết nấu cơm giặt giũ chăm lo cho cả nhà, còn biết đấu khẩu chửi nhau với bà hàng xóm =)) Khi cô giáo đến thuyết phục Ngụy Khiêm đi học lại, bà cũng là người vui nhất, hào hứng nhất, chỉ hận không thể đạp bay Ngụy Khiêm đến trường cho rồi. Hễ cứ ra ngoài là bà lại khoe Ngụy Khiêm giỏi giang thế này thế nọ, giống như sợ người ta không biết cháu bà giỏi không bằng, làm Ngụy Khiêm xấu hổ muốn chết, nhưng lại không kìm được mỉm cười hắng giọng gọi một tiếng “bà nội, về thôi”. Hình ảnh người bà lúc này hiện lên thật đẹp, thật chân thật, khiến mình không khỏi nghĩ đến bà nội của mình. Đó là người bà chân chất, quê mùa, suốt đời làm lụng vì con vì cháu, đến lúc sung sướng rồi vẫn quen khổ như xưa. Đó là người bà sẽ lo lắng hốt hoảng khi nghe tin cháu đi bụi, nhưng khi cháu về rồi lại cầm chổi vừa khóc vừa đánh chửi cháu. Một người bà như vậy, mình cứ nghĩ là sẽ có một cái kết thật đẹp, giống như Ngụy Khiêm nói, nếu bà chưa chết thì sẽ cố hết sức để cứu bà sống lại, còn nếu bà chết rồi thì sẽ làm một đám tang thật hoành tráng. Nhưng cuối cùng thì sao, cuối cùng bà Tống lại vì không muốn làm gánh nặng cho con cháu mà bỏ đi, bỏ đi thật xa, chết ở đâu cũng không biết. Có thể nói sự bỏ đi của bà và mẹ Mặt Rỗ gây ám ảnh cho mình suốt truyện, sự ra đi của họ vừa giống như thật cao thượng, lại vừa giống như thật tàn nhẫn.

“Chị à.” Mẹ Mặt Rỗ nói, “Nhân bọn trẻ đều vắng nhà, tôi phải đi đây, nếu không đi, trời sẽ ấm lên, tôi lại phải đợi đến sang năm.”

Trời ấm, người lang thang sẽ không dễ chết.

“Tôi sang chào chị một câu.” Nói xong bà điều khiển xe lăn đi đến thang máy một cách khó khăn.

Đúng lúc này, bà Tống đột nhiên lên tiếng gọi lại: “Dì nó ơi!”

Mẹ Mặt Rỗ quay đầu lại nhìn bà lão.

Môi bà Tống run run rất lâu: “Tôi… tôi đi, đi cùng dì.”

Mẹ Mặt Rỗ giống như sớm đoán được, chẳng hề giật mình: “Đi thôi chị.”

Cứ thế, trong cái đêm lạnh giá tuyết sắp rơi, cả hai dắt nhau đi khỏi tầm mắt mọi người, không còn xuất hiện nữa.

Bà Tống đến từ Trung thu, đi vào đầu xuân, mang theo chút tôn nghiêm và thể diện cuối cùng.

“Tôi tốt xấu gì cũng biết vài chữ, viết được di thư, còn để lại một phong thư nữa đấy.” Trên đường, mẹ Mặt Rỗ nói với bà Tống như thế.

Bà Tống hỏi: “Trên thư viết gì vậy?”

“Viết là ‘tôi chưa chết, tôi chỉ đi thôi’.”

Không phải tử biệt, chỉ là sinh ly.

Đớn đau và hạnh phúc, sống không ôm được, chết chẳng mang theo.

Chỉ có hoàng hôn hoa mỹ mà vô thượng. – Trích từ bài thơ Hoàng hôn mùa thu của Hải Tử.

Còn về tình cảm của nhân vật chính ấy à, ừm, Ngụy Khiêm tuy là người gai góc thật, nhưng vỏ quýt dày có móng tay nhọn, Ngụy Chi Viễn lại có được sự ẩn nhẫn và kiên trì tuyệt đối. Thực ra dạo này mình rất thích niên hạ dưỡng thành, mình thích cái kiểu một người không cam lòng chịu sự bảo vệ của một người, do đó bức bách mình lớn lên, bức bách mình trưởng thành để che chở lại người kia. Trường Canh và Cố Quân như thế, Ngụy Chi Viễn với Ngụy Khiêm cũng thế. Vì một người mà cố gắng trở nên cường đại, đó là một ước nguyện đẹp đến mức nào.

Lý tưởng của anh vốn là làm một nhà khoa học, mặc blouse trắng đi lại trong phòng thí nghiệm, ghi chép các loại số liệu, làm luận văn, đánh tài liệu, nghiên cứu nọ kia, mỗi ngày ăn cơm cũng nghiên cứu, ngủ cũng nghiên cứu, trừ nghiên cứu thì chẳng để tâm đến chuyện gì, khỏi phải lo cơm áo gạo tiền.

Ngụy Khiêm nói, rồi cứ thế ngủ thiếp đi trong chiếc xe có độ ấm thích hợp.

Ngụy Chi Viễn chậm rãi đậu xe ven đường, hạ ghế xuống, kéo tấm chăn ở ghế sau đắp cho anh, lại dém giúp anh, sau đó vén tóc anh lên rồi cúi người đặt một nụ hôn trên trán, trong tình huống anh đã không còn nghe thấy, thỏa mãn mỉm cười đáp rằng: “Được ạ!”

Anh thích làm sao thì làm.

Từ nay về sau, chúng ta chỉ có tử biệt, không còn sinh ly nữa – Tiền Chung Thư.

Tóm lại là, mình rất thích truyện này và muốn recommend cho các bạn đọc thử, thế thôi: ))

——————

Review (phuanhcac01.wordpress.com)

Đánh giá ****

Bữa trước đọc được review truyện này dài ơi là dài mà cũng rất đầy đủ của một bạn, nhưng giờ sao tìm lại không thấy (oải) ~> đành phải ngồi gõ lạch cạnh review lại cho các bạn (▰˘◡˘▰)

Ngụy Khiêm là kết quả của một tội ác, cha y cưỡng hiếp mẹ y và có y, sau đó ông ta đi bóc lịch vì tội cưỡng dâm. Còn mẹ y là một thiếu nữ rất xinh đẹp nhưng tiếc là hồng nhan bạc phận, từ một cô nữ sinh trong sáng bà sa đọa hành nghề bán thân để nuôi con. Có lẽ chính vì vậy nên tính cách của bà trở nên vặn vẹo. Nhân vật này xuất hiện ít nhưng lại gây cho mình cảm xúc rất khó tả a.

Ấn tượng về câu chuyện cổ tích bà kể cho Ngụy Khiêm vì câu chuyện đó dường như ám ảnh bà và đi theo Ngụy Khiêm suốt cả cuộc đời. Câu chuyện dạy cho Ngụy Khiêm biết một điều, nếu việc tốt bỗng nhiên đến với y mà y lại đắm chìm trong đó thì có nghĩa là, y sắp bị nó gặm nuốt giết chết. Câu chuyện đó giúp Ngụy Khiêm thoát khỏi âm mưu của ông trùm xã hội đen tự xưng là anh em tốt của y và cũng làm cho y trở nên mạnh mẽ độc lập hơn, nhưng nó cũng khiến cho người ta ngậm ngùi vì cái kết của mẹ Ngụy Khiêm.

Phần một của truyện hay thiệt luôn, nó nói về cuộc sống khó khăn vất vả của cậu bé Ngụy Khiêm mười ba tuổi phải cắn răng bỏ học để đi kiếm sống nuôi em gái và thêm một đứa em trai (công) của nợ. Tả về cuộc sống dồn y vào bước đường cùng và khiến y phải ra những quyết định khó khăn, mạo hiểm tính mạng. P/s: thích nhất là mấy đoạn công và thụ tính kế giết người không dao í ╮[╯▽╰]╭

Có lẽ do phần một thật hay nên càng về sau, lúc công và thụ phất lên rồi, thoát khỏi cuộc sống khó khăn rồi thì cảm giác nó không còn được hay + sâu sắc như phần đầu nữa.

Tính cách của công sau này mình không thích lắm, anh thích y mà chẳng dám theo đuổi. Nhiều khi công có lối suy nghĩ rất điên cuồng, nhưng mỗi lần cứ ngỡ công bùng nổ tới nơi rồi, quyết định theo đuổi y rồi – ta ngồi hóng a hóng a hóng – cuối cùng chẳng có gì xảy ra ~> sâu sắc cảm nhận được cảm giác “ta đã tụt quần rồi mà ngươi cho ta xem cái này sao” *quỳ lạy*. Tụt hứng hai ba lần nản luôn ~.~

Cơ mà cuối cùng thì cũng HE ».«~ Đề cử cho mọi người a O(∩_∩)O

————-

Review (vantrinh0131)

Truyện cực kì hay Thể loại hiện đại, hiện thực, có hài hước có đau khổ mất mát. Sự việc diễn biến hợp lí, không cường điệu hóa năng lực, tính cách nhân vật.

Ngụy Khiêm vất vả từ bé, sống trong gia đình chắp vá thiếu thốn tình cảm, sau đó phải cáng đáng một đứa em gái cùng mẹ khác cha, một thằng em bụi đời tứ cố vô thân lẽo đẽo đi theo đòi sống cùng nhà & một “bà nội” nên tính cách mạnh mẽ, trách nhiệm, liều mạng & có phần gia trưởng. Rất nhiều sự việc diễn ra xoay quanh cái nhà này & những người anh em thân thiết như Tam Béo, Mặt Rỗ … để thấy được quá trình phấn đấu sinh tồn cũng như cuộc sống đời thường của Khiêm nhi.

Và quá trình chấp nhận tình cảm từ thằng em cũng rất gian nan & lâu dài, sau rất nhiều mất mát trong cuộc sống Khiêm nhi mới suy nghĩ & chấp nhận tình cảm ấy. Biến đổi trong nhận thức & tình cảm được miêu tả sâu sắc, uyển chuyển, phù hợp & tinh tế.

Chi Viễn là trẻ lang thang, sau mấy lần được Ngụy Khiêm đi qua bãi rác thì vứt cho cái bánh bao nên lẽo đẽo theo về nhà đòi ở cùng. Thằng bé lì lợm tìm mọi cách để chứng minh với Ngụy Khiêm nó có thể tự nuôi thân, chỉ mong được ở lại, & khi được chấp nhận thì cực kì tự giác, chăm chỉ, ngoan ngoãn với nỗi lo nơm nớp liệu mình có bị “đá” ra không. Bao nhiêu năm trong tâm trí Chi Viễn, hình ảnh của Ngụy Khiêm vẫn là lớn nhất, quan trọng nhất, dù học hay làm đều cố gắng hết sức. Từ lúc nhận ra tình cảm khác biệt dành cho anh cả thì vừa bối rối vừa mong mỏi, nơm nớp lo sợ xen lẫn mong ước tình cảm ấy được chấp nhận. Rất nhiều, rất nhiều năm dằn vặt đau khổ lo sợ mong mỏi, muốn quên mà k quên được. Biến đổi tâm lí được miêu tả vô cùng chân thật, sâu sắc & cảm động.

Vì hoàn cảnh gia đình nên Khiêm nhi mới mạnh mẽ như vậy, tính cách nữ vương cũng k khó hiểu. Còn Chi Viễn thì ai đọc đoạn trên đừng quá xúc động, nó bỉ bựa biến thái lắm đó )))))))))) Anh nó chỉ độc mồm độc miệng thôi, k bì kịp với sự bị bựa của nó đâu

Mình chẳng giỏi văn chương nên chỉ nói đc thế này, mn tốt nhất đọc truyện để cảm nhận 1 tác phẩm tuyệt vời dư lày: ゚。+━ヾ((○*´∀`*))ノ゙━+。゚:

————

Review (by hoalongphongvan)

Phong giới thiệu truyện này lâu rồi mà j mới đọc xong, review vài dòng…

Truyện này khá hay, đáng đọc, mình chấm 8/10, là hiện thực văn, dưỡng thành, thanh thủy 100% nên niên thượng hay niên hạ tự đọc giả tưởng tượng… 90% truyện là dành cho quá trình vượt khó, vươn lên làm giàu của Đại ca; 10% là dành cho tình yêu thầm kín, biến thái của nhị ca. Truyện này mạch văn và tứ truyện na ná giống Dưỡng Phụ của Thủy Thiên Thừa, bối cảnh đô thị.

Ngụy Khiêm được xây dựng mang toàn bộ những nét đặc trưng của “Đại Ca”: cực kì gia trưởng, cục tính, thô lỗ nhưng sống có trách nhiệm với gia đình, nghĩa khí với chiến hữu. Xót xa cho một đứa trẻ có ba là tên tù phạm tội hiếp dâm còn mẹ là “gà”. Cả quãng đời thơ ấu, Ngụy Khiêm luôn băn khoăn có nên giết chết mẹ mình để giải thoát cho bản thân và em gái hay không? Sau khi mẹ chết vì chích thuốc phiện quá liều, Ngụy Khiêm gánh trách nhiệm chăm sóc em gái 1 cách thản nhiên, và sau này là thêm 1 số phận lạc loài khác, tiểu Viễn, vốn bị bắt cóc khỏi gia đình, sau đó trốn được, lưu lạc tới khu ổ chuột. Lúc gặp nhau, Ngụy Khiêm khoảng 13t còn Ngụy Chi Viễn khoảng 5t (tên cũng do Ngụy Khiêm đặt). Sống trong hoàn cảnh khó khăn đó, nhưng Ngụy Khiêm luôn cố gắng vươn lên, k muốn làm lưu manh, làm XHĐ…Ngụy Khiêm luôn cố gắng mỗi ngày đến trường, học tốt, mong sẽ đổi đời, sẽ học đại học, rồi học lên cao, sau đó mặc áo blouse trắng, đứng trong 1 phòng thí nghiệm nghiên cứu cái gì đó….Ước mơ là thế, nhưng khi đối diện với hiện thực phủ phàng, Ngụy Khiêm đành nghỉ học, kiếm tiền lo gia đình, nhường cơ hội học hành cho 2 đứa em.

Tiểu Viễn từ nhỏ đã kính trọng và ỷ lại vào Đại ca, người duy nhất thu nhận và tốt với cậu. Tuy nhiên, với tính cách cục cằn và gia trưởng, Ngụy Khiêm lại không tạo được cảm giác an toàn cho đứa em mình. Lúc nào Tiểu Viễn cũng cố gắng ngoan ngoãn, trầm lặng, k gây chuyện, chăm chỉ dọn dẹp nhà cửa, thường xuyên lụm ve chai để cải thiện thu nhập…nhằm để cho Ngụy Khiêm k đuổi cậu đi. Khi nhà hết tiền, Ngụy Khiêm phải đi đánh võ đài, Tiểu Viễn chạy theo…”Anh bán em lấy tiển đi…” . Tiểu Viễn trưởng thành, học cực giỏi, vào ĐH, xây dựng sự nghiệp thành công nhưng sự tổn thương, bất an trong quá khứ thì còn mãi, nó tạo nên 1 tính cách âm trầm, chấp nê bất ngộ, “cuồng anh trai”. Vào năm 14t, khi giết người, cậu xem được GV lần đầu tiên và nhận ra mình mê luyến anh trai. Càng cố đè nén thì càng muốn thổ lộ, lo được lo mất…Diễn biến tâm lý của Ngụy Chi Viễn được tác giả viết rất hay, có mê luyến, có cuồng, có âm trầm tính kế, có nhẫn nại chịu đựng…cuối cùng hòa tan được trái tim của Đại ca, vốn là trai thẳng 100%. Truyện HE cho tất cả các nhân vật ở PN.

Truyện này sử dụng bàn tay vàng hơi quá tay 1 chút ở quá trình 2 anh em tạo dựng sự nghiệp, thành công nối tiếp thành công, công ty lớn, rồi tổng tài…Chắc lưỡi, truyện ĐM mà, chấp nhận.

Thích nhất nhân vật Tống nãi nãi, bà già quê keo kiệt, độc mồm độc miệng nhưng yêu thương con cháu hết lòng. Thích Hùng ca, hòa thượng tham tiền, chung tình…

———–

Review (by contrun)

Cũng bỏ 1 phiếu đề cử cho truyện này. Hiện thực hướng & bàn tay vàng tưởng như mâu thuẫn nhưng ở đây lại kết hợp 1 cách hài hòa, khiến fan của thể loại nào vào đây xem cũng ko thấy khó chịu (trong đó có ta – thích ấm áp hơn hiện thực trần trụi).

1 điểm cộng thật to cho truyện là dàn nhân vật chính hay phụ đều được đắp nặn rất rõ nét, khiến ta vừa thương vừa ghét. Kết thúc cho mỗi người dù HE hay BE cũng khá logic, phù hợp với tính cách của họ. Đặc biệt ấn tượng với Tống nãi nãi. Ban đầu ghét bà ghê luôn ý, cứ thấy ở bà hình ảnh 1 bà nhà quê ích kỷ, cố chấp. Nhưng rồi dần dần, ta lại thấy hình ảnh 1 người phụ nữ chịu thương chịu khó vì gia đình, biết mình ít học nên muốn làm tất cả để các cháu (dù có đứa ngang hông) được học hành tới nơi tới chốn, sau đó con cháu thành đạt thì chỉ khoe ra với hàng xóm một cách rất… nhà quê, chứ ko lợi dụng 1 đồng 1 xu nào từ con cháu. Khi bà chọn bỏ đi để giữ lại 1 chút tôn nghiêm, dù ban đầu chính bà cũng phản đối lựa chọn đó… ta cũng thấy buồn man mác (nhẹ thôi, vì ta phần nào cũng thấy đó là sự giải thoát cho bà).

Điểm cộng thứ 2 là cách xây dựng diễn biến câu chuyện theo kiểu “thả rông”. Mọi người đều được tự do chọn lựa con đường của mình, thành – bại họ tự chịu. Những người chung quanh chỉ đóng vai trò khuyên nhủ, hướng dẫn, chứ ko có ai nổi máu thánh nhân ép người khác phải làm cái này cái nọ (đúng ra anh Khiêm lâu lâu có độc tài với em Bảo một chút, nhưng rồi cũng tự hiểu ra rồi cố gắng khắc phục). Nhờ vậy dù truyện có thăng có trầm nhưng ta đọc khá thoải mái.

Cảm ơn Priest cũng như Kin đã giới thiệu 1 tác phẩm hay thế này. Nhờ nó, có lẽ ta sẽ tập tành bước vào thể loại văn hiện thực mà (trước giờ chỉ thấy giới thiệu có 2 chữ hiện thực là chạy thôi). Nếu Kin có những bộ hiện thực “nhè nhẹ” kiểu này thì giới thiệu ta nha, để làm quen trước đã. Dạo này bắt đầu chán yy quá lố và phun tào một chiều rồi, muốn xem cái gì đó “thật” hơn, toàn diện hơn 1 chút.

————

Link: https://thuyluunien.wordpress.com/hoan-thanh/dai-ca/

Từ khóa » đại Ca - Priest H