Đại Giới đàn Là Gì? Giới đàn đầu Tiên được Kiến Lập ở đâu? - Trầm Tuệ
Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập từ năm 1981 đến nay, các tỉnh thành trong cả nước liên tục tổ chức các Giới đàn truyền giới cho Tăng Ni và Phật tử tại gia, với trách nhiệm: “Tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”, thực hiện tính kế thừa tre già măng mọc, nhằm duy trì mạng mạch giáo pháp của Như Lai.
Giới đàn là gì?
Giới đàn (戒壇): Nơi để cử hành nghi thức thuyết giới, truyền giới và thọ giới. Truyền giới và thọ giới là hoạt động đặc thù của Tăng già trong ngành Tăng sự Giáo hội, được xem là Phật sự quan trọng.
Đàn là khoảnh đất được đắp hơi cao hơn mặt đất trong giới trường.
Giới trường chỉ cho nơi truyền giới, nơi thực hiện các pháp Yết-ma của Tăng sự: là khuôn viên nhỏ, thường là Chánh điện của ngôi chùa được chọn làm điểm truyền giới. Khuôn viên Đại Giới đàn (thường là ngôi chùa) thì có “tam trùng” gồm: tiểu giới (giới trường - thường là Chánh điện), đại giới (khuôn viên chùa), phi giới (một khoảng cách giữa tiểu giới và đại giới). Giới tử, Giới sư, công quả giới đàn… chỉ có thể vào sinh hoạt trong phạm vi đại giới.
Nghi thức kết Tam trùng cương giới (Giới trường, tướng nội và ngoại của đại giới) (Nguồn: Báo Giác Ngộ)
Chúng ta có thể dùng từ: Đàn giới, Đại giới, Tuyển Phật trường, Đàn tràng truyền giới, trụ xứ truyền giới… chỉ cho một nơi rộng lớn có thể sinh hoạt cộng đồng.
Đại Giới đàn Pháp Loa 2017, tại Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức (An Phước, huyện Long Thành, Đồng Nai) (Nguồn: Báo Phật giáo)
Nguyên lai, Giới đàn vốn không cần xây cất nhà cửa, chỉ cần kiết giới, làm dấu ở bất cứ chỗ trống nào cũng được; nhưng để đề phòng gió mưa, lúc hành pháp sự có thể kiết giới thụ giới trong chùa. Xưa kia, thời cổ đại Ấn Độ thường tác pháp ngoài trời mà không lập đàn riêng.
Về việc Giới đàn đầu tiên được kiến lập, theo Thích Thị Yếu Lãm (釋氏要覽, Taishō Vol. 54, No. 2127) quyển Thượng, có ghi lại rằng: Bồ Tát Lâu Chí (樓至) thỉnh ý Đức Phật xin thiết lập Giới đàn ở phía Đông Nam ngoại viên Tịnh xá Kỳ Viên để truyền giới cho Tỳ-kheo và được Ngài hoan hỷ chấp thuận.
“Tây Thiên Kỳ Viên, Tỳ-kheo Lâu Chí thỉnh Phật lập đàn, vi Tỳ-kheo thọ giới Như Lai ư viên ngoại viện Đông Nam, trí nhất đàn, thử vi thỉ dã.
(西天祇園、比丘樓至請佛立壇、爲比丘受戒、如來於園外院東南、置一壇、此爲始也)
Kỳ Viên ở Tây Thiên [Ấn Độ], Tỳ-kheo Lâu Chí xin Phật thiết lập Giới đàn để truyền thọ giới cho Tỳ-kheo; đức Như Lai thiết lập một đàn ở phía Đông Nam ngoài Kì Viên; đây là khởi đầu)”.
Về hình thức Giới đàn, căn cứ vào giới đàn chùa Na-lan-đà ở Ấn Độ được miêu tả trong Đại Đường Tây Vực Cầu Pháp Cao Tăng Truyện, quyển thượng của Ngài Nghĩa Tịnh thì giới đàn này “Vuông vức mỗi bề hơn 3m”, chung quanh được xây một bức tường gạch, cao khoảng 0,60m, chỗ ngồi trong tường cao khoảng 0,15m.
Đại giới đàn là gì?
Trong Phật giáo có rất nhiều lễ hội, nhưng lễ hội quan trọng nhất vẫn là lễ hội Đại Giới Đàn (còn gọi là pháp hội). Bởi vì pháp hội Đại Giới đàn là ngày hội lễ tổ chức tuyển người làm Phật. Trong giới đàn có một hội trường để cho các vị Giới sư truyền giới cho các vị Giới tử, nơi ấy có bảng hiệu “Tuyển Phật Trường”.
Trong nội viện của Tuyển Phật Trường, còn có một nơi chốn thiêng liêng khác, mà nếu không phải là Giới sư, Giới tử, người hộ đàn (đã kiết giới) thì không được vào, đó là giới đài. Ngày xưa giới đài thường trang hoàng thiết trí ở ngoài trời, tựa như đàn Nam Giao ở Huế, nhưng thời nay không tổ chức ngoài trời nữa mà tổ chức bên trong nội viện của chùa. Nơi giới đài có tấm bảng với hai đại tự Thanh Giới, thường là viết bằng chữ Hán, mà phải là người đạo cao đức trọng, giới thể thanh tịnh mới viết hai chữ này.
Nói về ý nghĩa của Đại Giới đàn, HT.Thích Minh Thông - Phó Trưởng ban Tăng sự T.Ư, vị giáo phẩm am tường Luật tạng hiện nay, được cung thỉnh làm Luật sư của nhiều Đại Giới đàn, chia sẻ:
"Đối với người xuất gia, việc thọ giới là một yếu tố quan trọng trong cả quá trình tu tập. Việc này ảnh hưởng đến hành sự, tu tập của chính vị Tăng sĩ đó. Bởi vì, có đắc giới thì vị ấy mới có giới thể thanh tịnh, được các vị thần hộ giới bảo vệ; giới đức cũng từ nền tảng đó mà phát sanh trong quá trình tu tập, hành trì giới luật của Phật sau khi thọ giới.
Nói như vậy để thấy việc thọ giới, đắc giới rất quan trọng đối với người xuất gia - bậc được Đức Phật gọi là Chúng trung tôn, thầy của trời và người. Để người cầu giới được đắc giới thể thanh tịnh thì ba yếu tố cốt tủy phải bảo đảm xuyên suốt trong quá trình tổ chức Đại giới đàn: Giới tử phát tâm dõng mãnh, Giới sư thanh tịnh và Đàn tràng trang nghiêm. Ba yếu tố này gắn bó mật thiết với nhau. Bên cạnh đó, việc truyền giới phải như pháp, như luật (bạch tứ Yết-ma, bạch nhị Yết-ma phải đúng và đủ).
Tham khảo:
- Đồng Nai: Ban trị sự Phật giáo tỉnh sẽ tổ chức Đại Giới Đàn Thiện Hoa vào tháng 4/2022
- Lược sử sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - Phật hoàng Trần Nhân Tông
- Hành trình về nguồn 2019
- Trầm Tuệ - Hành trình về chốn Tổ
- Hành trình Trở về bản tâm 2021
TRẦM TUỆ: LAN TỎA NIỀM TIN - SẺ CHIA CHÂN THẬT
Thương Hiệu Bán Trầm Hương Đốt Vi Sinh Uy Tín Việt Nam
Từ khóa » đắc Giới Là Gì
-
Đắc Giới Trang Nghiêm - .vn
-
Ý Nghĩa 'Thọ Giới' Trong Phật Giáo - .vn
-
Giới Là Gì ? Ngũ Giới (Pañca- Sīla) Trong Đạo Phật được Hiểu Như Thế ...
-
Đại Giới đàn: Những Vấn đề Cần Quan Tâm, điều Chỉnh
-
Kiến Tánh - Đắc Giới - Đắc Pháp - Đắc Đạo - Diễn Đàn Phật Pháp
-
Thọ & Đắc Đại Thừa Bồ Tát Giới - Luật - THƯ VIỆN HOA SEN
-
Ý Nghĩa Danh Xưng Phẩm Vị, Chức Sự Trong Đại Giới đàn | Phật Giáo ...
-
A-la-hán – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phật Giáo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nếu Trúng Số độc đắc Bạn Sẽ Làm Gì
-
Ý Nghĩa Thọ Giới (thuyết Giảng Tại Chùa An Phước) | Thư Viện | Sách
-
Giới Luật Là Nền Tảng Căn Bản Của Phật Pháp
-
Ban Tin Ky 1-2009 : Giới Thể Vô Biểu Là Gì ?